29/03/2014 09:10 am
Việc luyện đề không chỉ giúp các bạn củng cố kiến thức mà còn biết được khả năng của mình để điều chỉnh phương pháp ôn luyện cho hợp lý. Vậy nên bắt đầu luyện đầu luyện đề từ đâu và luyện đề như thế nào? Hãy cùng tham khảo một số tip dưới đây nhé! Tìm đề thi ĐH để luyện Trước hết các sĩ tử hãy tìm đề thi ĐH các năm trước thuộc khối thi của mình để luyện. Hầu như cấu trúc đề thi, phương thức ra đề… của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở các năm không khác nhau nhiều nên việc luyện nhiều đề thi ĐH các năm trước sẽ giúp bạn dễ dàng nắm được đề thi có những phần gì, thường gồm những kiến thức nào… Hãy luyện đề như đi thi thật Điều này sẽ giúp sĩ tử cảm thấy tự tin hơn, chủ động hơn về thời gian và tâm lý khi đi thi thật, đồng thời cũng giúp sĩ tử đánh giá được khả năng của mình một cách chính xác nhất. Hãy bắt đầu từ việc chọn nơi yên tĩnh và bắt tay vào luyện đề với sự nghiêm túc và tập trung cao độ, tưởng tượng như mình đang ngồi trong phòng thi và làm bài thi ĐH; đừng quên bấm thời gian như đi thi thật, trong đó 90 phút với bài thi trắc nghiệm và 180 phút đối với bài thi tự luận. Mỗi môn nên luyện ít nhất 2 đề thi/ngày Sau khi nắm vững kiến thức cơ bản, các sĩ tử nên tập trung ôn luyện kỹ càng các chuyên đề và bắt tay vào làm các đề thi ĐH với ít nhất 2 đề/ngày đối với từng môn Bạn Lương Văn Thiện gợi ý các bạn nên luyện 2 đề thi/ngày. Theo chia sẻ của bạn Lương Văn Thiện - sinh viên lớp Kỹ sư tài năng ĐH Bách Khoa Hà Nội (từng thi đỗ hai trường: ĐH Bách Khoa HN, trường ĐH Y Hà Nội) và có nhiều năm kinh nghiệm gia sư cho các bạn đang ôn thi ĐH, những học sinh có lực học khá, giỏi có thể luyện nhiều hơn để củng cố kiến thức và quen với việc hoàn thiện một bài thi ĐH. Đừng hoảng hốt khi gặp câu khó Trong quá trình luyện đề, không ít bạn gặp những câu hỏi, bài tập khó và lạ thường rất hoang mạng, thậm chí có bạn từng luyện những đề trắc nghiệm mà tất cả các câu khó đều dồn ở mặt đầu tiên nên tâm lý vô cùng hoảng hốt. Bạn Nguyễn Trần Thanh Danh - thủ khoa đại học Ngoại thương năm 2013 Theo kinh nghiệm của bạn Nguyễn Trần Thanh Danh - thủ khoa ĐH Ngoại thương 2013 - trong trường hợp này, các sĩ tử nên hết sức bình tĩnh và tạm bỏ qua ngay lập tức nếu thấy chưa thể làm được hoặc việc tìm ra lời giải cho đó mất quá nhiều thời gian. Khi đã hoàn thành các câu dễ hơn thì quay lại làm các câu đó, nếu là môn trắc nghiệm mà bạn “bó tay” không thể tìm ra đáp án thì có thể cân nhắc đáp án dựa vào phán đoán, xác suất. Tổng kết sau khi luyện đề Các sĩ tử thường có thói quen luyện xong đề, tra đáp án để chấm mình đạt bao nhiêu điểm rồi… thôi, mà quên mất một bước cực kỳ quan trọng là tổng kết lại sau khi luyện đề. Theo Thethaohangngay |