09/05/2014 14:39 pm
“Chuyện nhỏ, không phải lo!”Bạn Nguyễn Chiêu Khanh (12C3, THPT Nguyễn Chí Thanh, Q. Tân Bình): “Cô của mình đã bắt đầu ôn thêm phần ngữ pháp như sửa lỗi câu, lỗi chính tả. Giáo viên là người nắm chắc nhất cách ra đề nên mình cứ ôn tập theo sự hướng dẫn của cô thôi, cũng không quá lo đâu.” Hoàng Thu Hương (12 Nga, THPT chuyên Amsterdam – Hà Nội, Hà Nội): “Phần đọc hiểu là kiến thức tụi mình được học từ lớp 9 nên cũng dễ kiếm điểm, còn bài cảm thụ, nghị luận thì vẫn làm theo hướng cũ. Vậy nên mình nghĩ việc thay đổi không làm khó chúng mình lắm đâu, cứ học như bình thường là được.” Trịnh Minh Hiếu (12A2, THPT Nguyễn Huệ, Q.9): “Mình theo học lớp ôn thi môn Văn ngay từ đầu năm nên nắm khá chắc về nội dung, biện pháp nghệ thuật của các tác phẩm. Việc của mình bây giờ là dành thêm thời gian luyện đọc hiểu bằng cách tự tổ chức học nhóm dò bài cho nhau.” Đinh Thị Thùy Trang (12D3, THPT Trần Biên, Đồng Nai): “Thầy đã cho tụi mình làm thử đề dạng mới và lớp mình ai cũng thấy thích thú vì nó ứng dụng, thực tế, không phải học thuộc lòng mà vẫn dễ kiếm điểm. Nên dù chỉ còn 1 tháng rưỡi là đến kì thi nhưng mình tin là vẫn ôn kịp thôi." Cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn thay đổi các sĩ tử khá khó khăn trong việc ôn luyện “Xắn tay áo” tự ôn ngay và luônMinh Đức (lớp 12A1, THPT Củ Chi, H.Củ Chi): “Mình tập trả lời câu hỏi bên dưới các tác phẩm trong sách giáo khoa trước, sau đó tóm tắt ý chính và làm dàn ý để dễ nhớ bài hơn”. Châu Bội Dinh (12A2, THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.11): “Mình xem lại kiến thức trong sách giáo khoa lớp 9 để nắm chắc các điểm ngữ pháp. Sau đó mỗi ngày mình đọc 1 – 2 văn bản bên ngoài sách giáo khoa, chẳng hạn như một bài báo, một bài thơ, và thử tìm biện pháp nghệ thuật, hoặc chỉ ra lỗi sai trong đó.” Trần Lê Minh Trúc (12 Văn, trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQGTPHCM, Q.5): “Đối với phần viết văn bản, mỗi ngày mình đọc ít nhất 2 tờ báo để nắm bắt tình hình thời sự, nhất là những sự kiện liên quan đến tuổi chúng mình vì có thể được đưa vào đề thi.” Nguyễn Anh Khoa (12A5, THPT Gia Định, Q. Bình Thạnh): “Mỗi ngày, mình và 1 người bạn thân cùng nhau đọc 1 tác phẩm ngoài sách giáo khoa như truyện, thơ… rồi tự rút ra ý chính, biện pháp nghệ thuật, sau đó trao đổi với nhau để so sánh.” Thầy cô “tiếp chiêu”Thầy Phạm Quốc Đạt (giáo viên Văn trường THPT Võ Trường Toản, Q.12) dặn dò: “Khi ôn các tác phẩm, mình có thể vẽ sơ đồ tư duy với nội dung như bài này có mấy ý chính, mấy biện pháp tu từ, hoàn cảnh ra đời… cho dễ nhớ. Ngoài ra, các em còn có thể tự học nhóm, tập đưa ra những câu hỏi để chất vấn nhau, từ đó hiểu sâu và nhớ bài kĩ hơn.” Cô Mai Tuyết Vân (Phó hiệu trưởng THPT Phước Long, Q.9) cho biết: “Theo cô đề Văn năm nay sẽ không khó, nhưng khó được điểm cao. Trường cũng đã thống nhất không dò bài các bạn nữa, mà tăng cường luyện tập 3 kĩ năng: Đọc hiểu văn bản, ngữ nghĩa, luyện hiểu biết về từ ngữ cú pháp, nhận diện biện pháp tu từ. Ngoài ra, các bạn cần phải hiểu bối cảnh lịch sử của tác phẩm, nắm vững từng giai đoạn văn học như trước 1945, sau 1975... Liên tưởng, xâu kết nhiều vấn đề trong một hay nhiều tác phẩm cũng là một kĩ năng quan trọng cần có, ví dụ như so sánh hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Chiếc thuyền ngoài xa”, hay tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc. Cấu Trúc Đề Thi Ngữ VănTrước đó, ngày 15/4 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành văn bản hướng dẫn ôn thi Tốt nghiệp THPT năm 2014 đối với môn Ngữ Văn. Cụ thể, đề thi đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. - Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như: + Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản; + Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản; + Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng. - Các câu hỏi phần Viết tập trung vào: + Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết), nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề văn; + Các kĩ năng viết (đúng chính tả; ngữ pháp, viết theo phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát triển ý; bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập…); + Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh của các tình huống khác nhau (vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống). Theo Thethaohangngay |