Sáng nay 2/6/2013, các thí sinh đã hoàn thành xong bài thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2013. Tham khảo ngay đáp án chi tiết đề thi tốt nghiệp môn văn hệ GDTX năm 2013.
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013 Môn Ngữ Văn hệ GDTX cụ thể như sau:
Download đề thi tốt nghiệp môn Văn hệ GDTX năm 2013 tại đây.
Đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn hệ GDTX do Ban Tuyensinh247 tổng hợp và giải: Có ngay sau khi kết thúc 150 phút làm bài thi. ( cập nhật 10h ngày chủ nhật - 2/6/2013)
Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê.
Ông Già Và Biển Cả thuật lại một câu chuyện xảy ra ở bờ biển Nam Mỹ, ngoài khơi hải đảo Cuba. Ông lão đánh cá Xăngchiagô (Santiago) đã già lắm rồi. Ông mơ ước đánh được một mẻ cá lớn, xứng đáng với uy danh một thời của ông ngày còn trai trẻ. Một mình một con thuyền ông ra khơi quyết lập một chiến công rạng rỡ cuối cùng. Trải qua nhiều ngày lênh đênh mặt bể, gian nan, vất vả, ông lão đánh được một con cá lớn chưa từng thấy. Nhưng sau đó, trên đường về, ông bị nhiều đàn cá mập kéo đến vây quanh con cá ông vừa đánh được để ăn thịt. Ông lão đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập. Nhưng thật đau đớn! Sau khi đuổi được chúng đi, ông lão nhìn lại con cá của mình thì thấy nó chỉ còn có bộ xương. Ông lão lại trở về túp lều nghèo nàn của mình. Tủi nhục, đau xót, nhưng trong lòng ông vẫn chưa hết hẳn những ước mơ đẹp đẽ..
Câu 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về long bao dung của con người trong cuộc sống.
Trong cuộc sống hằng ngày, có lẽ bất cứ ai trong chúng ta đều không hề xa lạ với khái niệm lòng bao dung. Lòng bao dung được thể hiện muôn màu muôn vẻ qua cách sống, cách ứng xử, giao tiếp trong nhiều tình huống, hoàn cảnh, với mọi người quanh ta mỗi ngày
Sống bao dung là sống bằng tình yêu thương chia sẻ với những người xung quanh mình, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Không ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao nên đừng quá chấp nhặt những sai lầm của người khác.
Vì sao pháp luật lại có sự khoan hồng cho những kẻ phạm tội? Vì sao lại có sự ân xá dành cho tù nhân, thậm chí là tử tù? Điều đó thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc và lòng bao dung của nhân dân với những người đã từng lầm lỡ. Giúp họ sớm trở về với cuộc sống để bắt đầu lại từ đầu. Chúng ta không ai là không phạm sai lầm vào lúc này hay lúc khác, quan trọng là có thể sửa chữa hay khắc phục hậu quả do sai lầm đó gây ra hay không?
Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng : cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ.
Đừng bao giờ vị kỷ cá nhân quá mức phải đứng trước tòa án để trả giá cho những gì mình đã gây nên, một chút lòng tham, một chút sự ích kỷ của mình có thể hại đến rất nhiều người khác. Những gì mang lại lợi ích cho mình mà gây hại cho người đều đáng bị lên án. Những người như vậy không chỉ nhận được bản án của pháp luật mà còn nhận được bản án nặng nè của lương tâm. Họ sẽ phải trả một cái giá đắt cho lòng ích kỷ của mình.
Lòng bao dung và vị thi là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn.
Câu 3: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam – 2012).
Gợi ý dàn ý chi tiết :
I. Mở bài :
- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;
- Giới thiệu nhân vật Tnú trong truyện.
Nguyễn Trung Thành là một trong các nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tình yêu mãnh đất Tây Nguyên và sự hiểu biết sâu sắc cuộc sống nơi đây đã giúp nhà văn sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, riêng biệt và hấp dẫn. Nguyễn Trung Thành có nhiều tác phẩm giá trị viết về cuộc sống của đồng bào các dân tộc trên mãnh đất này. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ là truyện ngắn "Rừng xà nu". Trong truyện ngắn này, nhà văn đã khắc hoạ thành công nhân vật Tnú- nhân vật trung tâm kết tinh vẻ đẹp của con người Tây Nguyên- một vẻ đẹp bi hùng, được miêu tả với bút pháp sử thi hoành tráng.
II. Thân bài:
1. Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, tóm tắt cốt truyện.
Truyện ngắn "Rừng xà nu" được nhà văn Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, in trong tập "Trân quê hương những anh hùng Điện Ngọc". Truyện miêu tả rừng xà nu và kể chuyện Tnú sau ba năm đi "lực lượng" về thăm làng. Tối hôm đó, tại nhà cụ Mết, dân làng mừng đón Tnú, Cụ Mết kể cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của làng Xô Man chống kẻ thù tàn bạo. Sáng hôm sau, cụ Mết và Dít tiễn chân Tnú trở về đơn vị.
2. Phân tích nhân vật Tnú:
*Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ từ rất sớm, được dân làng Xô Man cưu mang- đùm bọc. Có lẽ vì thế,hơn ai hết Tnú gắn bó với buôn làng và mang những phẩm chất tiêu biểu của dân làng XôMan : Yêu quê hương, trung thành với Cách mạng, gan góc, dũng cảm, thông minh, gan dạ, giàu tự trọng...Thất đúng như lời cụ Mết đã nói về TNú “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.
a. Ngày còn nhỏ,Tnú là cậu bé liên lạc gan góc, dũng cảm, một lòng với cách mạng.
- Ngay từ thời còn nhỏ, Tnú đã cùng Mai vào rừng tiếp tế, nuôi giấu anh Quyết cán bộ Đảng “nằm vùng”, và học chữ. Tnú đã đi ba ngày đường tới núi Ngọc Linh mang về một xà lét đầy đá trắng làm phấn. Đó là lòng “khát chữ” để vươn lên làm người và vươn tới ánh sáng cách mạng của anh, của người Strá quê anh.
- Học chữ thua Mai thì lấy đá đập vào đầu. Điều ấy thể hiện ý thức của lòng tự trọng và ý chí quyết tâm cao.
- Nhưng đi giao liên thì đầu anh “sáng lạ lùng”. Giặc vây các ngả đường, Tnú leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi “xé rừng mà đi”, lọt qua tất cả các vòng vây. Qua sông, Tnú lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình. Tnú biết là chỗ nước mạnh giặc “không ngờ”. Thật là mưu trí.
- Bị giặc phục kích, họng súng giặc “chĩa vào tai lạnh ngắt”, Tnú nuốt luôn cái thư bí mật của anh Quyết gửi về huyện. Giặc tra tấn dã man. Chúng giải anh về làng, bắt Tnú khai người nào là cộng sản. Anh đặt tay lên bụng mình nói: “Ở đây này!”. Lưng anh đầy những vết dao chém của lũ giặc. Tnú đã bất khuất hiên ngang, trung thành vô hạn với cách mạng. Anh có bao giờ quên lời cụ Mết dạy: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn!”.
b. Khi lớn lên,Tnú có một trái tim sục sôi căm giận và yêu thương.
- Sau 3 năm bị tù ở ngục Kông Tum, Tnú vượt ngục trở về làng. Cả làng vui mừng đón anh ở nhà ưng. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết cho cả làng nghe. Lần thứ hai anh lại đi ba ngày lên núi Ngọc Linh, không lấy đá trắng làm phấn mà mang về một gùi nặng đá mài. Cả làng Xô Man, ngày thì phát rẫy, đêm đêm mài vũ khí. Tnú trở thành chỉ huy đội du kích. Với lũ giặc, với thằng Dục ác ôn thì Tnú là “con cọp” nếu không giết sớm, nay nó làm loạn rừng này rồi!.
Nguyễn Trung Thành đã đặt nhân vật vào một tình huống khốc liệt nhất để tô đậm tính cách anh hùng của Tnú. Thằng Dục kéo một tiểu đội về làng Xô Man. Ngọn roi của giặc không từ một ai. Tiếng kêu khóc dậy làng. Xảo quyệt, nham hiểm, thằng Dục bắt mẹ con Mai, với âm mưu bắt “cọp cái và cọp con” để “dụ cọp đực”! Mẹ con Mai bị đánh chết bằng trận mưa cây sắt. Chỉ có hai bàn tay không, Tnú nhảy xổ vào lũ giặc để cứu vợ con. “Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”. Anh nguyền rủa lũ giặc là “Đồ ăn thịt người!”. Hai mắt Tnú là “hai cục lửa lớn”. Tnú bị giặc bắt, trói bằng dây rừng. Thằng Dục ác ôn đã dùng giẻ tẩm nhựa xà nu tra tấn anh. Mười ngón tay Tnú đã thành mười ngọn đuốc. Lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng! Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Tnú “cắn nát môi” chịu đựng. Tnú lẫm liệt hiên ngang “không thèm kêu van!”. Khí phách hiên ngang bất khuất của Tnú như một khúc tráng ca anh hùng mang màu sắc sử thi thần kì.
- Cụ Mết và đội du kích tràn lên nhà ưng giết hết sạch bọn ác ôn, cứu sống được Tnú. Vết thương lành, ngón nào cũng cụt một đốt, nhưng Tnú còn cầm được giáo, bắn súng được, anh lại đi tìm cách mạng, gia nhập Giải phóng quân, đi tìm Mỹ - Diệm, để trả thù cho mẹ con Mai, cho bà con làng Xô Man. Anh đã xông xuống hầm ngầm đồn giặc, không dùng súng, không dùng dao, mà dùng hai bàn tay, mười ngón tay cụt bóp cổ thằng chỉ huy! Với Tnú, “chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”.
- Nguyễn Trung Thành đã miêu tả nhịp chày giã gạo nói lên thật xúc động tình yêu làng của Tnú. Từ xa, anh đã nhận ra “tiếng chày dồn dập của làng anh”. Đã 3 năm nay, “nỗi nhớ day dứt lòng anh chính là tiếng chày đó”, tiếng chày “chuyên cần rộn rã” của mẹ anh xa xưa, của những người đàn bà và những cô gái Strá, của Mai và Dít, “từ ngày lọt lòng anh ta đã nghe thấy tiếng chày ấy rồi”. Vì căm giận mà Tnú đi đánh giặc, vì yêu thương, vì nhớ làng, nhớ tiếng chày giã gạo nơi chôn nhau cắt rốn mà anh trở về thăm làng, chỉ một đêm thôi, rồi anh lại ra đi với bao lưu luyến.
Tnú là một nhân vật tư tưởng, có sôi lôi cuốn không chỉ bởi tính triết lý còn bởi tính trữ tình, tính hình tượng. Đặc biệt hình ảnh bàn tay Tnú là chi tiết nghệ thuật giàu sức ám ảnh – Bàn tay ấy cũng có một cuộc đời: Đó từng là bàn tay trung thực và tình nghĩa, từng cẩm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho, từng cầm đá đập vào đầu khi quên chữ, từng đặt lên bụng mình mà nói “Cộng sản ở đây này”, từng được Mai cầm bàn tay ấy mà khóc khi Tnú thoát ngục trở về ....Khi giặc đốt 10 đầu ngón tay, bàn tay thành chứng tích của tôi ác và lòng hận thù. Hận thù đã khiến bàn tay Tnú thành bàn tay quả báo (mườingọn đuốc từ ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy của dân làng Xô Man; bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng lên đường trả hận....)
c. Nhận xét chung : Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại : Phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. Hình tượng rừng xa nau và Tnú có quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú; sự hi sinh của những con người như Tnú góp phần làm cho những cánh rừng xà nu mãi xanh tươi.
3. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Tnú:
Tác giả xây dựng nhân vật Tnú bằng nghệ thuật độc đáo. Tnú vừa có những nét riêng cá tính sống động, vừa mang phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. Lời văn với những câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm , khi tha thiết, trang nghiêm. Từ không gian kể chuyện đến nhân vật trong truyện đều mang chất sử thi đậm nét.
III. Kết bài:
- Tóm lại, nhân vật Tnú có cuộc đời bi tráng : đau thương mà anh hùng. Qua nhân vật Tnú và câu chuyện về làng Xô Man, tác giả ca ngợi tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước, nhân dân , không có con đường nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
Ấn F5 để xem đáp án nhanh nhất - Đáp án đảm bảo nhanh nhất, chính xác nhất!
Đáp án Đề thi tốt nghiệp môn văn hệ GDTX năm 2013 của bộ giáo dục và đào tạo
Download tại đây: http://tuyensinh247.com/themes/image_tiny/DA-MonVan-GDTX.rar
Nhận Đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn hệ GDTX năm 2013
Soạn tin: DAT(dấu cách) Van1 gửi 8712
Đáp án nhanh nhất, chính xác nhất. Gửi trực tiếp về điện thoại của bạn khi có đáp án.
|
Theo thethaohangngay