17/09/2015 08:19 am
1. Chuyên ngành tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ: - Kinh tế quốc tế (KTQT), mã số: 60310106. - Quản trị kinh doanh (QTKD), mã số: 60340102. 2. Hình thức và thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ: - Hình thức đào tạo không tập trung. - Thời gian đào tạo là 2 năm, học buổi tối. 3. Hình thức tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ: Thông qua thi tuyển, thí sinh sẽ tham gia các môn thi tuyển sinh: a) Chuyên ngành Kinh tế quốc tế: - Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh. - Môn cơ bản: Toán kinh tế (gồm: Xác suất thống kê và Toán cơ sở). - Môn cơ sở: Kinh tế học (gồm: Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô). b) Chuyên ngành Quản trị kinh doanh: - Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh. - Môn cơ bản: Toán kinh tế (gồm: Xác suất thống kê và Toán cơ sở). - Môn cơ sở: Quản trị học. 4. Điều kiện dự thi: a. Thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế cần thỏa mãn một trong các điều kiện như sau:- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm chuyên ngành, ngành: Kinh tế đối ngoại và Kinh tế quốc tế. - Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các ngành, nhóm ngành: Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Kinh tế xây dựng, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Kinh tế công nghiệp, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế vận tải, Kinh tế gia đình, Quan hệ quốc tế,... và đã học bổ sung kiến thức các môn học ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương. - Đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành, nhóm ngành: Luật quốc tế, Luật kinh tế, Toán ứng dụng, và Thống kê, có tối thiểu 2(hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các môn học ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương. b. Thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh cần thỏa mãn một trong các điều kiện như sau:- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương. - Đã tốt nghiệp đại học các ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các chuyên ngành, ngành sau: Kinh tế học, Kinh tế Đối ngoại, Kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị-Quản lý, Kinh doanh và Quản lý,... và đã học bổ sung kiến thức các môn học chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương. - Đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành, nhóm ngành sau: Ngôn ngữ (kinh tế hoặc thương mại), Quản lý giáo dục, Quan hệ quốc tế, Quản lý văn hoá, Luật, Truyền thông đại chúng, Công nghệ chế biến, Tổ chức quản lý dược, máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Toán và thống kê, Khoa học tự nhiên, Kiến trúc và Xây dựng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Môi trường và bảo vệ môi trường, Thú y, Dịch vụ vận tải,... có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các môn học chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương. Lưu ý: Đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học do trường đại học nước ngoài cấp, bằng tốt nghiệp đại học các chương trình liên kết của trường đại học Việt Nam với nước ngoài phải có văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng trước khi dự thi sau đại học theo quy định tại Thông tư số 77-2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của cơ sở Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và Công văn số 191/BGDĐT- GDĐH ngày 8/1/2013 về việc xác nhận văn bằng tốt nghiệp ở nước ngoài. 5. Điều kiện miễn thi ngoại ngữ đối với thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ: Thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ: a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành. b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng. c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài. d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ sau, trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận. Tiếng Anh
(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được) Một số tiếng khác
6. Đối tượng và chính sách ưu tiên tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ: Đối tượng ưu tiên: a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. c) Con liệt sĩ. d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động. đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a, Khoản này. e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học. Mức ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Khoản 1 Điều này (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Quy chế này và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn Toán kinh tế. 7. Đề cương hướng dẫn ôn tập: Trên website của Cơ sở II. 8. Hồ sơ tuyển sinh cao học: Thí sinh tải và điền thông tin theo mẫu hồ sơ đăng ký dự thi trên website của Cơ sở II. 9. Thời gian nhận hồ sơ và thi tuyển sinh: a. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ:- Thời gian: Từ ngày 15/09/2015 đến hết ngày 15/10/2015, sáng từ 8h00 -11h30, chiều từ 13h30 -17h00 (trừ các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần và các ngày nghỉ Lễ). - Địa điểm: Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương, số 15, đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. - Trình tự nộp hồ sơ: + Bước 1: Nộp lệ phí đăng ký dự thi và dự thi tại Ban KHTC (Phòng 102) gồm: * Lệ phí đăng ký dự thi: 60.000đ (sáu mươi ngàn đồng)/thí sinh/hồ sơ. * Lệ phí dự thi: 360.000đ (Ba trăm sáu mươi ngàn đồng)/thí sinh. Tổng cộng: 420.000đ (Bốn trăm hai mươi ngàn đồng). + Bước 2: Trình biên lai nộp lệ phí và nộp hồ sơ tại Ban QLĐT (Phòng 106). b. Thời gian làm thủ tục dự thi, thi tuyển sinh:- Thời gian dự kiến làm thủ tục dự thi cao học: 17h00, thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2015. - Thời gian dự kiến thi cao học: Ngày 28 và 29 tháng 11 năm 2015. 10. Thời gian công bố kết quả, khai giảng khóa học: - Kết quả thi tuyển sẽ được công bố trong thời gian 60 ngày, tính từ ngày thi môn cuối. - Thời gian khai giảng khóa học: dự kiến tháng 01 năm 2016. 11. Thông tin thêm liên hệ:- Ban Quản lý đào tạo, phòng 106, Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương tại TP. HCM. - Địa chỉ: Số 15, đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. - Điện thoại: 08.35127254 (số máy lẻ: 811 -> 816).Website: http://cs2.ftu.edu.vn ./. Lưu ý: Thí sinh đã nộp hồ sơ theo Thông báo số 206/TB-ĐHNT-CSII, ngày 08 tháng 04 năm 2015 của Giám đốc Cơ sở 2 Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh không phải nộp lại hồ sơ và dự thi tuyển sinh theo theo Thông báo tuyển sinh này./. Theo thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||||||||||||||||||||||
>> Đại học Đà Lạt tuyển sinh đào tạo tiến sĩ năm 2015
>> Đại học Sài Gòn tuyển sinh cao học năm 2015