10/02/2014 14:12 pm
1. Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Phan Châu Trinh (sau đây gọi tắt là Nhà trường) kết hợp 2 hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo kỳ thi 3 chung (30% chỉ tiêu) và xét tuyển theo tiêu chí riêng của Nhà trường (70% chỉ tiêu). 1.1. Phương thức xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (3 chung): Nhà trường dành 30% chỉ tiêu để xét tuyển theo kết quả thi tuyển sinh theo kỳ thi 3 chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Thực hiện xét tuyển theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2. Phương thức xét tuyển theo quy chế tuyển sinh riêng của trường (tự chủ) Nhà trường xét tuyển trên cơ sở kiến thức và đạo đức của thí sinh trong suốt 3 năm học trung học phổ thông (THPT), đồng thời đánh giá năng lực và kiến thức xã hội/kiến thức ngành của thí sinh thông qua bài kiểm tra kỹ năng viết & năng lực tư duy, gồm 3 tiêu chí: (1) Tiêu chí 1: về kiến thức; (2) Tiêu chí 2: về đạo đức; (3) Tiêu chí 3: về năng lực. 1.2.1. Tiêu chí xét tuyển:
a) Tiêu chí 1 - Về kiến thức:
- Điểm trung bình chung năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh đạt từ 6.0 điểm trở lên. Đối với thí sinh dự tuyển vào Cao đẳng: đạt từ 5.5 trở lên. - Điểm trung bình năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh của môn điều kiện theo từng ngành đạt từ 6.0 trở lên. Đối với thí sinh dự tuyển vào Cao đẳng: đạt từ 5.5 trở lên.
- Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên (theo khu vực và theo đối tượng) sẽ được cộng điểm ưu tiên vào tiêu chí số 1 trước khi xét tuyển theo chính sách ưu tiên trong tuyển sinh tại mục 1.2.5 dưới đây. b) Tiêu chí 2 – Về đạo đức: Sử dụng kết quả về rèn luyện hạnh kiểm những năm học ở THPT. Nhà trường chỉ xét tuyển những thí sinh có kết quả xếp loại đạo đức năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh từ loại khá trở lên hoặc có sự tiến bộ theo hướng tốt dần qua thời gian và xếp loại đạo đức học kỳ 1 lớp 12 tối thiểu loại khá. c) Tiêu chí 3 – Về năng lực: Dựa vào kết quả kiểm tra kỹ năng viết, năng lực tư duy và vận dụng kiến thức. Tổ chức kiểm tra tại trường gồm 2 phần: - Đơn dự tuyển: Thí sinh sẽ viết 1 đơn dự tuyển nêu rõ lý do chọn trường, chọn ngành và kế hoạch, mục tiêu học tập. Thực hiện trong 30 phút. Đơn được viết tự do không theo bất kỳ mẫu nào, thể hiện kỹ năng viết và trình bày của thí sinh. - Bài luận: Thí sinh vận dụng kiến thức xã hội/kiến thức ngành và các kiến thức đã học, đồng thời vận dụng năng lực tư duy để trình bày ý kiến của mình trong khoảng 300 - 600 từ (từ 1 đến 2 trang) về một vấn đề cụ thể trong thực tiễn xã hội đương đại hoặc thực tiễn ngành nghề. Thực hiện trong 90 phút, ngay khi thí sinh đến trường nộp hồ sơ hoặc một thời điểm khác do thí sinh đăng ký trong 1 khoảng thời gian do nhà trường quy định. - Đánh giá tiêu chí 3: + Tiêu chí 3 được đánh giá theo thang điểm: “Đạt” (Cả đơn dự tuyển và bài luận đều “Đạt”) hoặc “Không đạt” (Một trong 2 phần: đơn dự tuyển hoặc bài luận “Không đạt”) + Đơn dự tuyển được đánh giá “Đạt” khi: § Có đầy đủ thông tin cá nhân: tên, tuổi, nơi ở, sở thích, điểm mạnh/điểm yếu của bản thân. § Nêu được lý do chọn trường, chọn ngành/chuyên ngành, qua đó Nhà trường đánh giá động cơ học tập và ý hướng xã hội của thí sinh. § Xác định được mục tiêu học tập, hình dung được làm thế nào để đạt được mục tiêu đó và dự định sau khi ra trường sẽ làm gì; § Bố cục trình bày tương đối rõ ràng, mạch lạc; + Bài luận được đánh giá “Đạt” khi: § Thể hiện được sự hiểu biết của mình về một vấn đề thực tiễn cụ thể § Nêu được suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề một cách độc lập. Những chủ kiến độc lập, độc đáo sẽ được đánh giá cao; đồng thời thí sinh cần phát huy khả năng lập luận để chủ kiến của mình đạt được tính thuyết phục. § Bố cục trình bày tương đối rõ ràng, mạch lạc; Nếu thí sinh trình bày bài luận với suy nghĩ độc lập, ý kiến sáng tạo, lập luận rõ ràng thì bài luận sẽ được đánh giá “Đạt” mà không cần xem xét các mục khác. (Nhà trường đề cao tư duy độc lập và tính sách tạo của thí sinh) 1.2.2. Xét tuyển: - Thí sinh có kết quả đạt ở tiêu chí 2 và tiêu chí 3 sẽ được xét tuyển theo thứ tự từ cao đến thấp theo tiêu chí 1 cho đến khi đạt chỉ tiêu. - Đối với những thí sinh có điểm của tiêu chí 1 bằng nhau thì tham dự thêm 1 vòng phỏng vấn (10-15 phút) để xác định trúng tuyển. Thực hiện phỏng vấn qua điện thoại hoặc tập trung tại Nhà trường theo sự lựa chọn của thí sinh. 1.2.3. Kế hoạch tuyển sinh
Thời gian cụ thể nhà trường triển khai bằng thông báo tuyển sinh hàng năm. 1.2.4. Quy trình tuyển sinh a) Quy trình xét tuyển theo quy chế tuyển sinh 3 chung: Thực hiện theo quy chế tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy của Bộ GD&ĐT. b) Quy trình xét tuyển theo quy chế tuyển sinh riêng của trường: Bước 1: Nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo thông báo tuyển sinh của nhà trường trong từng đợt. Nộp trực tiếp tại trường hoặc các điểm thu nhận hồ sơ của Nhà trường ở các tỉnh hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ bao gồm: - 04 Ảnh 3x4 (mới chụp trong vòng 6 tháng) ; - Học bạ THPT (bản sao có chứng thực); - Các minh chứng về thành tích học tập, rèn luyện, năng khiếu,… (nếu có); - 02 phong bì dán tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc; - Hồ sơ sinh viên (theo mẫu chung của Bộ GD-ĐT). Bước 2: Xét hồ sơ - Hồ sơ phải thỏa mãn yêu cầu của các tiêu chí 1 và 2 ở trên. - Nhà trường thông báo kết quả xét hồ sơ và lịch kiểm tra năng lực cho những hồ sơ đạt yêu cầu trên trang web của nhà trường. Bước 3: Kiểm tra năng lực (tiêu chí 3) - Thí sinh hoàn thành đơn dự tuyển và trình bày ý kiến của mình về một tình huống trong thực tiễn trong vòng 90 phút. - Thời điểm: Khi thí sinh đến nộp hồ sơ tại trường hoặc một thời điểm khác do thí sinh đăng ký trong 1 khoảng thời gian do nhà trường quy định như sau: + Đối với đợt 1: Đối với các thí sinh dự thi tuyển sinh theo kỳ thi 3 chung tại Đà Nẵng, Quảng Nam: có thể đăng ký kiểm tra năng lực ngay sau khi thí sinh thi tuyển sinh 3 chung xong. Thời hạn đăng ký hợp lệ: 01/7- 20/7. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức thêm 1 đợt từ 01/8 - 10/8 dành cho cacvs thí sinh không dự thi tại Đà Nẵng hoặc vì lý do nào đó không đăng ký kiểm tra trong thời gian trước. + Đối với đợt 2: Thí sinh có thể đăng ký kiểm tra trong khoảng thời gian từ 12/12 đến 17/12. - Hình thức đăng ký: Đăng ký trực tuyến trên trang web của nhà trường hoặc qua điện thoại, email, bưu điện, trực tiếp tại phòng tuyển sinh của Nhà trường. - Đánh giá và thông báo kết quả kiểm tra năng lực của thí sinh (Đạt hoặc không đạt) trên trang web của nhà trường. Bước 4: Xét tuyển - Xét tuyển theo quy định tại mục 1.2.2 theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. - Thông báo kết quả xét tuyển trên trang web của nhà trường. Bước 5: Nhập học - Những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sẽ nhận được thông báo nhập học. Nhà trường tổ chức nhập học 2 đợt: đợt 1 từ 05/9 – 20/11; đợt 2: 26/12 – 31/12. - Khi nhập học, thí sinh mang theo hồ sơ bản gốc để đối chiếu. 1.2.5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh a) Ưu tiên theo khu vực:
b) Ưu tiên theo đối tượng:
- Tổng điểm ưu tiên của thí sinh cộng vào điểm trung bình chung không vượt quá 1.0 và cộng vào môn điều kiện không vượt quá 01.0 (hoặc 0.5 đối với cao đẳng) - Khái niệm đối tượng ưu tiên và đối tượng ưu tiên được hiểu theo điều 7 của Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 1.2.6. Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước Theo GDTĐ DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
>> Danh sách Đại học tuyển sinh riêng năm 2014
>> Danh sách ngành dừng tuyển sinh đại học năm 2014