Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố phương án tuyển sinh 2021 (Chính thức)

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2021. Theo đó, trường xét tuyển theo các phương thức như sau:

1.1. Đối tượng tuyển sinh

- Công dân Việt Nam đủ điều kiện tham gia dự tuyển được quy định tại Quy chế tuyển sinh trình độ đại học (ĐH); tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non hiện hành.

- Thí sinh là người nước ngoài có nguyện vọng học (áp dụng trong xét tuyển thẳng).

1.2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước và thí sinh là người nước ngoài.

>>> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 CÁC NĂM GẦN ĐÂY

1.3. Phương thức tuyển sinh

1.3.1. Xét tuyển thẳng

a) Đối tượng

- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT;

- Người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại Trường nếu trước đây đã trúng tuyển. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức;

- Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT;

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Thể chất;

Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào Trường;

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải. Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được ưu tiên xét tuyển vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT;

- Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học;

- Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Trường: Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) để xem xét, quyết định cho vào học;

- Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng quy định; Tiêu chí và nguyên tắc  xét tuyển (Tiêu chí xét tuyển: Điểm trung bình cộng của ba điểm tổng kết 3 năm học cấp THPT. Sau khi nhập học, những thí sinh xét tuyển thẳng phải học bổ sung kiến thức 1 năm (theo chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng quy định) trước khi vào học chính thức; Nguyên tắc xét tuyển: Xét điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu). Trường hợp nhiều thí sinh có cùng mức điểm xét tuyển dẫn đến vượt chỉ tiêu thì nhà trường sẽ xem xét tiêu chí khác để xét tuyển. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng không vượt quá 5% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm 2021.

- Thí sinh tốt nghiệp trường THPT chuyên năm 2021 của các tỉnh, thành phố được xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức;

- Thí sinh tốt nghiệp THPT: đăng ký xét tuyển vào các ngành sư phạm phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đăng ký xét tuyển vào các ngành ngoài sư phạm (lấy điểm học bạ học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 12, theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển, điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển tối thiểu là 6,5 trở lên, điểm chưa nhân hệ số 2) và có một trong các chứng chỉ/chứng nhận:

+ Chứng nhận kết quả SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt 1.100/1.600 hoặc  1.450/2.400;

+ Chứng nhận kết quả ACT (American College Testing, Hoa Kỳ) với số điểm từ 24/36;

+ Chứng chỉ A-Level do Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) cấp, thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán, Ngữ văn. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);

+ Chứng chỉ ngoại ngữ. Yêu cầu năng lực ngoại ngữ vào các ngành, chương trình đào tạo thực hiện theo bảng dưới đây:

Thí sinh đăng ký

Chứng chỉ Ngoại ngữ
đạt yêu cầu tối thiểu theo bảng khung tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR)

Vào các ngành đào tạo không chuyên ngữ

B1

Vào các chương trình đào tạo dạy học chuyên ngành bằng tiếng Anh (Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Giáo dục Mầm non)

B2

Vào các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ (Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc)

C1

Tiêu chí cụ thể như sau:

+ Thí sinh đăng ký vào các ngành đào tạo không chuyên ngoại ngữ:

TT

Môn
Ngoại ngữ

Chứng chỉ
đạt yêu cầu tối thiểu

Đơn vị cấp chứng chỉ

1

Tiếng Anh

- TOEFL iBT 45 điểm
- TOEIC 450 điểm

Educational Testing Service (ETS)

IELTS 4.5 điểm

- British Council (BC)
- International Development Program (IDP)

Cambridge Exam PET

Cambridge University

B1 VSTEP

- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng;
- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế;
- Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh;
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
- Trường Đại học Hà Nội;
- Đại học Thái Nguyên;
- Trường Đại học Cần Thơ;
- Trường Đại học Vinh;
- Học viện An ninh Nhân dân;
- Trường Đại học Sài Gòn;
- Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh;
- Trường Đại học Trà Vinh;
- Trường Đại học Văn Lang;
- Trường Đại học Quy Nhơn;
- Trường Đại học Tây Nguyên.

2

Tiếng
Trung Quốc

- HSK cấp độ 3
 
 
 
 
- TOCFL cấp độ 3

- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Hán Ban); Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese)
- Ủy ban công tác thúc đẩy Kỳ thi đánh giá năng lực Hoa ngữ quốc gia (Steering Committee for the Test of Proficiency - Huayu)

+ Thí sinh đăng ký vào các chương trình đào tạo dạy học chuyên ngành bằng tiếng Anh (Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Giáo dục Mầm non):

TT

Môn Ngoại ngữ

Chứng chỉ
đạt yêu cầu tối thiểu

Đơn vị cấp chứng chỉ

1

Tiếng Anh

- TOEFL iBT 65 điểm
- TOEIC 785 điểm

Educational Testing Service (ETS)

IELTS 5.5 điểm

- British Council (BC)
- International Development Program (IDP)

Cambridge Exam FCE

Cambridge University

B2 VSTEP

- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng;
- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế;
- Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh;
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
- Trường Đại học Hà Nội;
- Đại học Thái Nguyên;
- Trường Đại học Cần Thơ;
- Trường Đại học Vinh;
- Học viện An ninh Nhân dân;
- Trường Đại học Sài Gòn;
- Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh;
- Trường Đại học Trà Vinh;
- Trường Đại học Văn Lang;
- Trường Đại học Quy Nhơn;
- Trường Đại học Tây Nguyên.

* Ghi chú: Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non bắt buộc phải thi năng khiếu tại Trường ĐHSP Hà Nội 2. Môn năng khiếu tối thiểu phải đạt 5.0 điểm (theo thang điểm 10).

+ Đăng ký vào các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ (Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc):

TT

Môn Ngoại ngữ

Chứng chỉ
đạt yêu cầu tối thiểu

Đơn vị cấp chứng chỉ

1

Tiếng Anh

- TOEFL iBT 94 điểm
- TOEIC 945 điểm

Educational Testing Service (ETS)

IELTS 7.0 điểm

- British Council (BC)
- International Development Program (IDP)

Cambridge Exam CAE

Cambridge University

C1 VSTEP

- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng;
- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế;
- Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh;
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
- Trường Đại học Hà Nội;
- Đại học Thái Nguyên;
- Trường Đại học Cần Thơ;
- Trường Đại học Vinh;
- Học viện An ninh Nhân dân;
- Trường Đại học Sài Gòn;
- Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh;
- Trường Đại học Trà Vinh;
- Trường Đại học Văn Lang;
- Trường Đại học Quy Nhơn;
- Trường Đại học Tây Nguyên.

2

Tiếng Trung Quốc

- HSK cấp độ 5
 
 
 
 
 
- TOCFL cấp độ 5

- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Hán Ban); Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese)
- Ủy ban công tác thúc đẩy Kỳ thi đánh giá năng lực Hoa ngữ quốc gia (Steering Committee for the Test of Proficiency - Huayu)

Kết quả thi và chứng chỉ/chứng nhận còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Căn cứ hướng dẫn xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường sẽ có văn bản hướng dẫn thí sinh cụ thể, để đăng ký vào các ngành học.

b) Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển vào ngành đúng trước, sau đó xét tuyển vào ngành gần;

1.3.2. Ưu tiên xét tuyển

Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển.

- Đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, nếu có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào quy định của Quy chế này, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào học;

- Đối với thí sinh xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Đã đoạt huy chương vàng, bạc, đồng các giải quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Tổng cục TDTT có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống  được cộng 10 điểm các môn năng khiếu trong tổ hợp môn xét tuyển và được ưu tiên xét tuyển vào ngành Giáo dục Thể chất.

- Đối với thí sinh xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT: Đã đoạt huy chương vàng, bạc, đồng các giải quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Tổng cục TDTT có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia  được cộng 10 điểm các môn năng khiếu trong tổ hợp môn xét tuyển và được ưu tiên xét tuyển vào ngành Giáo dục Thể chất.

Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.

1.3.3. Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT

Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Thí sinh đăng ký, thực hiện theo hướng dẫn của trường THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn trên trang thông tin điện tử của Nhà trường.

Thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT được sử dụng kết quả miễn thi bài thi Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc theo quy định tại Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT hiện hành để xét tuyển.

Bảng quy điểm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sang thang điểm 10

STT

Tiếng Anh

Tiếng Trung Quốc

Quy đổi điểm chứng chỉ quốc tế tiếng Anh, tiếng Trung Quốc theo thang điểm 10

IELTS

TOEFL iBT

HSK, TOCFL

1

5,5

65-78

 

8,50

2

6,0

79-87

 

9,00

3

6.5

88-95

Cấp độ 3

9,25

4

7,0

96-101

Cấp độ 4

9,50

5

7,5

102-109

Cấp độ 5

9,75

6

8,0-9,0

110-120

Cấp độ 6

10,00

Môn chính trong tổ hợp xét tuyển được nhân hệ số 2.

1.3.4. Xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT

a) Đối tượng: Thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT.

b) Tiêu chí xét tuyển

Lấy điểm học tập học kỳ 1, học kỳ 2 của lớp 12.

Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cộng của các môn trong tổ hợp xét tuyển (môn chính nhân hệ số 2) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

c) Nguyên tắc xét tuyển

Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn chính làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp.

d) Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển năm 2021

ĐXT = [ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + (ĐTB Môn chính x 2)] + ĐƯT (nếu có)

ĐTB Môn 1 hoặc Môn 2 hoặc Môn 3 = (điểm HK 1 + điểm HK 2)/2

ĐTB Môn chính = (điểm HK 1 + điểm HK 2)/2

ĐƯT = [(ĐƯT theo đối tượng + ĐƯT theo khu vực)*4]/3

trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐTB: Điểm trung bình; ĐƯT: Điểm ưu tiên; HK: Học kỳ; Môn chính (nhân hệ số 2).

1.3.5. Kết hợp thi tuyển và xét tuyển (Áp dụng đối với ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Thể chất):

a) Thi tuyển:

- Môn năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non:

+ Năng khiếu 1 (mã môn: NK1) thi hai nội dung: Kể chuyện, Hát.

+ Năng khiếu 2 (mã môn: NK2) thi một nội dung: Kể chuyện.

+ Năng khiếu 3 (mã môn: NK3) thi một nội dung: Hát.

- Môn năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất:

+ Năng khiếu 4 (mã môn: NK4) thi hai nội dung:  Bật xa tại chỗ, Chạy cự ly 100m.

+ Năng khiếu 5 (mã môn: NK5) thi một nội dung: Bật xa tại chỗ.

+ Năng khiếu 6 (mã môn: NK6) thi một nội dung: Chạy cự ly 100m.

- Thời gian cụ thể thi các môn năng khiếu được thông báo trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

b) Xét tuyển: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT và điểm thi môn năng khiếu.

1.3.6. Công nhận kết quả thi môn Năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất của các trường tổ chức thi năm 2021 để xét tuyển; cụ thể như sau:

  1. Trường ĐHSP Hà Nội

  2. Trường ĐHSP TDTT Hà Nội

  3. Trường ĐH TDTT Bắc Ninh

  4. Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên

  5. Trường ĐH Hùng Vương

  6. Trường ĐH Tây Bắc

  7. Trường ĐH Hồng Đức

  8. Trường ĐH Vinh

9. Trường ĐHSP- ĐH Huế

10. Trường ĐH TDTT Đà Nẵng

11. Trường ĐHSP- ĐH Đà Nẵng

12. Trường ĐH Quy Nhơn

13. Trường ĐHSP TP.HCM

14. Trường ĐHSP TDTT TP.HCM

15. Trường ĐH TDTT TP.HCM

16. Trường ĐH Cần Thơ

17. Trường ĐH Đồng Tháp

1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh:

Dai hoc Su pham Ha Noi 2 cong bo phuong an tuyen sinh 2021 (Chinh thuc)

1.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT- Môn chính trong tổ hợp xét tuyển được nhân hệ số 2.

1.5.1. Điều kiện chung

- Thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT.

- Đối với nhóm ngành sư phạm (đào tạo giáo viên):

+ Tuyển những thí sinh có hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá trở lên.

+ Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi.

+ Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

+ Ngành Giáo dục thể chất chỉ tuyển thí sinh thể hình cân đối: nam cao tối thiểu 1,65m nặng 45kg trở lên, nữ cao tối thiểu 1,55m nặng 40kg trở lên (Nhà trường không tổ chức sơ tuyển, thí sinh không đủ các yêu cầu về thể hình nếu trúng tuyển sẽ bị loại khi nhập học).

- Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục Thể chất) phải có:

+ Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển tối thiểu là 8,0 trở lên;

+ Học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

- Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với ngành Giáo dục thể chất phải có:

+ Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển tối thiểu là 6,5 trở lên;

+ Học lực lớp 12 xếp loại từ Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; đối với các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên.

1.5.2. Điều kiện cụ thể cho các phương thức xét tuyển

a) Xét tuyển thẳng

Đáp ứng yêu cầu tại Khoản III.1.3.1

b) Ưu tiên xét tuyển

Đáp ứng yêu cầu tại Khoản III.1.3.2 và Khoản III.1.8

c) Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT

- Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi.

- Đáp ứng yêu cầu tại Khoản III.1.3.3

- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên.

- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường ĐHSP Hà Nội 2 quy định đối với các ngành ngoài sư phạm.

- Thí sinh không bị điểm liệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể:

+ Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): Từ 1,0 điểm trở xuống.

+ Điểm liệt của mỗi môn thi thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: Từ 1,0 điểm trở xuống.

- Đối với ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Thể chất:

+ Đối với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển có 2 môn văn hóa thì tổng điểm các môn văn hóa

+ [(điểm khu vực ưu tiên + điểm đối tượng ưu tiên) x 2/3] (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) ≥ 2/3 số điểm theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu của Trường ĐHSP Hà Nội 2.

+ Đối với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển có 1 môn văn hóa thì điểm môn văn hóa + [(điểm khu vực ưu tiên + điểm đối tượng ưu tiên) x 1/3] (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) ≥ 1/3 số điểm theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường ĐHSP Hà Nội 2.

d) Xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT

- Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục thể chất) phải có:

+ Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển tối thiểu là 8,0 trở lên;

+ Học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

- Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với ngành Giáo dục thể chất thí sinh phải có:

+ Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển tối thiểu là 6,5 trở lên;

+ Học lực lớp 12 xếp loại từ Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên. Đối với các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên.

- Đáp ứng yêu cầu tại Khoản III.1.3.4 và Khoản III.1.8.

- Điểm liệt của môn Năng khiếu (theo thang điểm 10): Từ 1,0 điểm trở xuống.

- Đối với các ngành ngoài sư phạm: Nhà trường chỉ nhận hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển có điểm trung bình cộng của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 5,0 điểm (theo thang điểm 10), chưa cộng điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực trong tuyển sinh.

- Thí sinh chỉ được phép đăng ký 01 tổ hợp môn xét tuyển/ngành, không giới hạn số nguyện vọng ngành đăng ký xét tuyển (Nhà trường xét tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

e) Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn). Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10.

1.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường

1.7. Tổ chức tuyển sinh:

Thời gian, hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển, các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối từng ngành đào tạo theo thời gian ấn định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thời gian của Trường ĐHSP Hà Nội 2 (sẽ được cập nhật và thông báo sau).

1.8. Chính sách ưu tiên

Xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ): Thí sinh được cộng 1,0 (một điểm) vào điểm xét tuyển cho các trường hợp sau:

- Thí sinh học trường THPT chuyên cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

- Thí sinh không học trường THPT chuyên cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương đoạt giải nhất, nhì, ba (môn đoạt giải phù hợp với ngành xét tuyển) trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh/thành phố tổ chức hoặc có học lực đạt loại giỏi trở lên ở các năm lớp 10, 11, 12.

1.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển

- Lệ phí xét tuyển hoặc tuyển thẳng: 25.000 đ/hồ sơ.

- Lệ phí thi tuyển các môn Năng khiếu: 300.000 đ/hồ sơ.

1.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy, lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm

Căn cứ Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2021 - 2022.

Năm học

Các ngành đào tạo thuộc Khoa học xã hội

Các ngành đào tạo thuộc Khoa học tự nhiên

2015 - 2016

6.100.000 đ/ sinh viên

7.200.000 đ/ sinh viên

2016 - 2017

6.700.000 đ/ sinh viên

7.900.000 đ/ sinh viên

2017 - 2018

7.400.000 đ/ sinh viên

8.700.000 đ/ sinh viên

2018 - 2019

8.100.000 đ/ sinh viên

9.600.000 đ/ sinh viên

2019 - 2020

8.900.000 đ/ sinh viên

10.600.000 đ/ sinh viên

2020 - 2021

9.800.000 đ/ sinh viên

11.700.000 đ/ sinh viên

2021 - 2022

9.800.000 đ/ sinh viên

11.700.000 đ/ sinh viên

Theo TTHN

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Viết bình luận: Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố phương án tuyển sinh 2021 (Chính thức)

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH