21/04/2015 09:13 am
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh thông báo tuyển nghiên cứu sinh năm 2015 như sau: I. CÁC NGÀNH (CHUYÊN NGÀNH) TUYỂN SINH
II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO 1. Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung và không tập trung. 2. Thời gian đào tạo: - Hình thức đào tạo tập trung: Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục. - Hình thức đào tạo không tập trung: Thời gian đào tạo không tập trung đối với người có bằng thạc sĩ là 4 năm, đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 5 năm trong đó có ít nhất là 12 tháng tập trung liên tục để thực hiện đề tài nghiên cứu. 3. Địa điểm tổ chức lớp học: Các lớp nghiên cứu sinh (kể cả chính quy tập trung và không tập trung) được tổ chức học tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Phường Trang Hạ - Thị Xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh. III. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục thể chất và Huấn luyện thể thao phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: 1. Điều kiện văn bằng: a. Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. (Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy về thể dục thể thao loại khá trở lên phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển và sau khi trúng tuyển phải hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ và các học phần tiến sĩ trong hai năm đầu của quá trình đào tạo). b. Trường hợp bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp thạc sĩ thể dục thể thao do nước ngoài cấp phải được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc đánh giá xếp loại tốt nghiệp, kết quả học tập theo quy định về đánh giá thang điểm của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc xét tương đương theo đánh giá xếp loại của Việt Nam. 2. Điều kiện thâm niên công tác: Thí sinh dự tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ phải có ít nhất 2 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký dự tuyển (Tính từ ngày Hiệu trưởng ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự tuyển). Riêng các thí sinh có bằng tốt nghiệp loại giỏi có thể dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp. 3. Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng các nội dung sau: a. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu; b. Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh; c. Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo là Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; d. Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong muốn; đ. Kinh nghiệm (về nghiên cứu,về thực tế, hoạt động xã hội và ngoại khóa khác); e. Dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; g. Đề xuất người hướng dẫn; Lưu ý: Dự định đề tài nghiên cứu của thí sinh phải có xác nhận và chữ ký của người được đề xuất hướng dẫn. Đề tài nghiên cứu và người hướng dẫn được đề nghị phải nằm trong danh mục các hướng nghiên cứu và danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; 4. Có đề cương nghiên cứu; 5. Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh. Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể: a) Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp; b) Năng lực hoạt động chuyên môn; c) Phương pháp làm việc; d) Khả năng nghiên cứu; đ) Khả năng làm việc theo nhóm; e) Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển; g) Triển vọng phát triển về chuyên môn; h) Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh. 6. Điều kiện công trình đã công bố: a. Đối với người có bằng thạc sĩ phải có ít nhất 01 bài báo khoa học phù hợp với hướng dự định nghiên cứu đã đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm. b. Đối với người chưa có bằng thạc sĩ phải có ít nhất 02 bài báo khoa học phù hợp với hướng dự định nghiên cứu đã đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm. 7. Yêu cầu về ngoại ngữ của người dự tuyển: Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây: a) Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ (Phụ lục III), trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1 quy định tại Phụ lục IIIa, với dạng thức và yêu cầu đề kiểm tra ngoại ngữ quy định tại Phụ lục IIIb; (theo Thông tư số: 05 /2012/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). b) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài; c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ. Đối với người dự tuyển là người nước ngoài đăng ký dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ bằng Tiếng Việt không bắt buộc áp dụng trình độ ngoại ngữ quy định tại điều này. 8. Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường nơi sinh viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm phải được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và không vi phạm pháp luật. 9. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Trường (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ). 10. Đủ sức khoẻ để học tập và công tác. 11. Đối tượng ưu tiên: a. Thí sinh được ưu tiên trong tuyển sinh thuộc những đối tượng sau: - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. - Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động. - Người thuộc dân tộc thiểu số. - Người đang công tác liên tục được hai năm trở lên tại các khu vực vùng cao, miền núi, hải đảo, vùng sâu, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển. Danh mục các xã, phường, thị trấn thuộc vùng cao, miền núi do Uỷ ban dân tộc và miền núi xét công nhận. Danh mục các xã, phường, thị trấn thuộc hải đảo, vùng sâu do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị, căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cùng cấp. b. Thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm mười điểm (thang điểm 100) cho tổng số điểm. Thí sinh thuộc nhiều đối tượng ưu tiên cũng chỉ được hưởng một lần ưu tiên. 12. Các trường hợp đặc biệt sẽ do Hiệu trưởng xem xét, quyết định. IV. HÌNH THỨC VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: 1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển Việc xét tuyển nghiên cứu sinh được tiến hành thông qua đánh giá hồ sơ dự tuyển, kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ; trình độ ngoại ngữ; thành tích nghiên cứu khoa học đã có; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn; chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu; đề cương nghiên cứu; ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong hai thư giới thiệu. 2. Chỉ tiêu tuyển sinh: 15 nghiên cứu sinh VI. HỒ SƠ TUYỂN SINH 1. Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh gồm có: a. Phiếu đăng ký dự xét tuyển (theo mẫu). b. Công văn giới thiệu đi dự tuyển của cơ quan quản lý hoặc trường nơi sinh viên vừa tốt nghiệp (theo mẫu). c. Bản sao có công chứng các bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học; bằng thạc sĩ, bảng điểm thạc sĩ; các minh chứng về trình độ ngoại ngữ (các văn bằng do nước ngoài cấp phải có công chứng dịch thuật). d. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để học tập của bệnh viện đa khoa. đ. Bản sao có công chứng các Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận thâm niên công tác của cơ quan quản lý. e. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (có dán ảnh) (theo mẫu). g. Bản chụp các bài báo có liên quan (gồm: trang bìa tạp chí, mục lục và toàn văn bài báo). h. Bài luận về dự định nghiên cứu (theo mẫu). i. 02 thư giới thiệu của các nhà khoa học (theo mẫu). k. Đề cương nghiên cứu (theo mẫu). l. Các giấy tờ pháp lý về đối tượng ưu tiên và các giấy tờ hồ sơ liên quan khác (nếu có). n. 06 ảnh mới chụp cỡ (4x6) để trong phong bì ghi rõ tên và địa chỉ người nhận, số điện thoại liên hệ của thí sinh. m. Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định. 2. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ: - Thí sinh nộp hồ sơ tại Khoa Sau Đại học Trường Đại học TDTT Bắc Ninh từ ngày 01/4/2015 đến ngày 18/9/2015. 3. Thời gian xét tuyển: Dự kiến ngày 08; 09/10/2015 (Theo kế hoạch đăng ký với Bộ Giáo dục & Đào tạo. Nhà trường sẽ có thông báo sau). 4. Lệ phí xét tuyển: Lệ phí xét tuyển nghiên cứu sinh 2.500.000đ/thí sinh (Hồ sơ và lệ phí xét tuyển không hoàn trả lại). Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Khoa Sau Đại học - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Phường Trang Hạ - Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 02412.217.310; 0912.494.612 - Fax: 02413.832.550 Theo thethaohangngay |
||||||||