13/01/2015 13:56 pm
1. Mục tiêu đào tạo Đào tạo trình độ tiến sĩ là nhằm đào tạo những nhà khoa học, có trình độ cao về lý thuyết và năng lực nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa trong khoa học kinh tế - xã hội và hướng dẫn nghiên cứu khoa học. 2. Hình thức và thời gian đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh nghiên cứu sinh năm 2015 theo hai hình thức sau: - Hình thức đào tạo tập trung (học tập, nghiên cứu và sinh hoạt khoa học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo): thời gian đào tạo là 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ, 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. - Hình thức đào tạo không tập trung: thời gian đào tạo là 4 năm đối với người có bằng thạc sĩ, 5 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, trong đó có ít nhất 12 tháng học tập, nghiên cứu tập trung tại cơ sở đào tạo. 3. Chỉ tiêu tuyển sinh - Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2015 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến là 100 nghiên cứu sinh (bao gồm chỉ tiêu đào tạo nghiên cứu sinh theo Đề án 911 và các đối tượng nghiên cứu sinh khác). Số chỉ tiêu chính thức sẽ được thông báo sau khi Trường nhận được quyết định giao chỉ tiêu đào tạo năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Chỉ tiêu cho mỗi chuyên ngành tuyển sinh được Hội đồng tuyển sinh Sau đại học quyết định dựa trên số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển vào các chuyên ngành và năng lực đào tạo các chuyên ngành của nhà trường. 4. Danh mục các chuyên ngành tuyển sinh
5. Điều kiện dự tuyển Người dự tuyển nghiên cứu sinh phải có các điều kiện sau: 5.1. Có văn bằng tốt nghiệp phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau: a. Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển b. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ, thì người dự tuyển cần có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển, phải tham gia kỳ tuyển sinh trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ở chuyên ngành tương ứng và đạt điểm sàn xét tuyển. Môn thi, chế độ ưu tiên và các thông tin có liên quan được công bố tại Thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2015 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Danh mục các ngành, chuyên ngành đại học và thạc sĩ được coi là phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ được quy định tại Phụ lục. Các bằng tốt nghiệp thuộc chuyên ngành không có trong danh mục này nhưng có chuyên môn gần với chuyên ngành đăng ký dự tuyển sẽ được Hội đồng Tuyển sinh Sau đại học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xem xét cụ thể sau khi thí sinh nộp hồ sơ. Trong trường hợp thí sinh chưa có bằng thạc sĩ hoặc có bằng thạc sĩ phù hợp nhưng không thuộc chuyên ngành đúng với chuyên ngành dự tuyển nghiên cứu sinh, thì thí sinh cần học bổ sung kiến thức trình độ thạc sĩ sau khi trúng tuyển. 5.2. Có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, thể hiện ở một trong hai điều kiện sau: (i) Có hai bài báo với chủ đề phù hợp với đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu lựa chọn, được đăng ở tạp chí khoa học theo . Danh mục quy định của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. (ii) Là chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên đã nghiệm thu. 5.3. Có một bài luận (2800-3000 từ) về dự định nghiên cứu, bao gồm các nội dung sau: - Đề tài hoặc hướng nghiên cứu của thí sinh Lưu ý: Dự định nghiên cứu của thí sinh phải có xác nhận của người được đề xuất hướng dẫn. Đề tài/hướng nghiên cứu và người hướng dẫn được đề nghị phải nằm trong danh mục các hướng nghiên cứu và danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh tại Phụ lục. Thí sinh có thể tham khảo thông tin liên hệ và công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tại Danh sách các nhà khoa học tham gia đào tạo sau đại học. 5.4. Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng cấp cao nhất trong đơn vị công tác của thí sinh. Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể: - Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp; 5.5. Có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án, thể hiện ở một trong các điều kiện sau: a. Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài; b. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ hệ chính quy, tại chức, chuyên tu, mở rộng. c. Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ (xem bảng hướng dẫn dưới đây), trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh.
5.6. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ học tập, nghiên cứu và chế độ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Trường. 5.7. Được xác nhận nhân thân bởi cơ quan quản lý nhân sự (đối với người đã có việc làm), hoặc cơ sở đào tạo (nơi sinh viên vừa tốt nghiệp) giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ; hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với người làm nghề tự do). 5.8. Nộp đầy đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định. 6. Hồ sơ dự tuyển 6.1. Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh gồm: 6.1.1. Phiếu đăng ký dự tuyển có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự (đối với người đã có việc làm), trường (nếu là sinh viên vừa tốt nghiệp), chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với thí sinh tự do) (theo mẫu trong Hồ sơ) 6.1.2. Hai bản sao có công chứng, năm bản sao thường (copy) và bản gốc (để đối chiếu) của các giấy tờ sau: - Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học Các bằng và bảng điểm đại học và thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo Văn bản Công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được quy định tại Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-BGDĐT ngày 16/06/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - hợp nhất giữa Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 6.1.3. Một bản gốc và năm bản sao hai thư giới thiệu theo quy định tại mục 5.4. 6.1.4. Một bản gốc và năm bản sao bài luận về dự định nghiên cứu của thí sinh theo quy định tại mục 5.3 và theo mẫu trong Hồ sơ. 6.1.5. Sáu bản sao các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. Lưu ý: i. Các công trình nghiên cứu khoa học cần đóng thành bộ (sáu bộ), có bản kê khai danh mục ở trang bìa: - Đối với bài báo: sao chụp trang bìa, trang mục lục và nội dung bài báo ii. Nếu có số công trình nghiên cứu nhiều hơn quy định ở mục 5.2, thí sinh cần đóng các công trình khoa học thành hai tập riêng: - Một tập gồm 2 bài báo hoặc 1 đề tài nghiên cứu: để chấm điểm theo quy định 6.1.6. Một công văn giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ quan quản lý nhân sự (đối với người đã có việc làm) hoặc trường (nếu là sinh viên vừa tốt nghiệp). Không yêu cầu mục này với thí sinh làm nghề tự do. 6.1.7. Một bản cam kết thực hiện nghĩa vụ học tập, nghiên cứu và chế độ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định (theo mẫu trong Hồ sơ). 6.1.8. Một giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa 6.1.9. Một bản sao có công chứng các giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên đối với thí sinh dự tuyển từ bậc đại học (nếu có) 6.1.10. Hai ảnh 3x4, nền trắng, ghi rõ họ tên và ngày sinh của thí sinh sau ảnh 6.1.11. Hai phong bì (đã có trong Hồ sơ) đề sẵn địa chỉ liên hệ của thí sinh, không dán tem. Lưu ý: Toàn bộ tài liệu trên cần sắp xếp theo hướng dẫn tại bìa Hồ sơ dự tuyển do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát hành. 6.2. Thời gian phát hành hồ sơ: từ ngày 18/12/2014, trong giờ hành chính. 6.3. Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 20/03/2015 đến ngày 30/03/2015, trong giờ hành chính. 6.4. Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Phòng 207 Tầng 2 Nhà 6, Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 7. Cách thức xét tuyển 7.1. Hình thức xét tuyển thí sinh Đánh giá thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ bao gồm đánh giá hồ sơ dự tuyển của thí sinh và phỏng vấn, theo thang điểm 100. Điểm đánh giá hồ sơ dự tuyển có trọng số 0,6; điểm phỏng vấn của thí sinh có trọng số 0,4 trong tổng số điểm xét tuyển. Thí sinh được xếp loại đạt nếu điểm mỗi phần từ 50 trở lên. Lưu ý: Ngoài phần xét tuyển, thí sinh dự tuyển từ bậc đại học phải dự thi các môn trong kỳ tuyển sinh trình độ thạc sĩ theo quy định tại Mục 5.1 của Thông báo này. 7.2. Đánh giá hồ sơ dự tuyển, bao gồm các nội dung: a. Văn bằng và kết quả đào tạo: dựa trên uy tín của cơ sở đào tạo và kết quả học tập của thí sinh tại các bậc đại học và thạc sĩ. b. Bài báo hay công trình khoa học: dựa trên uy tín của tạp chí đăng bài, sự phù hợp với hướng nghiên cứu và chuyên ngành đăng ký dự tuyển của thí sinh, chất lượng bài viết hoặc giá trị lý luận/thực tiễn của công trình khoa học… c. Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu: dựa trên sự thuyết phục về tính cấp thiết (hay ý nghĩa) của nghiên cứu; mức độ sâu sắc và bao quát của phần tổng quan các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan; tính khoa học của các phần mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (rõ ràng), phương pháp nghiên cứu dự kiến (phù hợp), kế hoạch nghiên cứu (khả thi); sự trình bày chặt chẽ, logic và thuyết phục ở các nội dung còn lại... d. Trình độ ngoại ngữ. e. Ý kiến đánh giá, nhận xét và ủng hộ thí sinh trong hai thư giới thiệu: dựa trên uy tín của người giới thiệu; nội dung giới thiệu (nhận xét sâu sắc hoặc sơ sài, thể hiện mức độ quan tâm của người giới thiệu đối với thí sinh). Lưu ý: Hội đồng tuyển sinh không chấp nhận những thư giới thiệu mang tính chất sao chép, thể hiện sự không nghiêm túc trong việc giới thiệu. 7.3. Phỏng vấn Thí sinh trình bày về vấn đề dự định nghiên cứu và kế hoạch thực hiện trước tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh. Các thành viên tiểu ban chuyên môn sẽ đặt các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá thí sinh về các mặt: a. Kiến thức: mức độ nắm vững kiến thức chuyên ngành đăng ký dự tuyến, mức độ làm chủ dự định nghiên cứu, mức độ hiểu biết về bản chất, yêu cầu của hoạt động nghiên cứu. b. Khả năng thực hiện nghiên cứu: kế hoạch học tập và nghiên cứu nếu trúng tuyển, lý giải điểm mạnh, điểm yếu và sự chuẩn bị chung của thí sinh khi đăng ký và theo học nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. c. Tư chất cần có của một nghiên cứu sinh: bao gồm năng lực nghiên cứu (khả năng tư duy phân tích, tổng hợp phê phán, cách diễn đạt chặt chẽ, logic, sự am hiểu về các phương pháp nghiên cứu...); thái độ (động cơ, sự chín chắn, tự tin, quyết tâm theo đuổi dự định học tập và nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ); và các phẩm chất khác (sự ham hiểu biết, tính sáng tạo, kỷ luật, tính trung thực, khả năng tổ chức sắp xếp công việc; tính kiên định). 8. Thời gian xét tuyển và gửi giấy báo 8.1. Kỳ xét tuyển nghiên cứu sinh và kỳ thi các môn cùng tuyển sinh trình độ thạc sĩ dự kiến được tổ chức vào trung tuần tháng 5/2015. 8.2. Thời gian gửi thông báo dự tuyển: cuối tháng 4/2015. 8.3. Thời gian công bố kết quả tuyển sinh: tháng 9/2015. 8.4. Hình thức gửi thông tin: Thông báo dự tuyển và nhập học (nếu trúng tuyển) được gửi cho thí sinh qua email và qua đường bưu điện theo địa chỉ thí sinh đăng ký trong hồ sơ. 9. Quy định riêng đối với người dự tuyển nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo Đề án 911 – phương thức đào tạo ở trong nước 9.1. Đối tượng tuyển sinh 9.1.1. Giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là trường). 9.1.2. Người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường bao gồm: a) Người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển); b) Nghiên cứu viên đang làm việc tại các viện nghiên cứu khoa học; c) Những người có năng lực và chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường; 9.1.3. Không quá 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển. 9.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh Đề án 911 - phương thức đào tạo trong nước Đối với phương thức đào tạo trong nước, NCS tham gia Đề án được hưởng các quyền lợi: - Được hưởng các ưu đãi từ phía trường cử đi đào tạo tạo theo quy định của Đề án 911. - Được tham gia các buổi sinh hoạt khoa học định kỳ và các seminar chuyên đề nâng cao do Trường tổ chức, nhằm tăng cường kỹ năng tra cứu, đọc, viết các bài báo khoa học; kỹ năng phân tích và xử lý số liệu trong nghiên cứu định lượng; cập nhật và mở rộng kiến thức về các trường phái lý thuyết… - Trong thời gian đào tạo, nếu đạt kết quả học tập, nghiên cứu tốt, NCS được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí để đăng bài khoa học, khảo sát trong nước để phục vụ đề tài nghiên cứu, đi thực tập ngắn hạn ở nước ngoài. Mức hỗ trợ cụ thể theo quy định của Thông tư liên tịch số 130/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 19/9/2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ tài chính thực hiện Đề án 911. Đồng thời, NCS phải thực hiện các nghĩa vụ: - Đóng học phí trong thời gian đào tạo tương đương với mức thu đào tạo các NCS không thuộc diện đào tạo tiến sĩ theo Đề án 911 của Trường; đóng học phí gia hạn cho thời gian gia hạn (nếu có) bằng 50% mức học phí NCS của Trường vào năm gia hạn, cộng thêm khoản kinh phí tương đương mức hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước theo quy định của Thông tư 130/TT-BTC-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính. - Trong trường hợp được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí đi thực tập ngắn hạn ở nước ngoài thì kết thúc quá trình đào tạo, NCS phải có sản phẩm khoa học tối thiểu là một bài viết để gửi đăng tạp chí bằng tiếng Anh có uy tín tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài, hoặc một bài viết gửi tham gia hội thảo khoa học quốc tế. - Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt khoa học do Ban Đề án tổ chức cho mỗi NCS thuộc Đề án; hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ khác của nghiên cứu sinh theo quy định. - Sau khi tốt nghiệp phải trở về phục vụ tại trường đã cử đi đào tạo. - Bồi hoàn chi phí đào tạo nếu không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc đã tốt nghiệp nhưng không phục vụ đủ thời gian làm việc tại trường đã cử đi đào tạo theo quy định. 9.3. Hình thức và thời gian đào tạo Nghiên cứu sinh Đề án 911 được khuyến khích theo hình thức đào tạo tập trung, nghĩa là NCS dành toàn bộ thời gian học tập và nghiên cứu của khóa học tại Trường, không kể thời gian đi thực tập tại nước ngoài. Thời gian đào tạo trong nước là 3 năm, không bao gồm thời gian thực tập tại nước ngoài. Riêng đối tượng là giảng viên các trường đại học, học viện (có đào tạo đại học), cao đẳng có thể theo học hình thức không tập trung nếu được trường cử đi học có công văn đề nghị. Trong trường hợp này, tổng thời gian đào tạo là 4 năm, không bao gồm thời gian thực tập tại nước ngoài. NCS vẫn phải có ít nhất 1,5 năm học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo. 9.4. Điều kiện dự tuyển 9.4.1. Nếu thuộc đối tượng dự tuyển tại Mục 9.1.1, người dự tuyển nghiên cứu sinh tuân theo quy định tại Mục 5 Thông báo này. 9.4.2. Nếu thuộc đối tượng dự tuyển tại Mục 9.1.2, ngoài các quy định ở Mục 5, người dự tuyển nghiên cứu sinh phải đảm bảo bổ sung các điều kiện sau: a. Đáp ứng một trong các trường hợp sau về điều kiện văn bằng: - Thí sinh đã có bằng thạc sĩ: có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá trở lên - Thí sinh chưa có bằng thạc sĩ: có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi trở lên; hoặc là sinh viên tốt nghiệp chương trình tiên tiến, kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên. Chuyên ngành đào tạo đại học phải phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Thí sinh phải tham gia kỳ tuyển sinh trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ở chuyên ngành tương ứng và đạt điểm sàn xét tuyển. b. Được một trường đại học, cao đẳng hoặc học viện có đào tạo đại học ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp. c. Có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với đối tượng quy định tại Mục 9.1.2.a). 9.4.3. Các đối tượng dự tuyển Đề án 911 phải có cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ giữa nghiên cứu sinh, bố/mẹ hoặc người bảo lãnh của người dự tuyển (đối với đối tượng quy định tại Mục 9.1.2.a) và trường cử thí sinh dự tuyển. 9.4.4. Các đối tượng dự tuyển Đề án 911 phải có trình độ ngoại ngữ đủ để đáp ứng yêu cầu trước khi đi thực tập ở nước ngoài là đạt tương đương cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ. 9.5. Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh theo Đề án 911 cần bổ sung các mục sau 9.5.1. Bản sao công chứng Hợp đồng cam kết tuyển dụng người dự tuyển làm giảng viên sau khi tốt nghiệp của một trường đại học, cao đẳng hoặc học viện có đào tạo đại học (đối với đối tượng quy định tại Mục 9.1.2). 9.5.2. Công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với đối tượng quy định tại Mục 9.1.2.a). 9.5.3. Bản cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ giữa nghiên cứu sinh, bố/mẹ hoặc người bảo lãnh của người dự tuyển (đối với đối tượng dự tuyển tại Mục 9.1.2.a) và trường cử thí sinh dự tuyển (theo mẫu trong Hồ sơ). 9.6. Thông tin khác Chỉ tiêu tuyển sinh, Danh mục các chuyên ngành tuyển sinh, Cách thức xét tuyển, Thời gian xét tuyển và gửi giấy báo đối với tuyển sinh nghiên cứu sinh Đề án 911: thực hiện theo quy định ở mục 3, 4 6 và 7 của Thông báo này. 10. Thông tin liên hệ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Theo Thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
>> Đại học kinh doanh và công nghệ tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2015
>> Học viện chính sách và phát triển tuyển sinh thạc sĩ đợt 1 năm 2015