Đằng sau ánh hào quang của Giọng hát việt nhí 2013

Mới đây cư dân mạng đang xôn xao về những dòng tâm sự đầy chân thật của một ông bố có con dự thi The voice kids. Sau sự hào nhoáng trên sân khấu là một thực tế hoàn toàn trái ngược.

Ít ai biết, để các con ăn mặc đẹp đẽ, hát hò lộng lẫy trên sân khấu rực rỡ được ghi hình phát sóng toàn quốc hàng tuần, có những người bố lặng thầm đi chợ mua rau về nấu nướng trong… toilet khách sạn để tồn tại suốt thời gian con cái tham gia tranh tài.

Việc tháp tùng chăm sóc con cũng khiến các phụ huynh xa nhà bị áp lực và căng thẳng đến nỗi mất ngủ hay khi đánh bài giải khuây bị thua có 30.000 đồng thôi vẫn trở nên cáu gắt.

Dang sau anh hao quang cua Giong hat viet nhi 2013
Bố chuẩn bị bữa ăn cho con gái tham gia The Voice Kids

Anh Lương Quốc Thái, 42 tuổi, là người làm trong ngành truyền thông hơn 20 năm qua và từng tham gia sản xuất game show trên truyền hình tại Hà Nội. Anh đã kể lại quá trình đưa cô con gái út của anh là Lương Thùy Mai tham dự cuộc thi The Voice Kids 2013 qua một bài viết đăng trên trang cá nhân.

Dư luận biết đến câu chuyện hai bố con anh Thái và bé Mai vào ngày 2/9 và lập tức xôn xao. Rất nhiều chi tiết thực tế “cười ra nước mắt”, những cảnh oái oăm “đoạn trường ai có qua cầu mới hay” được anh kể lại đầy sinh động, hài hước và nhiều ẩn ý thú vị.

Người đọc có thể thấy rõ “từ bên trong” những chuyện bếp núc của một cuộc thi âm nhạc thu hút dư luận phát sóng trên truyền hình, hiểu hơn về “công nghệ sản xuất” show truyền hình tại Việt Nam vốn còn rất nhiều điều đáng bàn và đằng sau ánh hào quang trên sân khấu là những điều rất thực tế nơi hậu trường.

Trên hết, người đọc cũng cảm nhận được một câu chuyện về tình cha con khá xúc động qua bài viết dài gần 10.000 từ mang tựa “Tôi đưa con đi thi The Voice Kids” của anh Thái.

Chiều 3/9, anh Lương Quốc Thái cho biết: “Tôi bắt đầu viết nhật ký từ khi The Voice Kids đang tiến đến vòng Liveshow 1 ở TP.HCM. Khi bé Mai dừng cuộc chơi và hai bố con quay trở ra Hà Nội, tôi cũng viết xong. Nhiều phụ huynh có con em thi The Voice đã được tôi đọc cho nghe về bài viết của mình. Ai cũng cười”.

Anh Thái kể, gia đình anh tốn trên 50 triệu đồng để hai bố con từ Hà Nội lặn lội vào TP.HCM 3 lần phục vụ cho việc tham gia The Voice Kids. “Vòng Giấu mặt tôi ở 2 tuần, vòng Đối đầu ở 3 tuần và đến vòng Liveshow ở một tháng rưỡi. Suốt thời gian đó tôi tạm nghỉ làm việc. Tôi nghĩ gia đình đã trả một cái giá khá cao cho việc phát hiện tố chất và năng khiếu có thể làm ca sĩ của con gái. Dù vậy, vợ chồng tôi chưa bao giờ nghĩ con mình sẽ thành ca sĩ chuyên nghiệp sau này”.

Dang sau anh hao quang cua Giong hat viet nhi 2013
Bữa cơm của hai cô con gái tham gia thi The Voice Kids và hai ông bố

Anh Thái nhấn mạnh: “Bài viết của tôi không có ý định chê trách hay phê phán bất kỳ ai. Tôi chỉ muốn chia sẻ tâm trạng của một người đã trải qua một chuyến đưa con đi thi hát trên truyền hình với nhiều vất vả mà chỉ có người trong cuộc mới biết. Tôi thấy khi tham gia cuộc thi hát, con tôi vẫn 'được' khá nhiều:

1. Được thể hiện mình và bộc lộ năng khiếu mà một người bố như tôi không phát hiện (giá hơi cao để bố biết con có năng khiếu).

2. Bé được tiếp xúc và học được từ HLV - một người đem cả tình thương yêu và đam mê âm nhạc để truyền đạt cho con - khiến cho những gì còn tiềm ẩn về năng khiếu âm nhạc của con tôi được bộc lộ. Tiếc là năng khiếu đã bộc lộ nhưng rèn luyện và nâng nó lên một tầm cao mới thì thời gian không còn nữa.

3. Bé có thêm rất nhiều bạn bè và nhận được sự yêu thương của rất nhiều người.

Dang sau anh hao quang cua Giong hat viet nhi 2013
Người bố giặt giũ cho con tại khách sạn

Còn những cái “mất”:

1. Các bậc làm cha làm mẹ tốn quá nhiều thời gian để theo con. Nếu (chỉ có một người) giành giải thưởng, con cũng chưa thể làm ca sĩ.

2. Để theo học trường nhạc, định hướng cho con theo đúng khả năng và năng khiếu của con lại quá sớm hoặc chương trình không có liên kết với bất cứ trường âm nhạc nào để có thể đưa các bé trong top 15-9-3 và cũng không định hướng đào tạo âm nhạc cho các bé đã vào đến top này. Vì thế, cuộc thi chỉ đơn thuần như một cuộc chơi - một cuộc chơi tốn kém.

3. Các bậc phụ huynh cũng như các bé hẫng hụt vô cùng bởi khi rời cuộc chơi (bị loại), ban tổ chức không có một động thái (dù là chia tay hay một lời động viên khích lệ chứ đừng nói gì đến quà lưu niệm hay logo của chương trình).

Với những cảm nhận chân thực, tôi viết ra những dòng này với hy vọng những ông bố, bà mẹ đang có ý định cho con đi thi cuộc thi này cần cân nhắc và suy nghĩ kỹ và coi bài viết của tôi như một kênh để tham khảo. Quyền quyết định vẫn là ở các bạn”.

Theo Tuổi trẻ

Viết bình luận: Đằng sau ánh hào quang của Giọng hát việt nhí 2013

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247