04/06/2013 20:18 pm
Môn thi địa lý năm 2013: Nhiều thí sinh nhận định đề thi năm nay tương đương với mức của năm trước tuy hơi dài.. Đề thi môn Địa lý được nhận xét không quá lắt léo, kiến thức gói trọn trong chương trình ôn tập của nhà trường, để đạt được điểm khá không khó. Nhiều thí sinh nộp bài trước thời gian kết thúc buổi thi. Tuy nhiên nhiều thí sinh tại Đà Nẵng cho biết phải tận dụng hết 90 phút mới làm hết bài thi môn Địa lý. Xem ngay: dap an de thi tot nghiep 2013 Tuyensinh247.com cập nhật nhanh nhất đề thi và đáp án đề thi tốt nghiệp môn địa lý năm 2013 gửi tới các em học sinh và các bậc phụ huynh nhanh nhất và chính xác nhất. Đáp án Đề thi tốt nghiệp môn địa năm 2013 chính thức của bộ giáo dục và đào tạo
Đáp án đề thi tốt nghiệp môn địa lý do Tuyensinh247 và các thầy cô bộ môn tổng hợp và giải: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I : (3,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. + Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông. + Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. + Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam. + Những đỉnh núi cao trên 2.000 m ở Thương nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1.000 m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m. 2. Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh gì? Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay? a. Thế mạnh: - Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân). - Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động. - Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. - Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế. b. Vấn đề việc làm. - Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta. - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở thành thị, nông thôn. Tỉ lệ thất nghiệp trung bình cả nước là 2,1%. Thành thị 5,3%, nông thôn 1,1%. Tỉ lệ thiếu việc làm tương ứng: 8,1%, 4,5% và 9,3% Câu II: (2,0 điểm) 1. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta. Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước. Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 56% cả nước (năm 2005). Trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm; giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,7% cả nước. Ở nước ta hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. Trên phạm vi cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2. Hoạt động xuất khẩu của nước ta có những chuyển biến tích cực như thế nào trong thời ký Đổi mới? Tình hình: - Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu. - Tổng giá trị XNK tăng liên tục từ 5,2 tỷ USD năm 1990 lên 69,2 tỷ USD năm 2005. - Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. - 2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Xuất khẩu: - XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005. - Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nặng nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. - Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Câu III: (3,0 điểm) 1. Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển, đảo có ý nghĩa như thế nào? Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy, việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn dịnh trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Việt Nam là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích ở Biển Đông. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau. 2. Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diện tích, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm và nhận xét. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012) Câu III: (3,0 điểm)
Nhận xét: - Nhìn chung diện tích và năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long thời kì 2005 -2011 liên tục tăng. - 2005 - 2011 + Diện tích tăng 263 nghìn ha tăng 1,1 lần. + Năng suất tăng 6,3 tạ/ha tăng 1,1 lần. Việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông cửu Long tăng do chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà nước, thị trường tiêu thụ mở rộng. Phát triển thủy lợi, áp dụng các giống mới có năng suất cao phù hợp môi trường sinh thái, cơ cấu mùa vụ thay đổi, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Dựa vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên và nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp lớn. - Các trung tâm công nghiệp lớn: Hải Phòng, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Nha Trang, Cần Thơ, Cà Mau. Nhận xét sự phân bố: - Chủ yếu tập trung ở đồng bằng, vùng ven biển. - Gần nguồn nguyên liệu. - Gần thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Ngoài ra, còn được phân bố ở những vùng dồi dào lao động. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Dựa vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên và nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp rất lớn và lớn. - Các trung tâm công nghiệp rất lớn: Hà Nội và TP.HCM. - Các trung tâm công nghiệp lớn: Hải Phòng, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu. Nhận xét sự phân bố: - Chủ yếu tập trung ở đồng bằng, vùng ven biển. - Gần nguồn nguyên liệu. - Gần thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Ngoài ra, còn được phân bố ở những vùng dồi dào lao động. Đặng Thị Chiếu Huyền - Châu Thị Nguyệt
Đáp án đề thi tốt nghiệp môn địa lý của bộ giáo dục đào tạo:
Lịch thi tốt nghiệp môn địa lýMôn địa lý thi sáng thứ 2 ngày 3/6/2013. Hình thức thi: Tự luận Thời gian làm bài thi: 90 phút, Giờ phát đề thi cho thí sinh: 7h25 Giờ bắt đầu làm bài thi: 7h30. Theo thethaohangngay DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||||||||||
>> Đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2013
>> Đáp án đề thi tốt nghiệp môn hóa năm 2013
>> Đáp án đề thi môn địa khối C năm 2013