07/07/2025 10:37 am
1. Đối tượng, độ tuổi, phạm vi tuyển sinh 1.1. Đối tượng - Hạ sĩ quan-binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên, tính đến tháng 4 năm 2025 (quân nhân nhập ngũ từ năm 2024 trở về trước); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng trở lên, tính đến tháng 9 năm 2025; - Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ và công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân), số lượng đăng ký không hạn chế; 1.2. Độ tuổi của thí sinh (tính đến năm 2025, không tính tháng sinh) - Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi; - Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi. 1.3. Phạm vi tuyển sinh Tuyển thí sinh nam trong cả nước. 2. Phương thức tuyển sinh, gồm: - Phương thức 1 (PT1): Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT, quy định của Bộ Quốc phòng. - Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức năm 2025 (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). - Phương thức 3 (PT3): Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025; - Cử tuyển xét theo quy định của Bộ Quốc phòng. >>> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN CÁC NĂM QUA 3. Chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển, ngành đạo tạo 3.1. Chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển
- Thực hiện xét tuyển từ PT1 đến xét tuyển đồng thời PT2 và PT3, thí sinh được tham gia xét tuyển tất cả các phương thức tuyển sinh của Học viện; - Xét tuyển lấy từ thí sinh có tổng số điểm xét tuyển cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu quy định; - Tuyển 10 chỉ tiêu đi đào tạo ở nước ngoài, chỉ tiêu nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện. 3.2. Chuyên ngành đào tạo - Ngành chỉ huy kỹ thuật phòng không, không quân và tác chiến điện tử gồm 06 chuyên ngành: + Chỉ huy kỹ thuật Phòng không, chuyên ngành Tên lửa phòng không; + Chỉ huy kỹ thuật Phòng không, chuyên ngành Rađa phòng không; + Chỉ huy kỹ thuật Phòng không, chuyên ngành Pháo phòng không; + Chỉ huy tham mưu Không quân, chuyên ngành Tác huấn không quân; + Chỉ huy tham mưu Không quân, chuyên ngành Dẫn đường không quân; + Chỉ huy kỹ thuật Tác chiến điện tử. - Ngành Kỹ thuật hàng không gồm 04 chuyên ngành: + Máy bay động cơ; + Thiết bị hàng không; + Vũ khí hàng không; + Vô tuyến điện hàng không. 4. Điểm xét tuyển 4.1. Thành phần điểm xét tuyển Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Thông tư tuyển sinh của Bộ Quốc phòng, các trường được cộng điểm khuyến khích cho các thí sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; học sinh giỏi bặc THPT doạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc có chứng nhận kết quả các ký thi đánh giá năng lực quốc tế. Tổng điểm xét tuyển gồm 3 thành phần: - Thành phần 1: Điểm thi của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm thi đánh giá năng lực. - Thành phần 2: Điểm khuyến khích. - Thành phần 3: Điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng 4.2. Thang điểm xét tuyển - Học viện sử dụng thang điểm 30, tương ứng với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo thang điểm 10 để xét tuyển. - Thực hiện quy đổi điểm bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội, bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh về thang điểm 30 để xét tuyển. 5. Quy đổi điểm, Cộng điểm khuyến khích 5.1. Quy đổi điểm ngoại ngữ từ kết quả chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế a) Quy tắc chung - Thực hiện quy đổi với thí sinh có kết quả điểm ngoại ngữ IELTS 5,5 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT 55 điểm trở lên; - Không áp dụng quy đổi điểm ngoại ngữ đối với các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thi tại nhà (home edition); - Trường hợp thí sinh vừa tham gia thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ vừa sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để quy đổi điểm xét tuyển, nếu phương án nào có điểm cao hơn sẽ được ưu tiên sử dụng phương án đó. - Các chứng chỉ ngoại ngữ còn giá trị sử dụng đến ngày 22/8/2025 (thời gian thông báo thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Kế hoạch tuyển sinh năm 2025 của Bộ GD&ĐT). b) Thang điểm quy đổi như sau: Môn tiếng Anh
5.2. Quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển a) Sử dụng mã bài thi đánh giá năng lực Học viện sử dụng bài thi của ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh và tất cả các mã bài thi của ĐHQG Hà Nội để xét tuyển. b) Công thức quy đổi Công thức quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển theo quy định của Bộ quốc phòng. 5.3. Cộng điểm khuyến khích a) Đối tượng - Nhóm 01: Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển (thí sinh được cộng điểm khuyết khích khi không sử dụng quyền xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển hoặc thí sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế một trong các môn tổ hợp xát tuyển), gồm: + Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba và giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. + Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba và giải tư cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia. - Nhóm 02: Thí sinh tốt nghiệp THPT trong năm tuyển sinh và có đủ các điều kiện sau: + Đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11, lớp 12. + Tham gia kỳ thi học sinh giỏi bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt giải nhất, nhì, ba một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển hoặc tổ hợp cả 3 môn xét tuyển của trường dự tuyển. - Nhóm 03: Thí sinh tốt nghiệp THPT trong năm tuyển sinh và có đủ các điều kiện sau: + Đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11, lớp 12. + Có một trong các chứng nhận kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế (SAT, ACT, IELTS, TOEFL iBT) * Thí sinh đạt điểm SAT từ 1068 (tính theo thang điểm 1.600 điểm); điểm ACT từ 18.0 điểm (tính theo thang điểm 36 điểm) * Thí sinh đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS từ 5.5 điểm trở lên; chứng chỉ TOEFL từ 55 điểm trở lên. Thí sinh thuộc nhiều diện cộng điểm khuyến khích chỉ được tính mức điểm khuyến khích cao nhất. b) Mực điểm cộng - Nhóm 1: Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức cử tham gia (cộng điểm khuyết khích khi không sử dụng quyền xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển hoặc thí sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế một trong các môn tổ hợp xát tuyển)
- Nhóm 02: Học sinh giỏi bậc THPT đoạt giải trong kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển hoặc tổ hợp cả 3 môn xét tuyển.
- Nhóm 03: Học sinh giỏi bậc THPT có chứng nhận kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế (SAT, ACT, IELTS, TOEFL iBT), các chứng chỉ còn giá trị sử dụng đến ngày 22/8/2025 (thời gian thông báo thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Kế hoạch tuyển sinh năm 2025 của Bộ GD&ĐT).
6. Điểm ưu tiên khu vực, điểm ưu tiên đối tượng. Điểm ưu tiên khu vực, điểm ưu tiên đối tượng được xác định theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Điểm ưu tiên (ĐƯT): Là tổng điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng, tùy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT điểm ưu tiên được xác định như sau: - Các thí sinh có kết quả thi cộng với điểm khuyến khích dưới 22.5 điểm: ĐƯT = Điểm ưu tiên khu vực + Điểm ưu tiên đối tượng. - Các thí sinh có kết quả thi cộng với điểm khuyến khích đạt từ 22,5 điểm trở lên: ĐƯT = [(30 - Tổng điểm thi- Điểm khuyến khích)/7,5] x (Điểm ưu tiên khu vực + Điểm ưu tiên đối tượng) Trong đó, “Tổng điểm thi” là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đã quy đổi. 7. Tổng điểm xét tuyển 7.1. Nguyên tắc chung: - Thực hiện quy đổi điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh về thang điểm 30. - So sánh điểm quy đổi bài thi đánh giá năng lực với điểm từ các tổ hợp theo kết quả trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả nào cao hơn sẽ đưa vào xét tuyển. - Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm thi + Điểm khuyến khích + Điểm ưu tiên. 7.2. Phương pháp tính tổng điểm xét tuyển - Tổng điểm đạt được: Là tổng điểm thi của thí sinh (theo kết quả của kỳ thi THPT hoặc kỳ thi đánh giá năng lực) với điểm khuyến khích, được xác định: Tổng điểm đạt được = Tổng điểm thi + Điểm khuyến khích. + Trường hợp Tổng điểm đạt được vượt quá 30 điểm, sẽ được quy về điểm tuyệt đối là 30 điểm. + Trường hợp Tổng điểm đạt được dưới 22,5 điểm, không phải quy đổi điểm ưu tiên. + Trường hợp Tổng điểm đạt được trên 22,5 điểm, thực hiện quy đổi điểm ưu tiên theo công thức quy đổi điểm ưu tiên nêu tại khoản 6 mục II. - Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên - Ví dụ: Thí sinh A có kết quả thi tốt nghiệp THPT được 25,25 điểm; đạt giải Nhì môn Toán cấp quốc gia; Khu vực 2NT; đối tượng ưu tiên 06. Khi đó: + Điểm khuyến khích được xác định: Giải nhì = 2,75 điểm; Ưu tiên khu vực 2NT: 0,5 điểm; Ưu tiên đối tượng 06: 1,0 điểm. + Tổng điểm đạt được = 25,25 + 2,75 = 28,00 điểm. + Điểm ưu tiên = [(30,0 – 28,0)/7,5] x (0,5 + 1,0) = 0,4 điểm. + Điểm xét tuyển = 28,0 + 0,4 = 28,4 điểm. 8. Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 8.1. Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển - Học viện chỉ nhận hồ sơ xét tuyển đại học quân sự đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển vào hệ đại học quân sự của các trường Quân đội, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 hoặc Kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong năm 2025 để lấy kết quả xét tuyển đại học, các môn thi phù hợp với tổ hợp các môn xét tuyển vào Học viện. - Trong xét tuyển đợt 1: Học viện chỉ xét tuyển vào hệ đào tạo đại học quân sự đối với các thí sinh đã qua sơ tuyển, đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào Học viện; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội. Trường hợp thí sinh không đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất), đăng ký không đúng tổ hợp xét tuyển của trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc đăng ký không đúng nhóm trường thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng theo đúng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng thì sẽ mất quyền xét tuyển nguyện vọng 1. 8.2. Tiêu chuẩn sức khoẻ - Tuyển chọn thí sinh nam đạt Loại 1 và Loại 2 theo quy định tại Thông tư số 105/2023/TT-BQP ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, theo các chỉ tiêu: Thể lực (trừ chiều cao, cân nặng có quy định riêng); mắt (trừ tật khúc xạ cận thị có quy định riêng); tai mũi họng; răng hàm mặt; nội khoa; thần kinh; tâm thần; ngoại khoa; da liễu. + Ngành chỉ huy kỹ thuật phòng không, không quân và tác chiến điện tử: * Về Thể lực: Chỉ số BMI ≤ 30; thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; * Về Mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị. + Ngành Kỹ thuật hàng không: * Về Thể lực: Chỉ số BMI ≤ 30; thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; * Về Mắt: Tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt điểm 1 theo quy định Thông tư số 105 (thị lực mắt phải đạt 10/10; tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên) và các thi sinh cận từ 3 đi ốp đến 6 đi ốp đã phẫu thuật ổn định (thị lực mắt phải đạt 10/10; tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên). + Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào Học viện: Được tuyển thí sinh có thể lực đạt Loại 1 và Loại 2 theo quy định tại Thông tư số 105/2023/TT-BQP ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,60 m trở lên, nặng 48kg trở lên; + Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người (gồm các dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) dự tuyển vào Học viện: thí sinh phải đạt chiều cao từ 1,58 m trở lên, nặng 46kg trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung. 8.3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào - Phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh): quy đổi về thang điểm 30 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện; - Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Dựa trên cơ sở phổ điểm kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Học viện xây dựng phương án ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Quân chủng PK-KQ và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng. Khi có quyết định phê duyệt phương án ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, Học viện sẽ đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và Website của Học viện. 8.4. Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển - Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào Học viện, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT. - Thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trong nhóm trường theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh, cụ thể: Nhóm 1: Gồm ngành Chỉ huy tham mưu của Học viện PK-KQ, các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh. Nhóm 2: Gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Học viện PK-KQ (ngành Kỹ thuật hàng không). 9. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh đăng ký xét tuyển 9.1. Phương thức 1(PT1): Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT, quy định của Bộ Quốc phòng. Thí sinh dự tuyển bằng Phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển học sinh giỏi (HSG) bậc THPT phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển, các thí sinh phải đăng ký trên mạng internet hệ thống https://tuyensinhquandoi.com/ (có hướng dẫn riêng trên website của Học viện). a) Đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT - Đối tượng 1: Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh Bộ GD&ĐT, như sau: + Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ Thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT; + Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn HSG quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 03 năm tính đến tháng 7/2025. Thủ tục xét tuyển: Thí sinh làm 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng nộp về Ban TSQS cấp huyện trước ngày 25/6/2025; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ và danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn về Học viện PK-KQ trước ngày 30/6/2025. Hồ sơ xét tuyển của thí sinh gồm: + Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng; + Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia môn Toán, Vật lý; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia hoặc Giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác; + Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; + Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, phải nộp bản chính Giấy chứng nhận đoạt giải để xác nhận nhập học trong thời gian quy định (thời gian tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh). - Đối tượng 2: Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh Bộ GD&ĐT, như sau: + Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ; + Thí sinh có nơi thường trú từ 03 năm trở lên, học 03 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. + Tiêu chuẩn: * Về học lực, thí sinh đạt các tiêu chuẩn: Kết quả học tập 3 năm (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt học lực khá trở lên, trong đó điểm tổng kết trung bình môn học năm lớp 12 của 3 môn học theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng phải đạt khá trở lên. Điểm các bài thi hoặc môn thi xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 điểm trở lên (theo thang điểm 10). * Về hạnh kiểm (rèn luyện): Xếp loại hạnh kiểm các năm học THPT hoặc tương đương của thí sinh phải đạt khá trở lên. * Thí sinh trúng tuyển phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức; chương trình bổ sung kiến thức do Giám đốc quy định. Thủ tục xét tuyển: Thí sinh làm 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng nộp về Ban TSQS cấp huyện trước ngày 25/6/2025; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ và danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn về Học viện PK-KQ trước ngày 30/6/2025. Hồ sơ xét tuyển của thí sinh gồm: + Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng; + Bản sao có công chứng học bạ 3 năm học THPT; + Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; + Xác nhận nơi thường trú, thời gian thường trú của Ban TSQS cấp huyện; + Thí sinh đã tốt nghiệp từ năm 2024 trở về trước, nộp 01 Bản sao có công chứng Bằng tốt nghiệp THPT và Giấy chứng nhận kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm thí sinh dự thi; + Thí sinh tốt nghiệp năm 2025, khi có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nộp 01 Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT về Học viện PK-KQ trước ngày 25/7/2025. + Điểm xét tuyển là tổng cộng điểm trung bình chung của 3 môn theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Xét tuyển theo phương thức lấy từ thí sinh có tổng số điểm xét tuyển cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu quy định. Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau: * Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển. * Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển. * Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển. Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường, tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định. b) Đối tượng ưu tiên xét tuyển theo Quy chế của Bộ GD&ĐT - Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (Đối tượng 1), không dùng quyền xét tuyển thẳng, có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đáp ứng tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào của Học viện thì được ưu tiên xét tuyển vào Học viện; - Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2025, đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG quốc gia, đoạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, các môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi tương ứng với môn Toán, Vật lý; thời gian đoạt giải không quá 03 năm tính tới thời điểm xét tuyển; có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đáp ứng tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào của Học viện thì được ưu tiên xét tuyển vào Học viện; Thủ tục xét tuyển: Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển phải đăng ký, dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo quy định; phải nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển tại Ban TSQS cấp huyện trước ngày 25/6/2025 và phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường nộp hồ sơ theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ đủ tiêu chuẩn về Học viện PK-KQ trước ngày 30/6/2025. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển gồm: - Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển; - Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia môn Toán, Vật lý; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia và Giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác. c) Đối tượng xét tuyển HSG bậc THPT theo quy định của Bộ Quốc phòng - Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2025, đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 và tham gia kỳ thi HSG bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đoạt giải nhất, nhì, ba thuộc môn Toán, Vật lý. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT (chỉ bảo lưu đến năm thí sinh học xong lớp 12 và thi đạt tốt nghiệp THPT, những năm sau không còn giá trị xét tuyển); Thí sinh đăng ký xét tuyển, đủ điều kiện sơ tuyển, nếu có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Học viện; Chủ tịch HĐTS Học viện xem xét, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng quyết định cho vào học. Thủ tục xét tuyển: Thí sinh đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT phải đăng ký, dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo quy định; phải nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT tại Ban TSQS cấp huyện trước ngày 25/6/2025 và phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường nộp hồ sơ theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ đủ tiêu chuẩn về các trường thí sinh đăng ký xét tuyển trước ngày 30/6/2025. Hồ sơ gồm: - Phiếu đăng ký xét tuyển diện HSG bậc THPT; - Bản sao có công chứng học bạ 3 năm học THPT; - Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) môn Toán, Vật lý và Giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên khác; - Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh. 9.2. Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực Phương thức tuyển sinh bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực sử dụng tổng điểm xét tuyển là Điểm đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong năm 2025 và điểm ưu tiên để xét tuyển. Điểm đánh giá năng lực của thí sinh được quy đổi về thang điểm 30, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Học viện xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh; thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm xét tuyển cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu. Thí sinh làm 01 phiếu đăng ký xét tuyển kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực (Theo Phụ lục) nộp về Ban TSQS cấp huyện trước ngày 25/6/2025 hoặc nộp về Học viện trước ngày 30/6/2025 và đăng ký trên mạng internet hệ thống https://tuyensinhquandoi.com/(có hướng dẫn riêng trên website của Học viện). 9.3. Phương thức 3 (PT3): Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - Căn cứ vào tổng điểm xét tuyển của thí sinh, gồm tổng điểm thi 3 môn đăng ký xét tuyển, điểm khuyến khích và điểm ưu tiên; Học viện xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh; thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm xét tuyển cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu. - Thực hiện một điểm chung với đối tượng thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài Quân đội, giữa 03 tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Lý, Hóa), tổ hợp A01 (Toán, Lý, tiếng Anh) và tổ hợp C01 (Toán, Lý, Ngữ văn); xác định điểm chuẩn riêng theo thí sinh có nơi thường trú ở khu vực phía Bắc (theo tổ chức hành chính cũ từ Quảng Bình trở ra) và thí sinh có nơi thường trú ở khu vực phía Nam (theo tổ chức hành chính cũ từ Quảng Trị trở vào); thí sinh là quân nhân tại ngũ được xác định điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú. - Thí sinh được tính điểm chuẩn theo nơi thường trú phía Nam phải có đủ các điều kiện sau: + Có nơi thường trú (theo tổ chức hành chính cũ) từ tỉnh Quảng Trị trở vào; + Thời gian có nơi thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào (tính đến tháng 9 năm 2025) phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên; + Có ít nhất năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh phía Nam. 9.4. Tiêu chí phụ Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ như sau: a) Tiêu chí 1: Ưu tiên các thí sinh đạt học sinh giỏi quốc tế, quốc gia và thí sinh diện học sinh giỏi bậc THPT có chứng nhận kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế SAT, ACT, IELTS, TOEFL iBT (các thí sinh có điểm khuyến khích cao hơn sẽ trúng tuyển). b) Tiêu chí 2: Khi xét xong Tiêu chí 1, vẫn có thí sinh bằng điểm và vượt quá chỉ tiêu được giao, thực hiện xét Tiêu chí 2 như sau: - Ưu tiên sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, thí sinh có điểm quy đổi tương đương cao hơn sẽ trúng tuyển. - Nếu có nhiều thí sinh có kết quả đánh giá năng lực bằng nhau: + Trường hợp các thí sinh bằng điểm đều có kết quả thi của ĐHQG Hà Nội thì thực hiện xét lần lượt theo điểm các thành phần: Toán học và xử lý số liệu, Ngôn ngữ và văn học và phần khoa học hoặc ngoại ngữ. Điểm phần nào cao hơn sẽ trúng tuyển. + Trường hợp các thí sinh bằng điểm đều có kết quả thi của ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh thì thực hiện xét lần lượt theo điểm các thành phần, phần Toán học, tiếng Việt, tiếng Anh và Tư duy khoa học. Điểm phần nào cao hơn sẽ trúng tuyển. + Trường hợp trong nhóm bằng điểm có đồng thời kết quả của 2 ĐHQG; các trường đề xuất phương án, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định. c) Tiêu chí 3: Khi xét xong Tiêu chí 2, vẫn có thí sinh bằng điểm và vượt quá chỉ tiêu được giao, thực hiện xét Tiêu chí 3 như sau: Khi thí sinh có cùng mức điểm thi THPT như nhau thì thực hiện xét lần lượt theo điểm thành phần của các môn trong tổ hợp xét tuyển theo thứ tự ưu tiên: Toán, Vật lý, Hóa học, tiếng Anh, Ngữ văn. 10. Thời gian tuyển sinh - Thời gian đăng ký sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự các đơn vị, địa phương: Từ ngày 01/4/2025 đến ngày 20/5/2025. - Thời gian đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. - Thời gian xét tuyển: Theo quy định chung của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng năm 2025. 11. Lệ phí xét tuyển: 50.000đ/ 01 nguyện vọng đăng ký xét tuyển. 12. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có) Thí sinh không phải đóng học phí trong quá trình học tập. 13. DỰ KIẾN TUYỂN SINH CÁC ĐỢT BỔ SUNG TRONG NĂM - Khi tuyển nguyện vọng 1 vào Học viện còn thiếu chỉ tiêu hoặc khi thí sinh đến nhập học không đủ và đến nhập học nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập học, phải loại ra, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu Bộ Quốc phòng giao, thì Học viện xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho đủ chỉ tiêu; quy trình xét tuyển thực hiện theo quy chế của Bộ GD&ĐT và phải bảo đảm tỷ lệ vùng, miền; - Việc xét tuyển các nguyện vọng bổ sung vào Học viện: Chỉ xét tuyển những thí sinh đăng ký sơ tuyển vào đại học hệ quân sự các trường trong Quân đội, không trúng tuyển nguyện vọng 1, đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào Học viện, có đủ điều kiện về sức khỏe, vùng tuyển, tổ hợp môn xét tuyển của Học viện và chỉ được xét tuyển khi Học viện còn chỉ tiêu tuyển sinh; - Xét tuyển bổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần theo quy định của Bộ Quốc phòng. Thí sinh có thể thực hiện đăng ký xét tuyển bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khác theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng. Theo TTHN 🔥 2K8 CHÚ Ý! LUYỆN THI TN THPT - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - ĐÁNH GIÁ TƯ DUY!
LỘ TRÌNH SUN 2026 - LUYỆN THI TN THPT - ĐGNL - ĐGTD (3IN1)
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||