Đề cương ôn tập công chức thuế - P7

Cập nhật đề cương ôn tập thi vào công chức thuế - phần 7.

Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế

Phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên hệ thống kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý của Nhà nước.

Trong thực tế tổ chức và quản lý đối với nền kinh tế, Nhà nước có thể và cần phải thực hiện các biện pháp chủ yếu, đó là: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục thuyết phục.

1. Phương pháp hành chính

1.1. Khái niệm

Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông qua các quyết định dứt khoát có tính bắt buộc trong khuôn khổ luật pháp lên các chủ thể kinh tế, nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước trong những tình huống nhất định.

1.2. Đặc điểm

Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực.

- Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, các doanh nhân…) phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.

- Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng thẩm quyền của mình.

Thực chất của phương pháp này là sử dụng quyền lực Nhà nước để tạo sự phục tùng của đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, doanh nhân…) trong hoạt động và quản lý của Nhà nước.

1.3 Hướng tác động

- Tác động về mặt tổ chức: Nhà nước xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào hoạt động của nền kinh tế. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mặt tổ chức hoạt động của các chủ thể kinh tế và những quy định thuộc về thủ tục hành chính buộc tất cả những chủ thế từ cơ quan nhà nước đề doanh nghiệp phải tuân thủ.

- Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các chủ thể kinh tế là những tác động mang tính bắt buộc của Nhà nước lên quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu quản lý của Nhà nước.

1.4. Trường hợp áp dụng phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính được dùng để điều chỉnh các hành vi mà hậu quả của nó có thể gây ra thiệt hại cho cộng đồng, cho Nhà nước. Trong trương hợp những hành vi này diễn ra khác với ý muốn của Nhà nước phải sử dụng phương pháp cưỡng chế để ngay lập tức đưa hành vi đó tuân theo một chiều hướng nhất định, trong khuôn khổ chính sách, pháp luật về kinh tế. Chẳng hạn, những đơn vị nào sản xuất hàng nhái, hàng giả bị Nhà nước phát hiện sẽ phải chịu xử phạt hành chính như: đình chỉ sản xuất kinh doanh, nộp phạt, tịch thu tài sản…

2. Phương pháp kinh tế

2.1. Khái niệm

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn lên đối tượng quản lý tự giác chủ động quản lý nhằm làm cho các đối tượng quản lý tự giác chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.2. Đặc điểm

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động lên đối tượng quản lý không bằng cưỡng chế hành chính mà bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ. có thể thấy đay là phương pháp quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Phương pháp này mở rộng quyền hành động cho các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.

Viết bình luận: Đề cương ôn tập công chức thuế - P7

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247