Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa năm 2013 (P1)

Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa năm học 2013 - 2014 của các trường THPT tỉnh Gia Lai Phần 1 gồm có 2 đề thi và đáp án (đề số 1, đề số 2).

Cập nhật Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa năm 2013 phần 1 gồm 2 đề có đáp án (đề số 1 và đề số 2) ngày 6/12/2013

 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa - đề số 1

A./ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH:

I. Trắc nghiệm: (20 câu, 5 điểm – Thời gian: 20 phút) 

Câu 1: Nguyên tử nhôm (Z=13) có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là:

            A. 3s23p4                                B. 3s23p1                   C. 3s23p2                    D. 3s13p2

Câu 2: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng :

            A. số khối.      B. số nơtron.      C. số proton.        D. số nơtron và proton.

Câu 3: Số oxi hóa của nitơ trong NH3 là :

            A. +3.                         B. – 3,.              C. +1.                         D. +5

Câu 4: Cho Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13). Tính kim loại tăng dần trong dãy nào sau đây ?

            A. Al , Mg, Na,          B.  Na, Al, Mg,          C. Mg, Na, Al       D.  Al, Na, Mg

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất ?

            A. I                              B. Cl                                 C. F                                   D. Br

Câu 6: Nước ở trạng thái rắn có kiểu mạng tinh thể:

            A. Nguyên tử                         B. ion                          C. kim loại                             D. Phân tử

Câu 7: Trong nguyên tử thì số hạt proton là:

            A. 17                           B. 8.                            C. 9.                                        D. 11.

Câu 8: Cho các nguyên tử : ; ; . Nguyên tử đồng vị là :

            A. Y,Z và E                B. Y và Z                  C. Y và E                                 D. Z và E

Câu 9: Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử trong các phản ứng dưới đây :

A.  2H2 +  O2      2H2O                              B. 2NaHCO3Na2CO3 + CO2 +  H2O

C.  2Al(OH)3  Al2O3 + 3H2O            D. CaO  +  CO2  →   CaCO3

Câu 10: X có cấu hình electron ở phân lớp cuối cùng là: ...3s2. Vị trí của X  trong bảng tuần hoàn là:

            A. Ô 11, chu kỳ 2, nhóm VA.                     B. Ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIB.

            C. Ô 11, chu kỳ 3, nhóm IIA.                      D. Ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA.

Câu 11: Phân lớp p chứa tối đa số electron là:

            A. 2,                            B. 8                C. 6,                            D. 4

Câu 12: Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì tính kim loại:

            A. tăng dần.                                                   B. giảm dần.             

C. không đổi.                                                D. cả B và C đều đúng.

Câu 13: Cho phản ứng: H2  +  Cl2   2 HCl.           Vai trò của H2 trong phản ứng ?

A. là chất oxi hóa .                                      B. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.

C. là chất khử.                                               D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử.

Câu 14: Hơp chất có liên kết ion là :

            A . CO2                       B . NH3                       C . CH4                       D . KCl

Câu 15: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức ?

      A.  Al                                B.  Si                          C.  Mg             D.  P

Câu 16: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa-khử ?

            A. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2           B.  CaCO3    CaO +  CO2

C. 4KClO3    3KClO4   +  KCl                      D.  2KClO3       2KCl   +   3O2

Câu 17: Có các oxit sau: K2O, Fe2O3, Al2O3, N2O5. oxit axit là:

            A. Al2O3                     B. Fe2O3                     C. K2O                        D. N2O5

Câu 18: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính chất nào của các nguyên tố không biến đổi tuần hoàn?

            A. Số khối                                                      B. Số electron ngoài cùng  

C. Độ âm điện                                               D. Tính kim loại

Câu 19: Cho nguyên tố Na (Z=11), F (Z = 9), O ( Z= 8). S ( Z= 16).  Nguyên tử của nguyên tố nằm ở nhóm VIIA là.

A. F                             B. O                            C. Na                          D. S

Câu 20: Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p3. Công thức oxit cao nhất của R là ?

A. RO3                        B. R2O3                       C. RO5           D. R2O5 

II. Tự luận: (3 câu, 5 điểm – Thời gian: 25 phút) 

câu 1: (1,0 điểm) Lập PTHH, cho biết sự khử, sự oxi hóa của phản ứng oxi hóa – khử sau.

Ca + HNO3 → Ca(NO3)2  +  NO + H2O

câu 2: (2,0 điểm) Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5, trong đó R chiếm 25,926% về khối lượng

a. Xác định công thức phân tử và tên gọi của oxit

b. Hấp thụ hết 6,48gam oxit trên vào193,52gam nước Tính nồng độ C% của dung dịch thu được. 

B. PHẦN RIÊNG: ( 2,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì làm chương trình đó.

I. Phần dành cho chương trình cơ bản 

câu 3A: (2,0 điểm) Cho 22,6 gam hỗn hợp Ca và Na2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl 25% Khi phản ứng xong thu được dung dịch X và 8,96 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) 

a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.                    

b. Tính nồng độ phần trăm của axit có trong dung dịch X. Biết dùng dư axit 10% theo khối lượng

II. Phần dành cho chương trình nâng cao 

câu 3B: (2,0 điểm) Cho 3,48 gam hỗn hợp Mg và K2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl 25% Khi phản ứng xong thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với O2 bằng 0,5875 .

a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.                    

b. Tính nồng độ phần trăm của axit có trong dung dịch X. Biết dùng dư axit 18% theo khối lượng

N=14, Ca=40, Na=23, O=16, P=31,H=1, Cl=35,5, Mg=24, K=39,P=31 

*Chú ý: - Học sinh ghi mã đề vào bài làm tự luận

              - Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn.

 Đáp án đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa - đề số 1

A/ PHẦN CHUNG

I / TRẮC NGHIỆM (20 câu * 0,25 = 5 điểm)

1B

2C

3B

4A

5C

6D

7B

8C

9A

10D

11C

12B

13C

14D

15A

16B

17D

18A

19A

20D

II / TỰ LUẬN

Câu

Hướng dẫn chấm

 Điểm

1 (1đ)

Sự oxi hóa  Ca  →  Ca+2  + 2e

Sự khử        N+5    +  3e   → N+2

3Ca + 8HNO3 → 3Ca(NO3)2  +  2NO + 4H2O

0,25

0,25

0,5

2 (2đ)

a/ Công thức phân tử N2O5

Chỉ cần gọi một cách đúng như đinitopentaoxit

b/  N2O5    + H2O  →  2HNO3

C% HNO3= 3,78%

0,5

0,5

0,5

0,5

 PHẦN Chương trình cơ bản

3 ( 2đ)

a/ Ca  + 2 HCl  →  CaCl2  +  H2

Na2CO3  +  2 HCl  → 2NaCl   +  CO2  + H2O

% Ca = 53,1%   và Na2CO3 =46,9%

b/ Số mol HCl phản ứng = 0,8 mol => Số mol HCl dư = 0,08 mol

 khối lượng dung dịch HCl =  116,8 gam  => khối lượng dung dịch HCl đem dùng  =  128,48 gam 

khối lượng dung dịch sau phản ứng = 128,48 + 22,6 – 4,4– 0,6 = 146,08 gam

C% HCl dư = 1,9989%

0,25

0,25

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 PHẦN Chương trình nâng cao 

Câu

Hướng dẫn chấm

 Điểm

3 ( 2đ)

a/ Mg  + 2 HCl  →  MgCl2  +  H2

K2CO3  +  2 HCl  → 2KCl   +  CO2  + H2O

% Mg = 20,69%   và K2CO3 = 79,31%

b/ Số mol HCl phản ứng = 0,1 mol => Số mol HCl dư = 0,018 mol

 khối lượng dung dịch HCl =  14,6 gam  => khối lượng dung dịch HCl đem dùng  =  17,228 gam 

khối lượng dung dịch sau phản ứng = 17,228 + 3,48 – 0,88– 0,06 = 19,768 gam              C% HCl dư = 3,324%

0,25

0,25

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 GHI CHÚ:

Học sinh giải cách khác, đúng vẫn đạt điểm tối đa

 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa - đề số 2

A./ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH:

I. Trắc nghiệm: (20 câu, 5 điểm – Thời gian: 20 phút) 

Câu 1: Phân lớp s,  chứa tối đa số electron là:

            A.  6                            B.  8                  C. 2                 D. 10

Câu 2: Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì tính phi kim:

            A. tăng dần.                                                   B. giảm dần.             

C. không đổi.                                                D. cả B và C đều đúng.

Câu 3: Cho phản ứng: 2H2  +  C   CH4.           Vai trò của H2 trong phản ứng ?

A. là chất oxi hóa .                                      B. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.

C. là chất khử.                                               D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử.

Câu 4: Hơp chất có liên kết cộng hóa trị là :

            A . K2O                       B . Na2O                     C . KCl                                   D . HCl

Câu 5: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3?

      A.  Al                                B.  Si                          C.  Mg             D.  P

Câu 6: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa-khử ?

            A. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2           B.  NH4Cl    NH3 +  HCl

C. 4KClO3    3KClO4   +  KCl                      D.  2KClO3       2KCl   +   3O2

Câu 7: Có các oxit sau: Na2O, SO3, Al2O3, Fe2O3. oxit axit là:

            A. Fe2O3                     B. Al2O3                                        C. Na2O                      D. SO3

Câu 8: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính chất nào của các nguyên tố không biến đổi tuần hoàn?

            A. Số khối                                                      B. Số electron ngoài cùng  

C. Độ âm điện                                               D. Tính kim loại

Câu 9: Cho nguyên tố Na (Z=11), F (Z = 9), O ( Z= 8), S ( Z= 16).. Nguyên tử của nguyên tố nằm ở nhóm IA là.

A. Na                          B. O                            C. F                             D. S

Câu 10: Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p1. Công thức oxit cao nhất của R là:

A. RO3                        B. R2O5                       C. R2O           D. R2O3

Câu 11: Nguyên tử flo (Z=9) có số electron ở lớp ngoài cùng là:

            A. 4                             B. 7                                        C. 5                             D. 6

Câu 12: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng :

            A. số khối.                 B. số nơtron.                          C. số proton.             D. số nơtron và proton.

Câu 13: Số oxi hóa của cacbon trong CO2 là :

            A. +3.                         B. +4.                                      C. ─ 4.                        D. ─ 3

Câu 14: Cho Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13). Tính kim loại giảm dần trong dãy nào sau đây ?

            A. Na, Mg, Al             B.  Al, Mg, Na         C. Mg, Na, Al     D.  Na, Al, Mg 

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện bé nhất ?

            A. F                             B. Cl                                 C. I                                    D. Br

Câu 16: Muối NaCl ở trạng thái rắn có kiểu mạng tinh thể:

            A. Nguyên tử                         B. phân tử                  C. kim loại                             D. ion

Câu 17: Trong nguyên tử 3919Y thì số hạt proton là:

            A. 20                           B. 19.                          C. 9.                                        D. 39.

Câu 18: Cho các nguyên tử : ; ; . Nguyên tử đồng vị là :

            A. Y,Z và E                B. Y và Z                  C. Y và E                                 D. Z và E

Câu 19: Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử trong các phản ứng dưới đây :

A.  3H2 +  N2      2NH3                              B. 2NaHCO3Na2CO3 + CO2 +  H2O

C.  2Al(OH)3  Al2O3 + 3H2O            D. CaO  +  CO2  →   CaCO3

Câu 20: X có cấu hình electron ở phân lớp cuối cùng là: ...3p2. Vị trí của X  trong bảng tuần hoàn là:

            A. Ô 12, chu kỳ 2, nhóm VA.                     B. Ô 14, chu kỳ 3, nhóm IVB.

            C. Ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA.                      D. Ô 14, chu kỳ 3, nhóm IVA

II. Tự luận: (3 câu, 5 điểm – Thời gian: 25 phút) 

câu 1: (1,0 điểm) Lập PTHH, cho biết sự khử, sự oxi hóa của phản ứng oxi hóa – khử sau.

Na + HNO3 → NaNO3  +  NO + H2O

câu 2: (2,0 điểm) Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3, trong đó R chiếm 40% về khối lượng

a. Xác định công thức phân tử và tên gọi của oxit

b. Hấp thụ hết 9,6gam oxit trên vào 90,4gam nước Tính nồng độ C% của dung dịch thu được.

 B. PHẦN RIÊNG: ( 2,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì làm chương trình đó.

I. Phần dành cho chương trình cơ bản                                                                             

câu 3A: (2,0 điểm) Cho 2,75 gam hỗn hợp Ba và K2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl 25% Khi phản ứng xong thu được dung dịch X và 0,448 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) .

a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.                    

b. Tính nồng độ phần trăm của axit có trong dung dịch X. Biết dùng dư axit 15% theo khối lượng

II. Phần dành cho chương trình nâng cao

 câu 3B: (2,0 điểm) Cho 4,07 gam hỗn hợp Zn và Na2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl 25% Khi phản ứng xong thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với O2 bằng 0,5875 .

a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.                    

b. Tính nồng độ phần trăm của axit có trong dung dịch X. Biết dùng dư axit 20% theo khối lượng

N=14, Ca=40, Na=23, O=16, P=31,H=1, Cl=35,5, Mg=24, K=39,P=31,S=32, Zn=65 

*Chú ý: - Học sinh ghi mã đề vào bài làm tự luận

              - Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn.

 Đáp án đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa - đề số 2

A/ PHẦN CHUNG

I / TRẮC NGHIỆM (20 câu * 0,25 = 5 điểm) 

1C

2B

3C

4D

5A

6B

7D

8A

9A

10D

11B

12C

13B

14A

15C

16D

17B

18C

19A

20D

II / TỰ LUẬN

Câu

Hướng dẫn chấm

 Điểm

1 (1đ)

Sự oxi hóa  Na  →  Na+  + 1e

Sự khử        N+5    +  3e   → N+2

3Na + 4HNO3 → 3NaNO3  +  NO + 2H2O

0,25

0,25

0,5

2 (2đ)

a/ Công thức phân tử SO3

Chỉ cần gọi một cách đúng như luuhuynh trioxit

b/  SO3    + H2O  →  H2SO4

C% H2SO4= 11,76%

0,5

0,5

0,5

0,5

 PHẦN Chương trình cơ bản

3 ( 2đ)

a/ Ba  + 2 HCl  →  BaCl2  +  H2

K2CO3  +  2 HCl  → 2KCl   +  CO2  + H2O

% Ba = 49,82%   và K2CO3 =50,18%

b/ Số mol HCl phản ứng = 0,04 mol => Số mol HCl dư = 0,006 mol

 khối lượng dung dịch HCl =  5,84 gam  => khối lượng dung dịch HCl đem dùng  =  6,716 gam 

khối lượng dung dịch sau phản ứng = 6,716 + 2,75 – 0,44– 0,02 = 9,006 gam

C% HCl dư = 2,432%

0,25

0,25

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 PHẦN Chương trình nâng cao 

Câu

Hướng dẫn chấm

 Điểm

3 ( 2đ)

a/ Zn  + 2 HCl  →  ZnCl2  +  H2

Na2CO3  +  2 HCl  → 2NaCl   +  CO2  + H2O

% Zn = 47,91%   và Na2CO3 = 52,09%

b/ Số mol HCl phản ứng = 0,1 mol => Số mol HCl dư = 0,02 mol

 khối lượng dung dịch HCl =  14,6 gam  => khối lượng dung dịch HCl đem dùng  =  17,52 gam 

khối lượng dung dịch sau phản ứng = 17,52 + 4,07 – 0,88– 0,06 = 20,65 gam              C% HCl dư = 3,535%

0,25

0,25

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

Trên đây là tổng hợp 2 đề thi và đáp án môn Hóa lớp 10 phần 1, Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật phần 2 các em thường xuyên theo dõi tại đây:

https://thi.tuyensinh247.com/de-thi-hoc-ki-1-lop-10-e418.html

Tuyensinh247 tổng hợp

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

4 bình luận: Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa năm 2013 (P1)

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247