03/12/2014 09:01 am
Đề thi học kì 1 lớp 4 môn tiếng việt năm 2014 - Đề số 1A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt Cho văn bản sau: Kéo co Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cược đấu tài, đấu sức giữa hai bên. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội. Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc. A.I.(1đ) Đọc thành tiếng : Đọc một trong các đoạn của văn bản. A.II. Đọc thầm và làm bài tập. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. (0,5 đ) Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
2. (0,5 đ) Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp:
3. (0,5 đ) Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt:
4. (0,5 đ) Dòng nào chỉ toàn từ ghép ? a. Kéo co, hò reo, khuyến khích. b. Kéo co, ganh đua, hò reo. c. Kéo co, trai tráng, ganh đua. 5. (0,5 đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng động từ có trong câu: “Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.” a. Kéo, đối phương. b. Kéo, ngã. c. Kéo, ngã, hơn. 6. (0,5 đ) Trong câu: “ Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.”, bộ phận nào là chủ ngữ ? a. Các cô gái b. Các cô gái làng c. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen 7. (0,5 đ) Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ? 8. (0,5 đ) Viết vào chỗ chấm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Khi nào để hoàn chỉnh câu: ……………………………, dân làng nổi trống mừng chiến thắng. B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn B.I. Chính tả (nghe – viết) (2,0đ) Bài: Rất nhiều mặt trăng. Từ “ Ở vương quốc …. Trăng cho cô bé”. Tiếng việt tập 1B lớp 4 trang 111. B.II. Viết đoạn, bài (3,0đ) Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích. Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn tiếng việt năm 2014 - Đề số 1A.I (1đ) A.II (4đ) Đọc thầm và làm bài tập Câu 1: ý a (0,5 đ) Câu 2: ý c (0,5 đ) Câu 3: ý a (0,5 đ) Câu 4: ý b (0,5 đ) Câu 5: ý b(0,5 đ) Câu 6: ý a (0,5 đ) Câu 7: (0,5 đ) Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có sự ganh đua và vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem. Câu 8: (0,5 đ) Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng chiến thắng. B. Kiểm tra viết: ( 5 điểm ) B. I. Chính tả: ( 2 điểm ) -Viết đúng cả bài, trình bày đúng thể thức bài văn xuôi, đúng mẫu chữ cho 2 điểm. - Viết sai 1 lỗi ( âm, vần dấu thanh ) trừ 0.2 điểm - Trình bày bẩn, viết không đúng mẫu chữ… toàn bài trừ 0.5 điểm. B. II. Tập làm văn: ( 3 điểm ) - Học sinh làm được bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần: ( Mở bài, thân bài, kết bài ). - Tùy mức độ sai sót mà giáo viên cho các thang điểm còn lại: 3 – 2,5- 2- 1,5 - 1- 0,5. - Trình bày đẹp, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả. Đề thi học kì 1 lớp 4 môn tiếng việt năm 2014 - Đề số 2A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thầm và làm bài tập Văn hay chữ tốt Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao bá quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lý lẻ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Theo truyện đọc 1 (1995) GV cho học sinh đọc thầm bài "Văn hay chữ tốt". Chọn và khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1. Vì sao thuở đi học, Cao Bá Quát thường bị thầy cho điểm kém? a. Vì ông viết văn chưa hay mà chữ lại xấu. b. Vì ông viết văn hay nhưng chữ rất xấu. c. Vì ông viết văn được nhưng chữ rất xấu. Câu 2. Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận? a. Ông không giúp được cho bà cụ giải oan chỉ vì lá đơn chữ xấu, quan không đọc được. b. Ông không giúp được cho bà cụ giải oan chỉ vì lá đơn chưa đủ sức thuyết phục quan xét xử. c. Ông không giúp được cho bà cụ giải oan chỉ vì lá đơn không được quan đọc đến. Câu 3. Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào? a. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. b. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. c. Cả hai ý trên điều đúng. Câu 4. Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết trong bao lâu thì đạt yêu cầu? a. Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết suốt mấy tuần. b. Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết suốt mấy năm. c. Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết suốt mấy tháng. Câu 5. Từ nào không phải là từ láy? a. Rõ ràng b. Lý lẽ c. Khẩn khoản Câu 6. Trong câu “Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu” bộ phận nào là chủ ngữ? a. Thuở đi học b. Cao Bá Quát c. Viết chữ rất xấu Câu 7. Tìm và gạch dưới tính từ trong câu văn sau: Thân bút tròn, nhỏ nhắn. Câu 8. Trong câu Người họa sĩ phải rất khổ công mới được. Từ nào là danh từ? a. Họa sĩ b. Khổ công c. Mới được Câu 9. Trong câu Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình. Đâu là vị ngữ? a. Thế là chú hề đến. b. đến gặp cô chủ nhỏ của mình. c. gặp cô chủ nhỏ của mình. B. KIỂM TRA VIẾT I. Phần viết chính tả: Bài viết Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cách diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm. II. Phần tập làm văn Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích. Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn tiếng việt năm 2014 - Đề số 2I. KIỂM TRA ĐỌC 1. Phần trắc nghiệm (5điểm)
Câu 7: hs gạch đúng 2 từ đạt 1điểm, mỗi từ đạt 0,5điểm: tròn, nhỏ nhắn 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5điểm) Bài 1. Ông trạng thả diều SGK TV4 trang 104 - HS đọc đoạn từ: Vào đời …chơi diều, trả lời câu hỏi: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? - HS đọc tiếp từ: Sau vì ..của thầy, trả lời câu hỏi: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? Bài 2. Vua tàu thủy “Bạch Thái Bưởi” SGK TV4 trang 115 - HS đọc đoạn từ: Bưởi mồ côi … nản chí, trà lời câu hỏi: Bạch Thái Bưởi xuất than như thế nào? - HS đọc tiếp: Bạch Thái Bưởi …TrưngNhị, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ anh là người rất có chí? Bài 3. Người tìm đường lên các vì sao SGK TV4 trang 125 - HS đọc đoạn từ: Từ nhỏ …trăm lần, trả lời câu hỏi: Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? - HS đọc tiếp: Đúng là quanh năm…các vì sao, trả lời câu hỏi: Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào? Bài 4. Văn hay chữ tốt SGK TV4 trang 129 - HS đọc đoạn: Thuở đị học…xin sẵn lòng, trả lời câu hỏi: Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? - HS đọc tiếp: Lá đơn …cho đẹp, trả lời câu hỏi: Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát ân hận? - HS đọc tiếp: Sáng sáng…chữ tốt, trả lời câu hỏi: Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào? HD chấm đọc thành tiếng Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài Tập đọc đã học ở sách giáo khoa. Tiếng Việt 4 tập một (Giáo viên ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) có độ dài theo quy định số chữ ở CHKI. (khoảng 70 đến 80 tiếng) * Chú ý: Không để 2 hai học sinh kiểm tra liên tiếp một đoạn giống nhau. + Trả lời câu hỏi về một nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. * Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1điểm. (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm) * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0điểm). * Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1điểm. (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0điểm). * Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm. (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5điểm; đọc quá 2 phút: 0điểm). * Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0điểm) B. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (5điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn đạt 5điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (5điểm) * Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm - Viết được một bài văn miêu tả đúng 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu của bài. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá nhiều lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. * Tùy theo trình độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0.5. Trên đây là 2 đề thi và đáp án học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 phần 1 Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 phần 2 năm 2014 các em thường xuyên theo dõi tại đây: Đề thi học kì 1 lớp 4 Nguồn Dethi.violet NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||||||||||||||
>> Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Toán năm 2014