Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sinh 11 THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt 2015

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sinh 11 - THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt năm 2015, các em tham khảo dưới đây:

Sở GD&ĐT Kiên Giang

Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt 

Kì thi học kì 2 lớp 11 - Môn Sinh 11 Cơ bản

Câu 1: Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA) và auxin nhân tạo (ANA, AIB) để:

A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ

Câu 2: Ở người, tirôxin có tác dụng:

A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

C. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 3: Nội dung đúng là:

A. Phát triển ở động vật dẫn đến sự thay đổi về số lượng, còn sinh trưởng là sự thay đổi về chất lượng.

B. Sinh trưởng ở động vật bao gồm sự biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan còn phát triển là sự gia tăng số lượng và kích thước tế bào.

C. Phát triển ở động vật dẫn đến sự thay đổi về chất lượng còn sinh trưởng là sự thay đổi về số lượng.

D. Sinh trưởng ở động vật là sự gia tăng số lượng và kích thước tế bào còn phát triển bao gồm phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

Câu 4: Các phương pháp nhân giống vô tính có những lợi ích gì?

A. Tạo ra số lượng lớn cây trồng trong một thời gian ngắn, đáp ứng được yêu cầu sản xuất, giúp bảo tồn một số gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

B. Tạo ra số lượng lớn cây trồng trong một thời gian ngắn, đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

C. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

D. Quá trình tạo cá thể mới không phức tạp.

Câu 5: Sự giống nhau giữa hướng động và ứng động ở cây là:

A. Đều có sự sinh trưởng với tốc độ không đều ở 2 phía của bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. Đều giúp cây hướng tới nguồn chất của môi trường.

C. Đều giúp cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường.

D. Đều là sự phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng khi giải thích quá trình sản xuất hooc môn FSH, LH, ostrogen và progesteron bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng?

A. FSH, LH kích thích phát triển nang trứng làm cho trứng chín và rụng.

B. Nồng độ progesteron và ostrogen trong máu có tác dụng lên quá trình sản xuất hooc môn FSH, LH của tuyến yên.

C. FSH, LH kích thích tế bào kẽ sản xuất ra testosteron giúp trứng chín và rụng.

D. Rối loạn sản xuất hooc môn FSH, LH của tuyến yên làm rối loạn quá trình trứng chín và rụng.

Câu 7: Điện thế nghỉ là:

A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

B. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.

Câu 8: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về tập tính của động vật vào đời sống và sản xuất. Ví dụ như tại các khu vui chơi giải trí, người ta huấn luyện cá heo nhảy qua vòng, khỉ đạp xe đạp… Đây là ứng dụng của hình thức học tập nào ở động vật?

A. Điều kiện hóa đáp ứng.                                       B. Điều kiện hóa hành động.          

C. Quen nhờn.                                                         D. In vết.

Câu 9: Trong các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch ở người, biện pháp không nên áp dụng đối với những người vợ trẻ chưa sinh con là:

A. Tính ngày rụng trứng.                                          B. Thắt ống dẫn trứng.

C. Uống thuốc tránh thai.                                         D. Dùng dụng cụ tránh thai.

Câu 10: Trong các nội dung dưới đây có bao nhiêu nội dung đúng?

(1) Hoocmôn được tạo ra ở một nơi nhưng gây phản ứng ở một nơi khác trong cây.

(2) Để gây ra những biến đổi trong cơ thể cần sử dụng với nồng độ cao của hoocmôn.

(3) Hoocmôn ức chế là nhóm hoocmôn có tác dụng làm già hóa hay gây chết từng bộ phận hay toàn cây.

(4) Tính chuyên hóa của hoocmôn thực vật thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

(5) Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng xúc tác, làm giảm năng lượng hoạt hóa để các phản ứng xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.

(6) Hoocmôn thực vật được phân thành 2 nhóm nhỏ là hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế.

(7) Trong cây, hoocmôn chỉ được vận chuyển theo mạch rây vì đó là mạch vận chuyển các chất hữu cơ.

A. 4                              B. 3                                     C. 6                                     D. 5

Câu 11: Rau bina Spinacia oleracea chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14 giờ. Cây lúa Oryza saviva bị ức chế ra hoa khi trong đêm tối có 1 lóe sáng với cường độ rất yếu.

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Rau bina Spinacia oleracea là cây ngày dài, cây lúa Oryza saviva là cây ngày ngắn.

B. Rau bina Spinacia oleracea là cây ngày ngắn, cây lúa Oryza saviva là cây ngày dài.

C. Rau bina Spinacia oleracea là cây ngày dài, cây lúa Oryza saviva là cây trung tính.

D. Rau bina Spinacia oleracea là cây trung tính, cây lúa Oryza saviva là cây ngày ngắn.

Câu 12: Cho các nội dung sau:

(1) Trải qua 1 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân.

(2) Một tế bào lưỡng bội nằm gần lỗ thông của noãn trải qua những lần phân bào tạo ra 4 túi phôi.

(3) Do trải qua 3 lần nguyên phân nên mỗi túi phôi có 8 nhân, các nhân này đều có bộ NST là 2n.

(4) Ở trung tâm túi phôi có 2 nhân đơn bội (n) hợp nhất thành nhân lưỡng bội (2n) đó là nhân cực.

Có mấy nội dung không đúng khi đề cập đến quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa?

A. 1                              B. 2                                     C. 3                                     D. 4

Câu 13: Vì sao trên sợi thần kinh có miêlin điện thế hoạt động chỉ xuất hiện tại các eo Ranvie?

A. Chỉ có eo Ranvie mới tiếp nhận được kích thích.

B. Các ion chỉ phân bố ở hai bên màng tại các eo Ranvie mà không có ở các vị trí khác.

C. Do bao miêlin có cấu trúc hoá học là chất phôtpholipit có tính cách điện.

D. Chỉ có ở eo Ranvie, màng tế bào mới có khe hở cho các ion qua lại.

Câu 14: Trong nuôi cấy mô, tế bào thực vật, cần cho hoocmôn  nào và với tương quan hàm lượng như thế nào vào môi trường nuôi cấy để mẫu cấy sinh trưởng, phát triển và tạo nhiều chồi?

De thi hoc ki 2 lop 11 mon Sinh 11 THPT chuyen Huynh Man Dat 2015

Câu 15: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

A. sinh trưởng làm cho thân cây to, lớn lên do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra.

B. quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

C. sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

D. toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái.

Câu 16: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:

A. Chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

B. Chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

C. Chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

D. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

Câu 17: Khác với sinh trưởng thứ cấp, sinh trưởng sơ cấp ở thực vật:

(1) có ở cây Một lá mầm và phần non của cây Hai lá mầm.

(2) do hoạt động của mô phân sinh bên tạo thành.

(3) làm cho cây lớn và cao lên.

(4) tạo ra tầng sinh vỏ và tầng sinh mạch.

(5) có thời gian sinh trưởng ngắn (đa số là cây một năm).

(6) do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Tổ hợp trả lời đúng là:

A. 1, 3, 5, 6                  B. 2, 4, 5                             C. 1, 2, 3, 5                         D. 1, 4, 6

Câu 18: Câu có nội dung không đúng trong các câu sau đây?

A. Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và loài cây. Ví dụ : bạch đàn sinh trưởng nhanh, lim sinh trưởng chậm.

B. Cây ngô sinh trưởng chậm ở 10 – 370C, sinh trưởng nhanh ở 37 – 440 C

C. Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện độ no nước của tế bào thấp hơn 95%.

D. Ôxi cần cho sinh trưởng của thực vật, nồng độ ôxi xuống dưới 5% thì ức chế sinh trưởng.

Câu 19: Phát triển ở thực vật là:

A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

Câu 20: Do đâu các bóng xináp chứa chất trung gian hoá học bị vỡ?

A. Do ion K+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở cúc xináp.

B. Do ion Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở cúc xináp.

C. Do ion SO42- từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở cúc xináp.

D. Do ion Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở cúc xináp.

Câu 21: So với hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hệ thần kinh dạng ống có những điểm khác:

(1) Được cấu tạo từ 2 phần rõ rệt : thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

(2) Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể.

(3) Số lượng tế bào thần kinh ngày càng lớn.

(4) Sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp và hoàn thiện.

(5) Các hạch thần kinh nối với nhau bằng các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc chiều dài cơ thể.

(6) Hiện tượng đầu hóa và tập trung hóa rõ hơn.

Câu trả lời đúng là:

A. 1, 3, 4, 6                  B. 1, 2, 4, 5                         C. 2, 4, 5, 6                         D. 1, 3, 5, 6

Câu 22: Khi nói đến thụ tinh kép ở thực vật có hoa, câu nào sau đây có nôi dung không đúng?

(1) Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín.

(2) Cùng lúc giao tử đực thứ nhất thụ tinh với tế bào trứng tạo thành hợp tử, giao tử đực thứ hai đến hợp nhất với nhân lưỡng bội của túi phôi tạo nên nhân tam bội.

(3) Hai nhân của giao tử đực cùng lúc hợp nhất với nhân của tế bào trứng.

(4) Tiết kiệm vật liệu di truyền.

(5) Nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi khi hạt nảy mầm và nuôi dưỡng cây con ở giai đoạn đầu.

Phương án lựa chọn là :

A. 3, 4                          B. 1, 2, 4                             C. 2, 4, 5                             D. 1, 3

Câu 23: Những động vật nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Cá chép, rắn, cánh cam, khỉ.                               B. Ếch nhái, tằm, bọ rùa, ve sầu.

C. Cánh cam, bọ cánh cứng, tằm, gián.                   D. Ve sầu, gián, cào cào, cua.

Câu 24: Cho các biện pháp sau:

(1) Cải thiện chế độ dinh dưỡng.

(2) Luyện tập thể dục thể thao.

(3) Sinh sản ở tuổi dậy thì.

(4) Tuyên truyền mọi người không sử dụng ma túy.

(5) Tư vấn di truyền.

(6) Ngăn chặn việc phát hiện các đột biến trong phát triển phôi thai.

Có bao nhiêu biện pháp trên được dùng để cải thiện chất lượng dân số?

A. 4                              B. 3                                     C. 2                                     D. 1

Câu 25: Cảm ứng ở động vật là

A. sự biểu hiện cách phản ứng của cơ thể động vật trong môi trường phức tạp.

B. khả năng tiếp nhận các kích thích từ môi trường của động vật.

C. khả năng lựa chọn môi trường thích ứng với cơ thể động vật.

D. khả năng nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích đó.

Câu 26: Thực vật Hai lá mầm có các loại mô phân sinh nào?

A. Mô phân sinh lóng và bên.                                  B. Mô phân sinh đỉnh và bên.

C. Mô phân sinh đỉnh và lóng.                                 D. Mô phân sinh đỉnh thân và rễ.

Câu 27: Có bao nhiêu nội dung đúng trong những nội dung sau khi đề cập đến ứng động?

(1) Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

(2) Giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.

(3) Hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

(4) Hoa hướng dương nở ra và lớn dần.

(5) Vận động lá ở cây trinh nữ khi có va chạm.

A. 4                              B. 3                                     C. 2                                     D. 1

Câu 28: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:

A. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.

B. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.

C. bằng giao tử cái.

D. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.

Câu 29: Điểm khác nhau trong vòng đời phát triển của ếch và gà là:

A. Ở ếch, con non có đặc điểm hình thái và sinh lí rất khác con trưởng thành; Ở gà, con non có hình thái và cấu tạo giống như con trưởng thành.

B. Ở ếch, con non có đặc điểm hình thái và sinh lí rất giống con trưởng thành; Ở gà, con non có hình thái và cấu tạo rất khác con trưởng thành.

C. Ở ếch, con non có đặc điểm hình thái và sinh lí rất khác con trưởng thành; Ở gà, con non có hình thái và cấu tạo tương tự như con trưởng thành nhưng để trở thành con trưởng thành phải trải qua nhiều lần lột xác.

D. Ở ếch, con non có đặc điểm hình thái và sinh lí tương tự như con trưởng thành nhưng phải qua nhiều lần lột xác để trưởng thành; Ở gà, con non có hình thái và cấu tạo giống như con trưởng thành.

Câu 30: Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính thể hiện ở những điểm nào sau đây?

(1) Sinh sản vô tính không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái còn sinh sản hữu tính thì có, để tạo thành hợp tử 2n.

(2) Sinh sản vô tính con sinh ra giống nhau và giống mẹ còn sinh sản hữu tính con sinh ra giống bố mẹ ở những đặc điểm sinh học cơ bản.

(3) Sinh sản vô tính xảy ra ở sinh vật bậc thấp còn sinh sản hữu tính xảy ra ở thực vật bậc cao.

(4) Sinh sản vô tính chỉ qua quá trình nguyên phân còn sinh sản hữu tính phải qua quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Tổ hợp chọn lựa đúng là:

A. 1, 3, 4.                     B. 1, 2, 3, 4.                        C. 2, 3, 4.                            D. 1, 2, 4.

Tuyensinh247 Tổng hợp

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Viết bình luận: Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sinh 11 THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt 2015

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247