03/05/2017 17:29 pm
I. Đọc thầm CON ĐƯỜNG Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!
II. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (7điểm): Câu 1(M1). Nhân vật xưng tôi trong bài là ai? a. Một bác đi tập thể dục buổi sáng. b. Một con đường. c. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh. Câu 2(M2). Bài văn viết theo trình tự thời gian nào? a. Từ sáng đến đêm khuya. b. Từ sáng đến tối. c. Từ sáng đến chiều.
Câu 3(M1). Khi nào con đường thấy mình trẻ lại? a. Nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục. b. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ. c. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy.
Câu 4(M1). Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu? a. Buổi sáng. b. Buổi chiều. c. Buổi tối.
Câu 5(M1). “Tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ.” Thay từ được gạch chân trong câu trên bằng từ nào phù hợp nhất? a. ngắm nhìn. b. ngắm xem. c. xem.
Câu 6(M2). Trong đoạn cuối bài có mấy câu ghép? a. 1 câu. b. 2 câu . c. 3 câu.
Câu 7(M3). Phân loại từ ghép, từ láy trong các từ sau: bụi bẩn, sạch sẽ, dọn dẹp, vui vẻ. a. Từ láy: ................................................................................................................... b. Từ ghép:................................................................................................................ Câu 8(M3). Câu ghép sau có mấy vế câu. Dùng dấu // để xác định các vế câu. “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” a. Có 2 vế câu. b. có 3 vế câu. c. Có 4 vế câu.
Câu 9(M4). Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ “Tuy ... nhưng...” nói về con đường. ....................................................................................................................................... Câu 10 (M4). Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau: “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” - Dấu phẩy thứ nhất:................................................................................................... - Dấu phẩy thứ hai: ....................................................................................................... - Dấu phẩy thứ ba: ................................................................................................... HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM PHẦN ĐỌC HIỂU
I. Đọc thầm và làm bài tập:
Câu 9(M4). Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ “Tuy ... nhưng...” nói về con đường. Tuy tôi chỉ là một con đường mòn nhỏ nhưng tôi lại rất gắn bó, thân thiết với mọi người.
Câu 10 (M4). Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau: “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” - Dấu phẩy thứ nhất: ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. - Dấu phẩy thứ hai: ngăn cách các vế trong câu ghép. - Dấu phẩy thứ ba: ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Theo thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||||||||||||||||||||||||
>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |