Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2014 THPT Vĩnh Bình Bắc

Các em tham khảo đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2014 trường THPT Vĩnh Bình Bắc, Kiên Giang.

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN TIN HỌC LỚP 11 NĂM 2014 - THPT VĨNH BÌNH BẮC, KIÊN GIANG 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (6đ) Chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu 1:  Chọn cách đúng khai báo tệp

A.Var tep1 : string;                       B.Var tep1 : integer    

C.Var tep1: string[30];                  D. Var tep1  : text;

Câu 2: Biến cục bộ là gì?

A. Biến được khai báo trong CTC nhưng được sử dụng trong chương trình chính 

B. Biến được khai báo trong chương trình chính nhưng chỉ được sử dụng cho CTC      

C. Biến được khai báo trong chương trình con               

D. Biến tự do không cần khai báo

Câu 3:   Để gán một tệp có tên là HOCKY2.INT cho biến tệp K2, ta phải gõ lệnh:

A. Assign(K2, HOCKY2.INT);               B. Assign(K2, ‘HOCKY2.INT’);      

C. Assign(HOCKY2.INT, K2);               D. Assign(‘HOCKY2.INT’,K2);

Câu 4: Dữ liệu kiểu tệp:

A. được lưu trữ trên RAM                         B. chỉ được lưu trữ trên đĩa cứng

C. được lưu trữ trên ROM                        D. được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài.

Câu 5: Trong các khai báo sau khai báo nào là sai:

A. Procedure P (n:integer ; k:real);                        

B. Procedure M (n:integer ; k:real);   

C. Procedure P (h:char ; n:integer);                                   

D. Procedure KT (M: Array[1..10] of Byte);

Câu 6: Kiểu dữ liệu nào của hàm chỉ có thể là

A. Record, Byte                            B. Integer; Real, char, boolean, string,

C. Boolean, Word                         D. Integer; Real, char, array, reacord.

Câu 7: Lệnh gán giá trị cho tên hàm nào sau đây đúng?

A  <Tên hàm>=<biểu thức>;                  B  <Tên hàm>:=<biểu thức>;

C  <Tên hàm>=<biểu thức>;                 D  <Tên hàm>:<biểu thức>;

Câu 8: Muốn khai báo x, y là tham trị, z là tham biến. Khai báo nào sau đây đúng ?

A. Procedure thamso (x : byte ; var y : byte; var z : byte );      

B. Procedure thamso (x : byte ; var z , y : byte);

C. Procedure thamso (x : byte ; y : byte; var z : byte );

D. Procedure thamso (var x : byte ; var y : byte; var z : byte );

Câu 9:  Chỉ ra câu đúng trong phần đầu của thủ tục :

A. Procedure <tên thủ tục>:<kiểu dữ liệu>;               

C. Procedure<tên thủ tục>[]:<kiểu dữ liệu>;

B. Procedure <tên hàm>[]:<kiểu dữ liệu>;          

D. Procedure<tên thủ tục>[] ;

Câu 10:   Phần nào có thể không có trong một chương trình con? Chọn câu trả lời đúng:

A  Phần thân   B  Phần khai báo   C  Phần đầu   D  Phải có đủ 3 phần

Câu 11: Tham số hình thức của Hàm có mấy loại:

A. Không phân loại.         B. 1 loại.           C. 2 loại.             D. 3 loại.

Câu 12: Sự khác nhau giữa tham trị và tham biến trong khai báo chương trình con là:

A. Tham trị phải được định nghĩa sau từ khóa Type

C. Tham trị phải khai báo sau từ khóa Var

B. Không khác nhau             

D. Tham biến phải có từ khóa Var đứng trước     

Câu 13:Giả sử tệp F1 đã được gán tên là ‘VD.DAT’. Dùng thủ tục nào sau đây để mở tệp F1 ra để đọc?

 A  Reset(‘VD.DAT’);  Rewwrite(‘VD.DAT’);  C  Reset(F1);   D  Rewwrite(F1);

Câu 14: Tệp mà dữ liệu trong nó được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII được gọi là tệp gì?

A  Tệp truy cập trực tiếp                         B  Tệp có cấu trúc      

C  Tệp văn bản                                     D  Tệp truy cập tuần tự

Câu 15: Nếu hàm EOLN(<tên biến tệp>) cho giá trị bằng TRUE thì con trỏ tệp nằm ở vị trí:

A. Đầu dòng             B. Cuối tệp          C. Cuối dòng.          D. Đầu tệp

Câu 16: Khai báo nào sau đây là đúng:     

A. CLOSE (biến tệp, tên tệp);        C. CLOSE (tên tệp; biến tệp);

B. CLOSE (biến tệp);                    D. CLOSE (biến tệp 1, biến tệp 2, …, biến tệp n);

Câu 17: Số lượng phần tử của tệp

A. Không bị giới hạn mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa                  

B. Không được lớn hơn 255  

C. Không được lớn hơn 128                                                                    

D. Phải được khai báo trước.

Cho đoạn chương trình sau: (Áp dụng cho các câu 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24)

Program thi_hk_2;

Var a,b,c : real;

Procedure  vidu (Var x: integer; y,z: real ):real;

Var  tong: real;

      Begin  

x:= x+1; y:=y - x; z:=z + y; tong:=x+y+z;

           Writeln(x,’ ‘,y,’ ‘,z,’ ‘,tong);

End;

BEGIN

      a:=3; b:=4; c:=5; vidu(a,b,c);  

      Writeln(a,’ ‘,b,’ ‘,c);    Readln

END.

Câu 18: Chương trình trên có 1 lỗi là:

A.  Biến “tong” khai báo sai kiểu          B.  Thủ tục không có kiểu dữ liệu

C.  Không xuất kết quả ra màn hình     D.  Không có lệnh gọi chương trình con

Câu 19: Tham số hình thức của chương trình trên là:

A. tong                 B. a, b, c                  C.x, y, z             D. 3, 4, 5

Câu 20: Trong chương trình trên

A. x là tham trị, y, z là tham biến                                    

B. x là tham biến, y, z là tham trị       

C. x, y là tham trị, z là tham biến                                    

D. x, y là tham biến, z là tham trị

Câu 21: Biến toàn cục của chương trình trên là:

A. Readln    B. Writeln(a,’ ‘,b,’ ‘,c);    C. a:=3; b:=4; c:=5;    D. Vidu(a,b,c);

Câu 22: Lời gọi chương trình con trong chương trình trên là

A. tong                 B. a, b, c               C.x, y, z              D. 3, 4, 5

Câu 23: Nếu bỏ qua lỗi của chương trình thì kết quả xuất ra màn hình là:

A. (4, 0, 5, 9)       B. (4, 4, 5, 13)           C.(4, 4, 5, 9)       D. (4, 0, 5, 13)

Câu 24: Nếu nhập a:= 6, b:= 9, c:= 10 thì kết quả xuất ra màn hình là:

A. (7, 9, 10, 21)     B. (7, 2, 12, 21)      C.(7, 2, 10, 19)      D. (6, 2, 12, 20)

PHẦN II: TỰ LUẬN (4đ)

Câu 25: Trình bày sự giống và khác nhau của chương trình con dạng thủ tục và chương trình con dạng hàm

Câu 26:  Viết chương trình tính tổng lũy thừa : T := Xn + Ym.(Sữ dụng chương trình con dạng thủ tục)

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN TIN HỌC LỚP 11 NĂM 2014 - THPT VĨNH BÌNH BẮC, KIÊN GIANG

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (6đ) Chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

Đ.án

D

C

B

B

D

A

B

C

D

B

C

A

C

A

D

B

A

B

C

A

C

B

A

B

 

PHẦN II: TỰ LUẬN (4đ)

Câu 25: Trình bày sự giống và khác nhau của chương trình con dạng thủ tục và chương trình con dạng hàm

chương trình con dạng thủ tục

chương trình con dạng hàm

Chúng điều là chương trình con dùng để đơn giản hóa việc giải bài toán có các thao tác lặp đi lặp lại cùng 1 kiểu, hay một phương pháp giải.

Có từ khóa khác nhau

Không trả về giá trị qua tên của nó

Có từ khóa khác nhau

Trả về giá trị qua tên của nó

Câu 26:  Viết chương trình tính tổng lũy thừa : T := Xn + Ym.(Sữ dụng chương trình con dạng thủ tục)

 

Program VD;

Uses crt;

Var T, X,n,Y, m: integer;

Procedure  LT( Z : integer; var p :integer);

Var      tich: integer;

i: byte;

Begin

            Tich:= 1;

            For i:= 1 to p do

            Tich:= tich *Z;

End;

Begin

            Write('nhap x,n,y,m); readln(x,n,y,m);

            Write('KQ=',T);            T:= LT(x,n)+LT(y,m);

            Readln

End.

Các đề thi học kì 2 môn Tin lớp 11 năm 2014 sẽ được Tuyensinh247 cập nhật liên tục các em chú ý theo dõi thường xuyên nhé!

Theo Dethi.Violet

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Viết bình luận: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2014 THPT Vĩnh Bình Bắc

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247