Đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B năm 2014 lần 2 THPT Diễn Châu 4

Cập nhật đề thi thử đại học lần 2 môn Hóa khối A,B năm 2014 trường THPT Diễn Châu 4, các em tham khảo chi tiết dưới đây.

   ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI A,B NĂM 2014 - THPT DIỄN CHÂU 4 

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb=207.

 Câu 1: X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 16,50 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch rồi nung nóng chất rắn đến khối lượng không đổi thì được m gam. Xác định m?

A. 22,75                  B. 19,9                  C. 20,35                       D. 21,20

Câu 2: Phản ứng không xảy ra điều kiện thường

A. Hg   +    S      HgS.                                  B. 2NO    +    O2     2NO2.

C. Li  +  N2   Li3N.                                         D. H2    +    O2     H2O.

Câu 3: Nguyên tử khối trung bình của Clo bằng 35,5. Clo có hai đồng vị  và . Phần trăm khối lượng của  có trong axit pecloric( HClO4) là:

A. 27,2%.              B. 30,12%.             C. 26,12%.                D. 26,92%..

Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng sau: Este X  + NaOH → CH3COONa  +  chất hữu cơ Y.

       Y  +  O2    Y1 ;     Y1  +   NaOH  → CH3COONa  +  H2O.   Hãy cho biết bao nhiêu chất X  thỏa mãn sơ đồ trên?

A. 1.                    B. 4.                          C. 2.                                 D. 3.

Câu 5: X và Y là 2 đồng phân của nhau. X, Y tác dụng với NaOH theo phương trình sau

             X  +  NaOH   →  C2H4O2NNa  +  CH4O

             Y   +  NaOH   →   C3H3O2Na     +   Z   +  H2O.

Z là chất nào dưới đây:

A. H2.                B. CH3NH2 .                 C. NH3.                       D. CH3OH.

Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.    

(2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.

(3) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4

(4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.

(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.                                                   

(6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(7) Cho FeS vào dung dịch HCl.               

(8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là

A. 5.                       B. 4.                          C. 7.                           D. 6.

Câu 7: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là

A. 4.                      B. 5.                            C. 7.                            D. 6

Câu 8: Cho các phản ứng sau:

       (1) Ba + H2O.                                                 

       (2) phân hủy CH4 (1500oC, làm lạnh nhanh).

       (3) hòa tan Al trong dung dịch NaOH.         

       (4) F2 + H2O.  

       (5) HF + SiO2.                                                

       (6) Si + dung dịch NaOH đặc.

       (7) điện phân dung dịch NaCl.                      

       (8) H2S + SO2.

       (9) lên men glucozơ.                                      

      (10) phân hủy H2O2 (xt MnO2 hoặc KI).

Số phản ứng tạo ra H2

A. 7.                         B. 6.                       C. 4.                              D. 5.

Câu 9: Cho các hợp chất hữu cơ: 

(1) ankan;   (2) ancol no, đơn chức, mạch hở;  

(3) anđehit không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở;

(4) ete no, đơn chức, mạch hở;       (5) anken;   

(6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở;

(7) ankin;       (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở;                  

(9) axit no, đơn chức, mạch hở;  

(10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.   

Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là:

A. (1), (3), (5), (6), (8).                                B. (2), (3), (5), (7), (9).

C. (3), (4), (6), (7), (10).                               D. (5), (6), (8), (9).

Câu 10: Hỗn hợp X gồm ancoletylic và glixerol. Cho a mol X tác dụng với Na dư thu được a mol khí H2. Mặt khác cho 13,8 gam hỗn hợp X (dạng hơi) đi qua CuO dư. Tính khối lượng Cu thu được. (Biết rằng các phản ứng hoàn toàn và CuO chỉ oxi hóa rượu thành nhóm cacbonyl)

A. 19,2 gam             B. 25,6 gam             C. 6,4 gam           D. 12,8 gam

Câu 11: Xét cân bằng trong bình kín có dung tích không đổi: X(khí) ⇄ 2Y(khí)

Ban đầu cho 1 mol khí X vào bình, khi đạt đến trạng thái cân bằng thì thấy: Tại thời điểm ở 350C trong bình có 0,730 mol X; Tại thời điểm ở 450C trong bình có 0,623 mol X.

Có các phát biểu sau về cân bằng trên: 

(1) Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.

(2) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

(3) Thêm tiếp Y vào hỗn hợp cân bằng thì làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

(4) Thêm xúc tác thích hợp vào hỗn hợp cân bằng thì cân bằng vẫn không chuyển dịch.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.                       B. 2.                     C. 4.                               D. 1.

Câu 12: Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan thu được hỗn hợp X chỉ có các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch chứa 6,4 gam brom, thấy brom phản ứng hết và có 4,704 lít hỗn hợp khí Y (đktc) thoát ra. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 117/7. Giá trị của m là

A. 8,70.                B. 10,44.                     C. 8,12.                     D. 9,28.

Câu 13: Cách nhận biết nào không chính xác:

A. Để nhận biết SO2 và SO3 ta dùng dung dịch nư­ớc brom.

B. Để nhận biết NH3 và CH3NH2 ta dùng axit HCl đặc.

C. Để nhận biết CO và CO2 ta dùng n­ước vôi trong.

D. Để nhận biết O2 và O3 ta dùng dung dịch KI có lẫn tinh bột.

Câu 14: Mỗi phân tử XY3 có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 196, trong đó số hạt mạng điện nhiều hơn hạt không mang điện là 60. Số hạt proton của nguyên tử X ít hơn số hạt proton của nguyên tử Y là 4.

Thực hiện phản ứng: X + HNO3  ­→T + NO + N2O + H2O.

Biết tỉ lệ mol của NO và N2O là 3:1. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng trên là

A. 143.                   B. 145.                      C. 146.                    D. 144.

Câu 15: Phản ứng nào dưới đây không đúng?

A. Fe + 3Ag+ (dư)→ Fe3+ + 3Ag                    B. Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

C. Mg (dư) + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+              D. Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân của nhau cần dùng 0,525 mol O2 và thu được 0,45 mol CO2, 0,45 mol H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 0,2 mol NaOH, rồi cô cạn dung dịch tạo thành còn lại 12,9 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của este có số nguyên tử cacbon trong gốc axit nhỏ hơn trong X là

A. 33,33.                B. 60,00.                C. 50,00.                    D. 66,67.

Câu 17: Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là

A. NH4HSO3.           B. NaHSO3.          C. (NH4)2CO3.            D. (NH4)2SO3.

Câu 18: Để hòa tan một mẩu Zn trong dung dịch HCl ở 250C cần 243 phút. Cũng mẩu Zn đó tan hết trong dung dịch HCl như trên ở 650C cần 3 phút. Để hòa tan hết mẩu Zn đó trong dung dịch HCl có nồng độ như trên ở 450C cần thời gian là

A. 27 phút.           B. 81 phút.            C. 18 phút.               D. 9 phút.

Câu 19: Lấy 4,6 gam Na cho tác dụng vừa đủ với C2H5OH thu được chất rắn X. Cho X vào 100 gam dung dịch NaHSO4 18% thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam chất rắn khan, xác định m?

A. 21,6 gam         B. 24,7 gam          C. 21,3 gam             D. 23,3 gam

Câu 20: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là:

A. Fe, Zn, Cu, Al, Mg.                           B. Cu, Ag, Au, Mg, Fe.  

C. Fe, Mg, Cu, Ag, Al.                           D. Au, Cu, Al, Mg, Zn.

Câu 21: Cho 9,7 gam hỗn hợp X gồm Cu và Zn vào 0,5 lít dung dịch FeCl3 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 1,6 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 loãng không thấy khí bay ra. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 aM trong H2SO4. Giá trị của a là

A. 1,25.                 B. 0,25.                 C. 0,125.                   D. 0,2.

Câu 22: Có 4 hợp chất hữu cơ có CTPT lần lượt là: CH2O, CH2O2, C2H2O3 và C3H4O3. Số chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dd NaOH, vừa có phản ứng tráng gương là:

A. 4.                    B. 1.                      C. 2.                         D. 3.

Câu 23: Cho công thức phân tử của ancol và amin lần l­ượt là: C4H10O và C4H11N. Tổng số đồng phân ancol bậc 1 và amin bậc 2 là

A. 3.                    B. 4.                      C. 5.                        D. 6.

Câu 24: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp

A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.

B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.

C. điện phân NaCl nóng chảy.

D. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.

Câu 25: Cho các phản ứng hoá học sau

(1) Al2O3 + dung dịch NaOH →                                

(2) Al4C3 + H2O →

(3) dung dịch NaAlO2 + CO2 →                                

(4) dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3

(5) dung dịch AlCl3 + dung dịch NH3 →                   

(6) Al + dung dịch NaOH →

Số phản ứng có sự tạo thành Al(OH)3

A. 3.                         B. 4.                     C. 2.                            D. 5.

Câu 26: Cho các chất sau: H2O (1), C6H5OH (2), C2H5OH (3), HCOOH (4), CH3COOH (5), HClO4 (6), H2CO3 (7). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH là

A. (3), (1), (2), (5), (4), (7), (6).                B. (1), (3), (2), (5), (4), (7), (6).

C. (3), (1), (2), (7), (4), (5), (6).                D. (3), (1), (2), (7), (5), (4), (6).

Câu 27: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là

A. ancol benzylic.       B. axit acrylic.       C. vinyl axetat.             D. anilin.

Câu 28: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS2 và Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X chỉ chứa 6,8 gam hai muối sunfat và 2,24 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 3,4.                   B. 3,6.                 C. 2,0.                           D. 2,4.

Câu 29: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit nâu.          B. xiđerit.             C. hematit đỏ.          D. manhetit.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH­3, CH­OH thu được 2,688 lít CO­2(đktc) và 1,8 gam HO. Mặt khác cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,96 gam CH­3OH. Công thức của CxHy COOH là

A. C2H3COOH         B. C­2H5COOH          C. C3H5COOH            D. CH­3COOH

Câu 31: Hòa tan hết 16 gam hỗn hợp Fe và C vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí ở đktc và dung dịch X. Cô cạn X thu được 40 gam muối. Giá trị của V là:

A. 30,24.             B. 33,6.                C. 23,64.                       D. 26,88.

Câu 32: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:

Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).

Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là

A. Fe3O4 và 19,32.                                   B. Fe3O4 và 28,98.          

C. FeO và 19,32.                                      D. Fe2O3 và 28,98.

Câu 33: Khi cho 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dd chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là

A. 19,7 gam.           B. 15,76 gam.          C. 9,85 gam.         D. 14,775 gam.

Câu 34: Khi nhiệt phân: NH4NO3, NH4NO2, NH4HCO3, CaCO3, KMnO4, NaNO3, Fe(NO3)2. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hoá - khử là

A. 3.                       B. 4.                      C. 6.                         D. 5.

Câu 35: Oxi hóa 2m gam ancol no, đơn chức, bậc 1 bằng oxi không khí trong điều kiện thích hợp thì thu được 3m gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit và nước. Công thức của ancol trên là

A. C2H5OH  hoặc C3H7OH.                                   B. CH3OH.

C. C2H5OH.                                                        D. CH3OH hoặc C2H5OH.

Câu 36: Hoà tan hết a(g) oxit MO (M có hoá trị 2 không đổi) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Cho khí CO dư đi qua ống sứ đựng 12 gam oxit MO thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là

A. 12 gam.              B. 9,6 gam.             C. 5,4 gam.              D. 7,2 gam.

Câu 37: Cho các trường hợp sau:

(1). O3 tác dụng với dung dịch KI.              

(2). Axit HF tác dụng với SiO2.                  

(3). Khí SO2 tác dụng với nước Cl2.            

(4). MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.

(5). KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng

(6). Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2.

(7). Cho khí NH3 qua CuO nung nóng.

Số trường hợp tạo ra đơn chất là

A. 3.                           B. 5.                         C. 6.                          D. 4.

Câu 38: Cho Cu( dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với dung dịch Y được hỗn hợp kim loại Z. Số  phản ứng xảy ra là  :

A. 6                          B. 7                         C. 5                               D. 4

Câu 39: Phenol phản ứng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: NaOH, HCl, Br2, (CH3CO)2O, CH3COOH, Na, NaHCO3, CH3CH2OH?

A. 5.                          B. 4.                       C. 6.                             D. 7.

Câu 40: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 (đktc). Thành phần % về khối lượng Mg trong X là

A. 52,17%.              B. 39,13%.              C. 28,15%.               D. 46,15%.

Câu 41: Cho 10 gam chất X (chỉ chứa nhóm chức este có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 11,6 gam chất rắn khan và một chất hữu cơ Y. Công thức của Y là:

A. CH3OH.              B. C2H5OH.            C. CH3CHO.              D. CH3COCH3.

Câu 42: Hỗn hợp X gồm eten và propen có tỉ lệ mol là 3:2. Hiđrat hóa hoàn toàn X thu được hỗn hợp ancol Y trong đó tỉ lệ khối lượng ancol bậc 1 so với ancol bậc 2 là 28:15. Thành phần phần trăm về khối lượng của ancol propylic trong Y là:

A. 34,88%.               B. 11,63%.              C. 45,63%.              D. 30,00%.

Câu 43: Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO2 và 1 mol nước. Nếu cho 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là:

A. 230,4 gam.           B. 301,2 gam.           C. 308 gam.          D. 144 gam.

Câu 44: Hidrocacbon X có công thức đơn giản CH (số C £ 7). Khi X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được kết tủa màu vàng Y, có MY – MX = 214. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện đầu bài là

A. 4.                   B. 2.                         C. 3.                         D. 1.

Câu 45: Dung dịch A chứa: 0,15 mol Ca2+ ; 0,6 mol Cl- ; 0,1 mol Mg2+ ; a mol HCO3- ; 0,4 mol Ba2+. Cô cạn dung dịch A được chất rắn B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 127,2.              B. 102,2.              C. 105,5.                      D. 90,1.

Câu 46: Hoà tan 7,68 g hỗn hợp Fe2O3 và Cu trong dung dịch HCl khi axit hết người ta thấy còn lại 3,2 gam Cu dư. Khối lượng của Fe2O3 ban đầu là

A. 2,3 gam.            B. 4,48 gam.          C. 3,2 gam.             D. 4,84 gam.

Câu 47: Một loại phân đạm ure có độ dinh dưỡng là 46,00%. Giả sử tạp chất trong phân chủ yếu là (NH4)2CO3. Phần trăm về khối lượng của ure trong phân đạm này là:

A. 96,19%.             B. 97,58%.             C. 98,57%.            D. 92,29%.

Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbohiđrat cần 13,44 lít O2 (đktc) sau đó đem hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy trong 200 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1,75M và Ba(OH)2 1M  thu được kết tủa có khối lượng là

A. 39,4 gam.            B. 9,85 gam.           C. 19,7 gam.         D. 29,55 gam.

Câu 49: Lấy 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 800ml dung dịch NaOH 1M nthu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan, giá trị của m là?

A. 52,2 gam          B. 55,2 gam            C. 28,8 gam              D. 31,8 gam

Câu 50: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp T gồm Fe(NO3)2 và Al(NO3)3 thu được hỗn hợp khí X. Trộn hỗn hợp khí X với 112 ml khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp khí Y vào 3,5 lít H2O (không thấy có khí thoát ra) thu được dung dịch có pH = 1,7. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp T là:

A. 50,26%.              B. 62,83%.                 C. 75,39%.                D. 56,54%.

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI A,B NĂM 2014 - THPT DIỄN CHÂU 4 

1B

2D

3C

4C

5C

6C

7D

8D

9D

10B

11C

12A

13B

14B

15C

16D

17A

18A

19D

20A

21B

22D

23C

24B

25B

26D

27C

28B

29D

30A

31B

32A

33A

34D

35A

36A

37B

38C

39B

40B

41C

42B

43C

44C

45D

46C

47A

48D

49A

50B

Các em chú ý theo dõi các đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B namw 2014 tiếp theo trên Tuyensinh247.com

Tuyensinh247 tổng hợp

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B năm 2014 lần 2 THPT Diễn Châu 4

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247