20/05/2014 11:22 am
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C NĂM2014 - THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, QUẢNG TRỊPhần 1 (5.0 điểm): Dành cho tất cả các thí sinh Câu 1 (2 điểm) Cho đoạn văn sau: “Thời kì ấy, tôi cùng bộ đội và nhân dân bước vào chiến dịch Tây Bắc, giải phóng ba tỉnh Sơn La, Lai Châu và Hoàng Liên Sơn. Bước đường hình thành câu chuyện cùng với nhân vật, tư tưởng nhân vật cứ thành hình dần dần đến khi kết thúc thắng lợi thì tôi đã nghĩ xong và viết luôn. Có nghĩa là câu chuyện đã được xây dựng bằng mắt thấy tai nghe và cảm nghĩ về những con người và sự việc ấy trong cuộc chiến đấu giải phóng quê hương của các dân tộc thiểu số anh em ở biên giới Tây Bắc đất nước.” (“Nhà văn nói về tác phẩm”, NXB Giáo dục, 2000) Hãy cho biết lời tâm sự trên của ai và nói về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nào? Tác phẩm ấy nói về vấn đề gì? Câu 2 (3 điểm) Trong bài “Gửi con”, tác giả Bùi Nguyên Trường Kiên có viết: Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học cuộc sống mà người cha dạy cho con được gửi gắm trong những câu thơ trên? Phần 2 (5.0 điểm): Thí sinh chỉ được chon một trong hai câu (3a hoặc 3b) Câu 3a: Dành cho chương trình chuẩn Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu). Câu 3b: Dành cho chương trình nâng cao Trong truyện ngắn Một người Hà Nội, bàn về nhân vật bà Hiền, nhà văn Nguyễn Khải viết “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!” (Một người Hà Nội - Skg Ngữ Văn tập 2, nâng cao, trang 72). Hãy phân tích nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội để làm rõ nhận xét trên. ------------Hết----------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C NĂM2014 - THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, QUẢNG TRỊA. PHẦN CHUNG (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Lời tâm sự của Tô Hoài và nói về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (1 điểm) - Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói về số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo ở Tây Bắc, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi và khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống và khát vọng hạnh phúc của con người. (1 điểm) Câu 2 (3 điểm): - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. (0.25 điểm) + Cách nói hình ảnh: “tiến bước” nhằm chỉ sự thành đạt, thăng tiến; “lùi bước” chỉ sự quay trở lại, sự kém thành công hơn người khác. + Người cha dẫn ra hai trường hợp và điều ông muốn nhấn mạnh là cách ứng xử trước hai trường hợp đó (“dừng lại” và “lùi thêm nhiều bước nữa”). =>Qua lời thơ với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, người cha nhằm nhắn gửi bài học: địa vị, sự thành đạt trong cuộc sống là điều nhiều người mong muốn nhưng cái quan trọng hơn tất cả là không được đánh mất chính mình. - Thuyết minh về bài học: (0.5 điểm) Trong thực tế cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người vì chạy theo danh vọng, địa vị, sự thăng tiến mà đã đánh mất mình. “Đánh mất mình” có nhiều biểu hiện như: bán rẻ nhân phẩm, lòng tự trọng để đổi lấy chức quyền; chỉ mải theo sự thành công trong sự nghiệp mà không còn sự yêu thương, quan tâm đã có với gia đình…Bên cạnh đó cũng có những người đã chấp nhận “lùi bước” để tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống. - Bàn luận, trao đổi: (1 điểm) + Đây là bài học đúng đắn, sâu sắc về cách sống của mỗi người, ý nghĩa thực sự của + Sức nặng, sức tác động của bài học nằm ở chính sự trải nghiệm cuộc sống cũng như tình cảm yêu thương chân thành của người cha đối với con. + “Lùi bước” ở đây không phải là sự nhu nhược và tác giả cũng không phủ nhận khát khao “tiến bước” của mỗi người bởi quy luật phát triển của cuộc sống, nhưng quan trọng là hãy để cho mỗi bước tiến đó được đặt trên nền tảng của đạo đức, của tình người. - Liên hệ, bài học cho bản thân. (0.25 điểm) IIIa: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu). IIIb: Trong truyện ngắn Một người Hà Nội, bàn về nhân vật bà Hiền, nhà văn Nguyễn Khải viết “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!” (Một người Hà Nội - Skg Ngữ Văn tập 2, nâng cao, trang 72). Hãy phân tích nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội để làm rõ nhận xét trên. Các ý chính Các em chú ý theo dõi các đề thi thử đại học môn Văn khối C năm 2014 tiếp theo trên Tuyensinh247 nhé! Tuyensinh247 tổng hợp NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
>> Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D năm 2014 lần 2 THPT Trần Phú, Hà Tĩnh
>> Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D năm 2014 tỉnh Phú Thọ