Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D lần 1 năm 2014 THPT Quỳnh lưu 4

Dưới đây là đề thi thử đại học môn Văn khối C,D lần 2 năm 2014 trường THPT Quỳnh Lưu 4, Nghệ An mời các em tham khảo.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 1 - THPT QUỲNH LƯU 4

A. Phần chung cho tất cả thí sinh:

Câu 1 (2điểm): Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) có câu “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, anh chị hãy nêu ngắn gọn niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng sau cái chết của cụ tổ. Từ đó, nhận xét về ý nghĩa trào phúng của đoạn trích.

Câu 2 (3 điểm):

Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau (Hồ Chí Minh).

Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.

B. Phần riêng: (Thí sinh chỉ làm một trong hai câu 3a hoặc 3b)

Câu 3a (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình ban cơ bản)

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi.

(Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23)

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên.

Câu 3b (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình nâng cao)

            Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:

- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11)

            Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:

- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của những câu nói trên.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 1 - THPT QUỲNH LƯU 4

 

Câu

Ý

                                  Nội dung

1

 

Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) có câu “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, anh chị hãy nêu ngắn gọn niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng sau cái chết của cụ tổ. Từ đó, nhận xét về ý nghĩa trào phúng của đoạn trích.

 

1

Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng sau cái chết của cụ tổ:

- Niềm vui chung: được chia gia tài

- Niềm vui riêng

+ Cụ cố Hồng: được diễn trò già cả trước bà con hàng phố

+ Ông Văn Minh: lăng xê những mốt tang phục của của hàng Âu Hóa

+ Cô Hoàng Hôn, bà Văn Minh: được mặc những bộ tang phục tân thời

+ Ông Phán mọc sừng: được chia thêm hai nghìn đồng

+ Cô Tuyết: cơ hội để chứng tỏ với cả thiên hạ mình chưa mất cả chữ “trinh” và hẹn hò với anh Xuân.

+ Cậu Tú Tân: Chụp ảnh

(Thí sinh nêu được niềm vui riêng của 3 nhân vật thì cho tối đa 0,5 điểm)

 

2

Ý nghĩa trào phúng của đoạn trích:

- Vạch trần bộ mặt đạo đức giả, lạnh lùng, tàn nhẫn, hám tiền hám lợi, đại bất hiếu của gia đình cụ cố Hồng.

- Qua đó, phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị ViệtNamnhững năm trước cách mạng tháng Tám

2.

 

Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau (Hồ Chí Minh).

 

 

I. Yêu cầu về kĩ năng:

 - Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội.

 - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.

II. Yêu cầu về nội dung:

 

1

Giới thiệu và giải thích ý kiến:

- Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau của con người trong xã hội

- nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được trân trọng, tôn vinh khi người lao động đã cống hiến hết mình cho xã hội, làm tròn trách nhiệm của mình.

=> Ý cả câu: trong xã hội, không có nghề thấp hèn mà nghề nào cũng cao quý, cũng đáng trân trọng. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi trọng khi đã đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội

 

 

2

Bình luận ý kiến:

- Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có đặc điểm, vị trí riêng không thể thay thế trong cuộc sống xã hội.

- Làm nghề gì, người lao động cũng cần nhiều thời gian và công sức, có thế là lao động cơ bắp, cũng có thể là lao động trí óc. Nhưng dù là công việc gì, họ cũng đã đóng góp sức lao động chân chính của mình để xây dựng xã hội. Do vậy,   họ đáng được tôn vinh

- Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem thường lao động chân tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản thân.

 

3

Bài học nhận thức và hành động:

- không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang hèn…) mà chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.

- cần yêu nghề và trau dồi năng lực để cống hiến cho xã hội.

3b

 

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi.

(Vội vàng-Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23)

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên.

 

 

I. Yêu cầu về kĩ năng:

 - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

 - Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc.

II. Yêu cầu về nội dung:

 

1

Giới thiệu khái quát về hai tác giả Xuân Diệu, Xuân Quỳnh và hai bài thơ Vội vàng, Sóng, hai đoạn thơ được yêu cầu cảm nhận.

 

2

a. Đon thơ trong bài Vi vàng ca Xuân Diu:

- Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt. Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự xác định một thái độ sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê ) những gì tươi đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi ).

- Các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh.. góp phần thể hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp điệu đoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt.

 

 

b. Đon thơ trong bài Sóng ca Xuân Qunh:

- Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé-con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn- “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông;

Những câu thơ có tính chất tự nhủ mình gợi cách sống, tình yêu mãnh liệt, hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao của cuộc đời. Đó là cách để tình yêu trở thành bất tử.

- Thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng”vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính.

 

 

c. So sánh

- Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời. Đây là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc-triết lí.

- Điểm khác biệt: không chỉ nằm ở phong cách thơ (Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính, xuân Quỳnh thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính) mà còn trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ: trước sự “chảy trôi” của thời gian, Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp, tận hưởng, Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử …

 

3

 Đánh giá chung về hai đoạn thơ, hai nhà thơ

3b

 

            Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:

- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11)

            Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:

- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của những câu nói trên.

 

 

I. Yêu cầu về kĩ năng:

 - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

 - Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc.

II. Yêu cầu về nội dung:

 

1

Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề.

- Nam Cao, cây bút hiện thực xuất sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Chí Phèo (1941) là kiệt tác đã kết tinh cao nhất cho đặc điểm nghệ thuật của nhà văn. Chi tiết “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” là một trong những chi tiết đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.

- Kim Lân là một nhà văn thành công đặc biệt khi viết về người nông dân và cuộc sống nông thông trong nền văn học Việt Namhiện đại. Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xúc động nhất của ông. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Chi tiết “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”  thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của truyện.

 

2

Về chi tiết “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao:

- Về nội dung:

+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ với thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ Chí Phèo có sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lí.

+ Bát cháo hành của thị Nở đã đánh thức ở Chí khát vọng được sống cuộc sống của một người bình thường “Hắn thèm lương thiện”. Cử chỉ mộc mạc của thị gieo vào lòng Chí niềm hi vọng: thị sẽ là người mở đường dẫn Chí về với “cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”.

+ Câu nói Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui cho thấy khát vọng hạnh phúc, được yêu thương vẫn ẩn sâu trong con quỷ dữ Chí Phèo sau bao nhiêu năm tháng bị vùi lấp bởi rượu, máu và nước mắt. Chí không dám nói một lời “cầu hôn” thẳng thắn, rõ ràng mà chọn cách nói lấp lửng thể hiện sự âu lo, phấp phỏng của một thân phận bị chối bỏ với một niềm hi vọng mong manh.

- Về Nghệ thuật:

+ Cách  Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và cảnh ngộ của nhân vật.

+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Nam Cao.

 

3

Về chi tiết Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về trong Vợ nhặt- Kim Lân

- Về nội dung:

+ Tràng là một chàng trai nông dân nghèo, ế vợ.

+ trước tình cảnh của người đàn bà bị cái đói xô đẩy, Tràng đã đãi thị bốn bát bánh đúc. Sau đó, Tràng nói một câu với hình thức như một câu nói  đùa: Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.  Câu nói đùa nhưng lại thể hiện niềm khát khao hạnh phúc có thật, mãnh liệt cháy bỏng thẳm sâu trong người nông dân nghèo ấy mà ngay cả nạn đói và cái chết cũng không thể dập tắt.

+ lời nói của Tràng có vẻ như đùa song ngọn lửa hạnh phúc trong Tràng đước thắp lên từ câu nói đùa ấy lại thật sự bùng cháy. Tràng trân trong hạnh phúc của mình cũng như bằng tất cả những gì có thể, anh biến cuộc hôn nhân với thị trở nên đàng hoàng, nghiêm túc.

- Về nghệ thuật:

+ Là một chi tiết góp phần tạo nên một tình huống truyện độc đáo và ý nghĩa, tạo bước ngoặt cuộc đời và tâm lí của nhân vật, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Kim Lân

 

4

So sánh:

- Sự tương đồng:

+ Đó là những câu nói đặc biệt, có ý nghĩa hêt sức quan trọng trong cuộc đời các nhân vật và có sức tác động diệu kì, tạo nên những khoảng khắc ngọt ngào hạnh phúc cho họ.

+ Đấy cũng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ trong hai tác phẩm: Phát hiện và ngợi ca khát vọng yêu thương, khát vọng hạnh phúc ở những con người những tưởng như đã hoàn toàn lụi tắt cảm xúc tình yêu trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời.

- Sự khác biệt:

+ Ở Chí Phèo, chi tiết thể hiện khát vọng mang bản chất người ẩn sâu trong con quỷ dữ Chí Phèo, sau khi cảm nhận được tình yêu thương mộc mạc, chân thành ở thị Nở. Câu nói cho thấy anh nông dân Chí hiền lành, chân chất ngày xưa đã sống lại, thay thế hoàn toàn cho con quỷ dữ Chí Phèo.

+ Ở Vợ nhặt, chi tiết khẳng định sức mạnh của tình người, của khát vọng mái ấm gia đình, sống trong tình yêu thương chiến thắng sự đe dọa của nạn đói và cái chết.

 

5

Đánh giá chung:

Hai chi tiết nhỏ đã thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân trọng của hai nhà văn đối với vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Đó là sự tiếp nối xuất sắc của nam Cao và Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của văn học ViệtNam

 Tuyensinh247 sẽ liên tục cập nhật các đề thi thử đại học môn Văn khối C,D năm 2014 các em chú ý theo dõi.

Theo Dethi.Violet

 

Viết bình luận: Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D lần 1 năm 2014 THPT Quỳnh lưu 4

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247