21/02/2023 13:55 pm
>>> TẢI ĐỀ ÔN THI ĐGNL TẠI ĐÂY Câu 51: Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống “Với lối kể chuyện tâm tình, giản dị mà sâu sắc thâm trầm, cốt truyện đơn giản hoặc không có cốt truyện, các tác phẩm của ... thường khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.” A. Nguyễn Tuân B. Thạch Lam C. Vũ Trọng Phụng D. Nam Cao Câu 52: Từ nào sau đây không cùng nhóm với các từ còn lại A. Đồng vị B. Đồng lòng C. Đồng thau D. Đồng chí Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 53 đến 57 “Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa, ... phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hưởng văn hóa của dân tộc đó. Ở ta, thần thoại không phong phú – hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thủ lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lý kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, những thường biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tân đến giáo lý. Không có một ngành khoa học, kỹ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kỹ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng, số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng […] bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa” (“Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” – SGK Ngữ Văn 12 tập 2 tr.160) Câu 53: Đoạn trích trên nói về vấn đề gì? A. Việt Nam là một quốc gia có nhiều văn hóa B. Nền văn hóa của Việt Nam không có những đặc sắc nổi bật C. Xã hội Việt Nam coi trọng văn chương D. Người Việt Nam có tâm lý cuồng tín tôn giáo Câu 54: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là A. Nghị luận B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Tự sự Câu 55: Từ nào có thể thay thế được cho từ “tuyệt kỹ” trong đoạn trích trên? A. Đỉnh cao B. Tột cùng C. Hoàn hảo D. Tuyệt đối Câu 56: Theo đoạn trích trên, ngành nghệ thuật nào là phát triển nhất ở Việt Nam? A. Thơ ca B. Âm nhạc C. Hội họa D. Kiến trúc Câu 57: Đoạn trích trên được trình bày theo cách nào? A. Diễn dịch B. Quy nạp C. Song hành D. Tổng phân hợp Câu 58: Xác định một từ/cụm từ sai về ngữ nghĩa/logic/phong cách trong câu sau “Qua tác phẩm “Chữ người tử từ” đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của một người anh hùng tài hoa, chi khi, đồng thời nó cũng cho ta thấy được quan điểm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong cuộc sống.” A. Qua B. Anh hùng C. Chí khí D. Quan điểm Câu 59: “Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ảnh đèn!" Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? A. Tiếng hát con tàu B. Đò Lèn C. Bác Ơi D. Tương tư Câu 60: Xác định từ không cùng nhóm với các từ còn lại A. hát hò B. lươn lẹo C. chùa chiền D. duyên dáng Câu 61: Tác giả nào sau đây được gọi là “ông vua phóng sự đất Bắc” A. Nam Cao B. Kim Lân C. Vũ Trọng Phụng D. Thế Lữ Câu 62: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bởi sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng) Đoạn trích trên nhắc tới thể loại nào trong các thể loại dưới đây A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ca dao D. Truyện cười Câu 63: Tác phẩm nào dưới đây không thuộc văn học hiện đại Việt Nam A. Sóng C. Vội vàng B. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc D. Tràng giang Câu 64: Tác giả nào được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” A. Thế Lữ B. Xuân Diệu C. Nguyễn Bính D. Huy Cận Câu 65: Chọn từ không cùng nhóm với các từ còn lại A. Hoan hô B. Hoan hỉ C. Ít ỏi D. Bạn bè Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 66-70 Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” Câu 66: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 67: Đoạn thơ trên trích từ khổ thơ thứ mấy của bài thơ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 68: Trong đoạn trích trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Điệp ngữ, nhân hóa, so sánh B. Điệp ngữ, phép đối, ẩn dụ C. Nhân hóa, ẩn dụ, phép đối D. Ấn dụ, so sánh, điệp ngữ Câu 69: Nỗi nhớ trong tình yêu ở đoạn trích trên được gợi tả theo phương diện nào? A. Thời gian B. Không gian C. Cả A và B đều đúng D. A và đều sai Câu 70: Nội dung của đoạn thơ trên là? A. Nỗi nhớ của người con gái khi yêu B. Nhận thức về tình yêu C. Khát vọng tình yêu vĩnh cửu D. Lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu Câu 71: Tác phẩm nào không cùng thể loại với các tác phẩm còn lại còn lại: A. Số đỏ B. Hai đứa trẻ D. Chữ người tử tù C. Chí Phèo Câu 72: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa vô cùng...đối với Việt Nam nói riêng và cách mạng vô sản thế giới nói chung” A. to lớn B. trọng đại C. vĩ đại D. lớn lao Câu 73: Từ nào sau đây không cùng nhóm với các từ còn lại A. Bóp nát B. Vo tròn C. Đập tan D. Cắt cụt Câu 74: “Ông Bằng soát lại hàng khuy ảo, chỉnh lại cải cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ. Hương cháy, uốn cong một đoạn tàn, bốc làn khói ảo mờ. Hai cái bánh chưng bọc lá xanh tươi, buộc lạt điều, xếp cạnh mâm ngũ quả và những chén rượu xinh xắn đặt rải hàng ngang trước bệ thờ. Ngọn đèn dầu lim dim in cái chấm vàng vào dãy khung ảnh đặt sát tường. Ảnh song thân đặt ở chính giữa; bên trái, ảnh bà Bằng mặt hoa da phấn, tóc vấn khăn nhung, phía phải, ảnh anh cả Tường áo trấn thủ ô quả trảm, mũ ca lô nghiêng, nét đã phôi pha. Ngước mái đầu hói, diềm tóc lơ thơ đã bạc hết, ông Bằng chắp hai tay trước ngực. Khói hương và khung cảnh trầm tĩnh đưa hiện tại về quá khứ. Thoảng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhòa, phiêu diêu lãng đãng gần xa, ẩn hiện tầng tầng lớp lớp những ảnh hình khi tỏ khi mờ, chập chờn như trong chiêm bao. Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn ông cha, tiên tổ. Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của thầy mẹ, gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương. Và em, cùng con trai cả của ba mẹ. Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng con cháu, các con, các em...” (Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, Ngữ Văn 12 tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam) Đoạn trích trên thể hiện nét đẹp văn hóa nào của dân tộc Việt Nam? A. Sự ghi nhớ về cội nguồn và các giá trị truyền thống B. Sự tôn trọng các giá trị cộng đồng C. Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên D. Sum họp gia đình mỗi dịp lễ tết Câu 75: Xác định một từ/cụm từ sai về ngữ nghĩa/logic/phong cách trong câu sau “Tác phẩm Sóng đã thể hiện quan niệm về tình yêu rất là mới mẻ và hiện đại của tác giả Xuân Quỳnh” A. thể hiện B. quan niệm C. rất là D. hiện đại Câu 76: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng (Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Nội dung của đoạn trích trên là: A. Tinh thần chống giặc ngoại xâm C. Tinh thần đoàn kết chống giặc B. Lòng yêu nước D. Tôn trọng truyền thống văn hóa Câu 77: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Tuy cuộc đời nhiều bị thương nhưng … là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới” A. Hàn Mặc Tử C. Xuân Diệu B. Thế Lữ D. Tản Đà Câu 78: “Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?” Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ấn dụ D. Hoán dụ Câu 79: Điền từ vào chỗ trống “Điệu tâm hồn mới mẻ, “cái tôi” lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, vừa ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ải trong thơ văn của ... đã chinh phục thế hệ độc giả mới đầu thế ki XX." A. Nguyễn Tuân B. Tản Đà C. Thế Lữ D. Xuân Diệu Câu 80: Xác định một từ/cụm từ sai về ngữ nghĩa/logic/phong cách trong câu sau “Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị, tầm thường” A. tầm thường B. hồn nhiên C. khát vọng D. chân thành Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 81–85 “Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của Intelligence Quotient trong tiếng Anh), thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng. Vậy, những điều gì khiến cho con người có chỉ số IQ cao hay thấp? Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là những điều được nói đến nhiều nhất. Khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền. Nói một cách khác, hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gen. Cho đến gần đây hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thấy một nửa số gen của số trẻ được nghiên cứu là gen đã biến dị, hoặc bị tác động của yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông minh một phần là do kế thừa từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sợ khai nhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lên đến 0,8. Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong việc xác định trí thông minh ở một số trường hợp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho lúc nhỏ được coi là rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tổ hay thiếu các vitamin và muối khoảng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất.” Câu 81: Theo đoạn trích, chỉ số thông minh được cho là có liên quan đến A. kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và cách diễn đạt B. kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và hành vi C. kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và số lượng từ D. kết quả công việc, học tập, sức khỏe, tuổi thọ và tính cách Câu 82: Theo đoạn trích, con số 0,5 của hệ số di truyền ở trẻ không nói lên điều gì sau đây? A. Có sự tác động của môi trường đến trí thông minh của trẻ B. Một nửa số gen của trẻ trong nghiên cứu là gen đã biến dị C. Khả năng kế thừa của gen ở thế hệ sau là rất lớn D. Trí thông minh một phần là do kế thừa từ cha mẹ Câu 83: Theo đoạn trích, chỉ số IQ của con người chịu tác động của những yếu tố nào? A. Hệ số di truyền và vitamin B. Điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng của đứa trẻ C. Chế độ dinh dưỡng của người mẹ và đứa trẻ D. Yếu tố di truyền và môi trường Câu 84: Theo đoạn trích, tác động của yếu tố môi trường gia đình đối với chỉ số IQ của con người như thế nào? A. Quan trọng hơn yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ B. Rất quan trọng đối với chỉ số IQ khi con người trưởng thành C. Quan trọng hơn yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của người mẹ D. Quan trọng khi con người còn nhỏ và dần biến mất khi con người trưởng thành Câu 85: Chủ đề của đoạn trích là gì? A. Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh của con người B. Vai trò của hệ số di truyền đối với trí thông minh của con người D. Chỉ số thông minh (IQ) và các thành tố liên quan C. Vai trò của di truyền và môi trường đối với chỉ số thông minh (IQ) Câu 86: Tác phẩm nào sau đây không cùng nhóm với các tác phẩm còn lại? A. Tràng giang B. Vội vàng C. Đây thôn Vĩ Dạ D. Tây tiến Câu 87: “Tôi muốn tắt nắng đi Tác phẩm chứa đoạn trích trên được sáng tác năm nào? A. 1938 B. 1940 C. 1942 D. 1944 Câu 88: Xác định từ không cùng nhóm với các từ còn lại A. Dự tính B. Dự liệu C. Dự thính D. Dự đoán Câu 89: Tác phẩm nào không thuộc giai đoạn văn học từ 1945-1975 A. Tây Tiến B. Đàn ghi ta của Lor-ca C. Sóng D. Việt Bắc Câu 90: Chọn từ không cùng nhóm với các từ còn lại A. Cúi B. Chay C. Đi D. Bò Câu 91: Xác định một từ/cụm từ sai về ngữ nghĩa/logic/phong cách trong câu sau “Đoạn trích Trao duyên thể hiện bi kịch tình yêu, thân thế bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thủy Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.” A. cao đẹp B. thân thế C. nội tâm D. bi kịch Câu 92: Tác giả nào không thuộc văn học trung đại Việt Nam A. Nguyễn Du B. Nguyễn Trãi C. Nguyễn Bỉnh Khiêm D. Nguyễn Bính Câu 93: Xác định một từ/cụm từ sai về ngữ nghĩa/logic/phong cách trong câu sau “Việc một số công ty du lịch tổ chức các tour đón khách đến nghỉ ngơi, tắm biển được mở ra tại đây đã làm cho bãi biển khu vực này dần dần trở thành một khu du lịch nổi tiếng.” A. được mở ra C. dần dần D. Việc B. làm cho Câu 94: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào ... chiếm lĩnh và đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài ” A. tư duy C. tư tưởng B. khả năng D. biến chuyển Câu 95: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Giá trị ... được tạo nên từ cảm giác của nhà văn thông qua sự miêu tả chi tiết nhân vật, sự việc, thể hiện nỗi xót thương của con người với con người, nỗi đau của những số phận bất hạnh hoặc khó khăn trong xã hội.” A. nghệ thuật B. khả năng C. hiện thức D. nhân đạo Câu 96: “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hội (Hồ Xuân Hương, Mời trầu) Tác phẩm trên sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ấn dụ D. Hoán dụ Câu 97: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Theo báo cáo tình hình trẻ em thế giới 2006 được UNICEF ... ngày 11 – 12, trong vòng nhiều năm qua, Việt Nam luôn dẫn đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương về các chỉ số bình đẳng giới.” A. thông báo B. công bố C. tuyên truyền D. giới thiệu Câu 98. “Đất là nơi Chim về (Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng) Chất liệu văn học dân gian nào được sử dụng trong đoạn trích trên là A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Truyền thuyết D. Ca dao Câu 99: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại A. hội họa B. lý luận C. vồ vập D. thành thật Câu 100. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại A. ban bố B. bão bùng C. nhấp nhô D. bập bênh ĐÁP ÁN Theo TTHN DÀNH CHO 2K7 – ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao? Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi? Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện? Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |