Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa - Vĩnh Phúc năm 2015

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2015, cập nhật thứ năm ngày 12/3/2015 cụ thể như sau:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

 

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2014-2015

Môn: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (6,0 điểm)

1. Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Chứng minh vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

2. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần sông ngòi như thế nào? Vì sao sông ngòi nước ta nhiều nước và giàu phù sa?

Câu II (4,0 điểm)

Theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta có phạm vi và ý nghĩa như thế nào? Tại sao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng?

Câu III (4,0 điểm)

Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam. Qua các phương tiện thông tin đại chúng và kiến thức đã học, hãy nêu những hậu quả và biện pháp phòng chống bão chủ yếu ở nước ta.

Câu IV (6,0 điểm): Cho bảng số liệu:

Cơ cấu sử dụng đất của hai vùng Đồng bằng sông Hồng,

 Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2013

                                                                                     (Đơn vị: %)

Vùng

Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi

Bắc Bộ

Tổng

100

100

Đất nông nghiệp

36,6

16,8

Đất lâm nghiệp

24,6

60,3

Đất chuyên dùng và đất ở

21,7

4,3

Các loại đất khác

17,1

18,6

 (Nguồn: Trang Web của Tổng cục  thống kê Việt Nam 2014)

1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng đất của hai vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2013.

2. Nhận xét sự khác biệt về cơ cấu sử dụng đất của hai vùng trên. Em hãy đưa ra các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi nước ta.

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2015

Câu

Ý

NỘI DUNG

Điểm

I

1

Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Chứng minh vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

3,0

Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta

- Khái quát Biển Đông: rộng, nhiệt độ nước biển cao, biến động theo mùa...

- Ảnh hưởng:

+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.

+ Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

+ Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức mùa hè.

+ Nhờ có biển Đông, khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn.

+ Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông tạo nên tính thất thường của khí hậu nước ta.

1.5

0,25

 

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

 

1,5

 

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

0,25

0,25

Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản

- Khoáng sản:

+ Dầu khí: Trữ lượng lớn và giá trị cao với các bể Nam Côn Sơn, Cửu Long...

+ Ti tan: Trữ lượng lớn ở các bãi cát ven biển.

+ Muối: Thuận lợi ở ven biển, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

- Hải sản:

+ Giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao.

+ Có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực,...

+ Ven các đảo có các rạn san hô.

2

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần sông ngòi như thế nào? Vì sao sông ngòi nước ta nhiều nước và giàu phù sa?

3,0

 Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần sông ngòi

- Mạng lưới dày đặc:

+ Có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20km gặp một cửa sông.

+ Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.

- Nhiều nước, giàu phù sa:

Tổng lượng nước lớn: 839 tỉ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa:

+ Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.

+ Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy diễn biến thất thường.

2,0

0,25

0,25

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

 

1,0

0,5

 

0,5

Sông ngòi nước ta nhiều nước và giàu phù sa:

- Nhiều nước vì: Mưa nhiều, lại nhận được một lượng nước lớn từ ngoài lãnh thổ.

- Giàu phù sa là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi (diễn giải)

II

Theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta có phạm vi và ý nghĩa như thế nào? Tại sao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng?

4,0

 

Phạm vi và ý nghĩa của các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.

Vùng biển nước ta gồm: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Nội thủy:

+ Phạm vi: tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

+ Ý nghĩa: Được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

- Lãnh hải:

+ Phạm vi: Rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở (1 hải lí=1852m).

+ Ý nghĩa: Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.

- Tiếp giáp lãnh hải:

+ Phạm vi: Rộng 12 hải lí (tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải).

+ Ý nghĩa: Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển (diễn giải)

- Vùng đặc quyền kinh tế:

+ Phạm vi: Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Ý nghĩa: Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế...

- Vùng thềm lục địa:

+ Phạm vi: Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.

+ Ý nghĩa: Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa.

3,0

0,5

 

 

0,25

0,25

 

0,25

0,25

 

 

0,25

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

1,0

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng, vì:

- Là hai quần đảo xa bờ trên biển Đông của nước ta.

- Vị trí tiền tiêu bảo vệ đất liền.

- Cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa xung quanh.

- Lí do khác.

III

Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam. Qua các phương tiện thông tin đại chúng và kiến thức đã học, hãy nêu những hậu quả và biện pháp phòng chống bão chủ yếu ở nước ta?

4,0

 

Hoạt động của bão ở Việt Nam:

- Thời gian: bắt đầu từ tháng VI, kết thúc tháng XI, đặc biệt là các tháng IX, X, VIII,…

- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Riêng Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta,...

1,0

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

1,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

1,5

0,25

 

0,25

0,25

0,25

0,25

 

0,25

Hậu quả của bão:

- Mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng, lũ ống, lũ quét...

- Sóng to có thể lật úp tàu thuyền...

- Nước biển dâng cao gây ngập mặn vùng ven biển...

- Gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc...

- Là thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống...

- Hậu quả khác

Biện pháp phòng chống bão chủ yếu ở nước ta

- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão...

- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn...

- Củng cố hệ thống đê kè ven biển...

- Sơ tán dân khi có bão mạnh...

- Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi...

- Biện pháp khác

IV

1

Vẽ biểu đồ

4,0

Yêu cầu:

- Vẽ 2 biểu đồ tròn, đảm bảo chính xác, thẩm mĩ

- Có chú giải và tên biểu đồ, số liệu

- Thiếu hoặc sai 1 lỗi trừ 0.25đ

 

2

Nhận xét và nêu biện pháp

2,0

a) Nhận xét

- Tỉ trọng đất lâm nghiệp và các loại đất khác của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn so với Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng số liệu).

- Tỉ trọng đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng số liệu).

1,0

0,5

 

0,5

b) Biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi nước ta: Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí; cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp; bảo vệ rừng, đất rừng; tổ chức định canh, định cư...

1.0

 

ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II + III + IV = 20,0 điểm

Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

1 bình luận: Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa - Vĩnh Phúc năm 2015

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH