Đề thi thử THPT quốc gia môn Sử THPT Nguyễn Thị Minh Khai 2015

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử THPT Nguyền Thị Minh Khai năm 2015, các em tham khảo dưới đây:

SỞ GD &ĐT HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT N.T MINH KHAI

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015

Môn: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 1.(6,0điểm)

Trình bày sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Giải thích hiện tượng phân hoá trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 2.(4,0 điểm)

Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào ? Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 – 1939 với thời kì 1930-1931.

Câu 3. (4,0 điểm)

 Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta phải đối mặt với những khó khăn nào? Anh ( chị) hãy xác định khó khăn lớn nhất và nêu rõ biện pháp giải quyết của Cách mạng Việt Nam.

Câu 4.(6,0 điểm)

Trình bày hoàn cảnh thành lập, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN ? 

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử THPT Nguyền Thị Minh Khai năm 2015

Câu

                                    Nội dung

 Điểm

 

 

 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1.(6,0điểm)

Trình bày sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Giải thích hiện tượng phân hoá trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

6,0đ

Trình bày sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929

3,5

+ Hoàn cảnh

- Hội VNCMTN được ví như một cổ xe để chuyển tải CNMLN. Trong quá trình làm nhiệm vụ lịch sử ấy, các ĐV trong tổ chức đã tự “lột xác”, rời bỏ tư tưởng gc mà mình xuất thân để trang bị đầy đủ lý luận.

- Song song với quá trình chuyển tải CNM, năm 1929 phong trào công nhân, phong trào yêu nước  phát triển mạnh , HVNCMTN không đủ sức để lãnh đạo, đưa đến cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng, dẫn đến sự phân hoá, làm xuất hiện các tổ chức tiền thân .

 

0,25

 

 

 

 

0,75

+ Trình bày sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929

- Cuối tháng 3/1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên tiên tiến của Hội…ở bắc Kỳ họp tại số nhà 5D( Hàm Long- Hà Nội) lập ra chi bộ Cộng sản gồm 7 ĐV. Chi bộ mở cuộc vận động để thành lập một Đảng cộng sản nhằm thay thế Hội ….Tháng 5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VN …họp tại Hương Cảng ( TQ) đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra vấn đề thành lập ĐCS nhưng không được chấp nhận nên bỏ đại hội về nước. Tháng 6/1929, đại biểu của cơ sở Cộng sản ở Bắc kì  họp tại số nhà 312, phố Khâm Thiên quyết định thành lập Đông Dương cộng sản Đảng.

- Tháng 8/29, sau khi về nước bộ phậnNamkỳ quyết định thành lập An nam cộng sản đảng. Đảng có một chi bộ hoạt động ở TQ, một chi bộ ở Nam Kỳ. Tờ báo đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng

- Tháng 9/29 những thành viên tiên tiến của tổ chức Tân Việt quyết định thành lập Đông dương cộng sản liên đoàn

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,25

+Ý nghĩa :- Sự xuất hiện liên tiếp củ ba tổ chức Cộng sản là xu thế khách quan và tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc VN

- Khẳng định bước nhảy vọt của cách mạng Việt nam , chứng tỏ hệ tư tưởng Cộng sản đã thắng thế trên trường chính trị VN

- Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng cộng sản. Sự xuất hiện ba tổ chức tiền thân thúc đẩy yếu tố chín muồi để thành lập Đảng

 

 

 

0,75

* Giải thích hiện tượng phân hoá trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

 

2,5

1. Trong lớp huấn luyện của NAQ những hội viên tham gia có những điểm giống và khác nhau

- Điểm giống : Tinh thần yêu nước, lòng khát khao được tự do, giành lại đl cho nd

- Khác nhau ở thành phần xuât thân. Do vậy mức độ rời bỏ rời bỏ tư tưởng giai cấp mà mình xuất thân khác nhau

2. Từ 6/25 đên 6/27 NAQ trực tiếp giảng dạy. Từ 27 NAQ bị bọn phản động TQ lùng bắt nên Người phải lánh sang Thái Lan, giao lại công việc đó cho Lâm Đức Thụ. Do vậy quá trình đào tạo huấn luyện có sự khác nhau về chất lượng

3. Hội viên ở Bắc Kì có số lượng đông hơn hội viên ở Nam Kì

 

1,0

 

 

 

 

1,0

 

0,5

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2. Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào ? Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 – 1939 với thời kì 1930-1931.

4,0

+ Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

2,0

+ Thế giới :

- Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

- 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.

- 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa, cử phái viên sang điều tratình hình ở Đông Dương ( cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí …)

+  Trong nước :- Pháp tập trung khai  thác đề bù đấp thiếu hụt do cuộc khủng hoảng kinh tế 29-33 ...làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân hết sức khó khăn, vì thê họ sẵn sàng tham gia cách mạng để đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình...

-  Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.

- Pháp thực hiện c/s nới lỏng, tạo đk thuận lợi cho CM

 

0,25

 

0,25

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

0,5

 Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 – 1939 với thời kì 1930-1931.

2,0

- Về  đối tượng cách mạng:
+ Phong trào cách mạng 1930-1931  nhằm vào kẻ thù chính là  đế quốc Pháp và phong kiến tay sai
+ Phong trào cách mạng 1936-1939  nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc phat xít, bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

- Nhiệm vụ:

+ Phong trào cách mạng 1930-1931  : Chống ĐQ đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống , chống khủng bố trắng, đòi thả tù chính trị

 +Phong trào cách mạng 1936-1939  : Chống Phát-xít, chống nguy cơ  chiến tranh, chống phản động thuộc địa,  đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
- Lực lượng tham gia
+ Phong trào cách mạng 1930-1931:   Công nhân, nông dân.
+Phong trào cách mạng 1936-1939: Các giai cấp, các tầng lớp (công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Hình thức, phương pháp đấu tranh
+ Phong trào cách mạng 1930-1931:
Bãi công, biểu tình,  biểu tình có vũ trang. Phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp.
+Phong trào cách mạng 1936-1939 : Đấu tranh chínhtrị, hình thức hợp pháp, công khai, bán công khai, bán hợp pháp kết hợp bí mật bất hợp pháp.

 

0,5

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

3

Câu 3. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta phải đối mặt với những khó khăn nào? Anh ( chị) hãy xác định khó khăn lớn nhất và nêu rõ biện pháp giải quyết  của Cách mạng Việt Nam.

4,0đ

 

*Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta phải đối mặt với những khó khăn nào ?

2,0

*Về chính trị :                                                                                                                        - +Chính quyền cách mạng mới thành lập, còn non trẻ, chưa được nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, cách mạng vẫn ở thế bị cô lập.

+ Đe doạ của giặc ngoại xâm :
-  Ở miền bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật kéo vào nước ta, theo sau là bọn Việt  Quốc,Việt Cách
- Ở miền Nam, quân đội Anh yêu cầu ta thả hết tù binh Pháp bị Nhật giam giữ, đồng thời tái vũ trang cho lực lượng này, tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.
Ngoài ra, trên phạm vi cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một bộ phận Nhật cùng với quân Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta.Với sự hậu thuẫn của Anh và Nhật, cộng với mưu đồ tái chiếm Đông Dương, Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam tại Nam Bộ.
* Về kinh tế :                                                                                                                                      - Nền kinh tế nước ta lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nạn lụt lớn, vỡ đê, hán hạn làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn….                                                                       – Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 đã cướp đi gần 2 triệu sinh mạng đồng bào ta chưa được khắc phục..                                                                                                                              * Về văn hoá :                                                                                                                             + Tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân , phong kiến để lại hết sức nặng nề, các tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút đang ngày đêm hoành hành               - Hơn 90% dân số không biết chữ …

* Tài chính: Ngân sách nhà nước trống rỗng, kho bạc chỉ có hơn 1,2 triêu đồng, chính quyền cách mạng không quản lý được Ngân hàng Đông Dương

 

0,25

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,25

*Anh ( chị) hãy xác định khó khăn lớn nhất và nêu rõ biện pháp giải quyết  của Cách mạng Việt Nam.

2,0

- Sau cách mạng tháng 8/ 1945, nước ta đối mặt với nhiều khó khăn nhưng khó khăn lớn nhất đó là sự đe doạ của giặc ngoại xâm                          

0,25

Đấu tranh chống ngoại xâm:
+Trước ngày 6-3-1946: Đảng ta đã có sách lược hoà hoãn với THDQ và tay sai ở miền Bắc để tập trung lực lượng đánh đuổi Pháp ở miềnNam.

-  Đối với THDQ, ta chủ trương tránh xung đột vũ trang, nhân nhượng chúng một số yêu sách về kinh tế và chính trị : Nhận cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, nhường 70 ghế…
-  Đối với quân Pháp ở miền Nam: Kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp; cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng chiến với các phong trào “Nam Tiến”,  “ủng hộ Nam Bộ kháng chiến”.

+ Sau ngày 6/3/1946 : Chủ trương hoà với Pháp để đuổi 20 vạn quân THDQ và tay sai

 - Ngày 28-2-1946 Pháp và Tưởng ký hiệp ước Hoa-Pháp, Pháp sẽ thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật ở miền Bắc nên đã đặt nhân dân ta vào hai con đường: một là, cầm vũ khí chiến đấu chống thực dân Pháp; hai là, hoà hoãn nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng đối phó với nhiều kẻ thù một lúc, đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian củng cố lực lượng cách mạng.

- Ta chủ trương hoà với Pháp bằng việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9

(hs nêu khái quát nội dung)

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

+ Ý nghĩa : Việc ký Hiệp định sơ bộ và …là chủ trương sách lược đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh. Ta đã loại trừ được một kẻ thù nguy hiểm là quân Tưởng và tay sai của chúng ra khỏi nước ta. Tranh thủ thời gian hoà bình cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.

 

0,25

Câu

4

Câu 4.Trình bày hoàn cảnh thành lập, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN ?

6,0 điểm

* Trình bày hoàn cảnh thành lập, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN

3,0

+ Hoàn cảnh ra đời:

   - Sau khi độc lập, các nước trong khu vực cần có sự hợp tác với nhau để phát triển

   - Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.( Hạn chế sức ép của nước lớn, hạn chế ảnh hưởng của CNXH đang thắng lợi ở TQ và VN)

   - Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực, tiêu biểu là liên minh Châu Âu - EU đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước ĐNA.

   - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước là Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin.

 

0,25

0,5

 

0,25

 

 

0,5

  +Mục tiêu:- Tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

- Tuyên bố Băng cốc  năm 67 với mục tiêu phat triển kinh tế văn hoá, tuyên bố Kualalămpua 71 với mục tiêu xây dựng ĐNA thành khu vực hoà bình tự do trung lập, tuyên bốBali76 với mục tiêu xây dựng hoà bình, hữu nghị, hợp tác…

 

1,0

 

0,5

* Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN ?

3,0

-  Sự khởi sắc của tổ chức….được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao Bali (2/1976) vì :  Hiệp ước Bali  xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển

– Hiệp ước Bali mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa các nước thành viên và giữa ASEAN với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện, thể hiện ở việc thiết lập quan hệ ngoại giao và những chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao. Từ đầu những năm 90, Chiến tranh lạnh chấm dứt và “vấn đề Campuchia” được giải quyết, ASEAN có điều kiện phát triển

 

1,5

 

 

 

 

1,5

Nguồn: Dethi.violet

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Viết bình luận: Đề thi thử THPT quốc gia môn Sử THPT Nguyễn Thị Minh Khai 2015

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH