24/05/2012 14:45 pm
TRẢ LỜI: Câu 1: (Tóm tắt ngắn gắn gọn ( trong khoảng 10 – 12 dòng) nội dung truyện chuyện người con gái Nam Xương Dữ.( 1 điểm) - Truyện kể về Vũ Thị Thiết người con gái Nam Xương. Vốn là một người vợ tận tụy , đoan trang , nàng vẫn giữ gìn khuôn phép lòng thủy chung với chồng , hầu hạ mẹ chồng như đối với cha mẹ đẻ mình , chăm sóc con cái chu đáo suốt thời gian chồng đi lính. - Khi chồng trở về, người chồng nghen tuông, nàng phân trần không được, nàng đành trầm mình ở dòng sông Hoàng Giang tự vẫn. - Cảm động vì lòng trung thực của nàng , Linh Phi ( Vợ vua biển) cứu vớt và cho nàng ở lại Long Cung . Người chồng biết vợ bị oan nên hối hận và lập dàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên rồi trở lại Long Cung. Câu 2: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau: “ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay hem. giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của trong những bể máu” (Hồ Chí Minh – Tuyên ngôn độc lập) Sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích là: + Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng: “Tắm” và “bể” + Có tác dụng góp phần làm tăng giá trị biểu cảm và sức tố cáo tội ác vô nhân đạo của giặc Pháp. Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận theo cách lập luận quy nạp (khoảng 10 – 12 dòng) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” Trong cuộc sống của nhân loại cũng như trong cuộc sống của mỗi con người, người thầy đóng vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu được. Bởi vì người thầy là người truyền đạt kinh nghiệm , kĩ năng , kiến thức, lẽ sống cho người đi sau, dẫn dắt mọi người đi vào con đường hoạt động hữu ích cho xã hội. Vì vậy mà nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Không thầy đố mày làm nên”. Câu tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng của người thầy trong việc truyền thụ tri thức và giáo dục nhân cách cho học sinh. Câu 4: Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu a) Mở bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại là điểm hội tụ, nơi gặp gỡ của muôn triệu trái tim tấm lòng yêu nước. Biết bao người con của Tổ quốc đã đi vì tiếng gọi thiêng liêng.Họ ra đi để lại sau lưng khoảng trời xanh quê nhà, bờ tre, ruộng nương , giếng nước, gốc đa….Họ ra đi sát cánh bên nhau, chung hưởng niềm vui, chia sẽ gian lao thiếu thốn và trở nên thân thương gắn bó. Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ đó. Mối tình cao quý được tả trong bài thơ Đồng chí” của Chính Hữu. b) Thân bài: Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính: ( 7 câu đầu) Tình đồng chí, đòng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó: “ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” Anh ra đi từ một miền quê nghèo khó.Nơi ấy là vùng đất mặn ven biển hay vùng đất có độ phèn chua cao.Tôi cũng sinh ra và lớn lên từ một miền quê đất khô cằn ` Đất cày lên sỏi đá” . Với cấu trúc song hành dối xứng và vận dụng thành công thành ngữ “Nước mặn, đồng chua” đúng lúc, đúng chỗ , làm cho hai câu thơ đầu khẳng định sự đồng cảm là cơ sở , là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí. Họ cùng chung mục đích đánh giặc cứu nước đó chính là cơ sở nảy sinh tình đòng chí, đồng đội. “ Tôi với anh đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” Là những nông dân từ nhiều miền quê “xa lạ”. Nhưng vì cùng chung một đích đánh giặc cứu nước nên dẫu cho “ Chẳng hẹn” họ trở thành những người lính và họ “ quen nhau” Tình đồng chí còn được nảy sinh từ việc cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu. “Súng bên súng đầu sát bên đầu” Gắn bó bên nhau trong những ngày gian khổ cũng là cơ sở của tình đồng chí, đồng đội. “Đêm rét chung trăng thành đôi tri kĩ” Đột ngột, nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với hai tiếng “đồng chí !” câu thơ chỉ có một từ hai tiếng và một dấu chấm than, nó tạo một điểm nhấn, một sự liên kết giữa hai khổ thơ. Những biểu hiện của tình đồng chí ở người lính: ( 10 câu tiếp) Biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí ở người lính là: sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” Biểu hiện thứ hai của tình đồng chí ở người lính là: Họ cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật. “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi” Đó cũng là thiếu thốn về trang phục tối thiểu: “Aó anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày” Biểu hiện thứ ba của tình đồng chí ở người lính là tình yêu thương: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Bức tranh đẹp về tình đồng đội, đồng chí: ( 3 câu cuối) Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc: “ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo” Chỉ ba câu thơ, mà tác giả đã ch người đọc quan sát một bức tranh đẹp bằng ngôn từ. Đó chính là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính. Là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ c) Kết bài: - Bài thơ “đồng chí” mang vẻ đẹp bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ trong những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Bài thơ “đồng chí” mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng khi nói đời sống tân hồn, về tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ. |
||||||||||||