Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 86

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. Trắc nghiệm

Bài tập 1

Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ghi các ý đúng :

1. Đoạn thơ Thuý Kiều báo ân báo oán thuộc phần nào của Truyện Kiều ?

A. Gặp gỡ và đính ước.

B. Gia biến và lưu lạc.

C. Đoàn tụ.

2. Đoạn thơ từ câu Cho gươm mời đến Thúc lang đến câu Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa trong Thuý Kiều báo ân báo oán kể về việc :

A. Kiều báo ân Thúc Sinh.

B. Kiều báo oán Hoạn Thư.

C. Gồm cả A và B.

3. Câu thơ :

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.

Cho biết :

  1. Kiều trả chưa xứng với ân của Thúc Sinh.
  2. Kiều trọng ân nghĩa hơn tiền bạc.
  3. Cả hai nội dung trên.

4. Trong khi đang trả ân Thúc Sinh, Kiều đã nhắc đến Hoạn Thư, điều đó có ý nghĩa :

A. Kiều muốn xem ân của Hoạn Thư cũng ngang với ân của Thúc Sinh đối với nàng.

B. Kiều không thể nào quên được nỗi đau đớn, nhục nhã mà Hoạn Thư đã gây ra cho nàng.

C. Kiều muốn trấn an Thúc Sinh.

5. Lời chào của Kiều trong câu thơ sau :

Thoắt trông nàng đã chào thưa :

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !”

A.  Mang tính chất xã giao.

B. Thể hiện sự tôn trọng Hoạn Thư.

  1. Mỉa mai, đánh phủ đầu Hoạn Thư.

6. Lời kêu ca của Hoạn Thư :

Rằng : “Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kính yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

Trót lòng gây việc chông gai

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.”

Có nội dung :

A. Đánh đồng cái ghen của kẻ có quyền thế với cái ghen thường tình của đàn bà.

B. Kể công không bắt giữ Kiều khi nàng trốn khỏi Quan Âm các.

C. Nhận tất cả lỗi thuộc về mình.

D. Tất cả các nội dung trên.

7. Lời kêu ca của Hoạn Thư chứng tỏ :

A. Hoạn Thư là người biết rõ phải trái.

B. Hoạn Thư là người quỷ quái tinh ma.

C. Hoạn Thư là người chân thật.

D. Tất cả các nội dung trên.

8. Nhận định sau đây đúng hay sai ?

Tuy có hạn chế trong việc Kiều tha Hoạn Thư song không vì vậy mà màn báo ân báo oán mất đi sự công bằng vì danh giá và địa vị như Hoạn Thư dẫu sao cũng đã bị nhấn xuống bùn đen.

A. Đúng.

B. Sai.

9. Bài học rút ra được từ cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu :

A. Nghị lực sống và cống hiến cho đời.

B. Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.

C. Cả A và B.

10. Truyện Lục Vân Tiên được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyền dạy đạo lí làm người. Đạo lí đó là :

A. Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội.

B. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.

C. Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ sống công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

D. Bao gồm A, B, và C.

11. Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại :

A. Thơ trữ tình bằng chữ Hán

B. Thơ trữ tình bằng chữ Nôm

C. Truyện thơ bằng chữ Nôm.

12. Qua việc đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, ta thấy Lục Vân Tiên là một người :

A. Có tài năng.

B. Có tấm lòng vị nghĩa, giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha.

C. Có phẩm chất anh hùng.

D. Gồm tất cả các nội dung trên.

13. Nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được xây dựng thông qua :

A. Lời nói.

B. Hành động.

C. Cử chỉ.

D. Tất cả các ý trên.

14. Lục Vân Tiên giống nhân vật nào sau đây về hành động nghĩa hiệp ?

A. Nhà vua trong truyện Tấm Cám.

B.  Người em trong truyện Cây khế.

C. Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh.

D. Người anh trong truyện Cây khế.

15. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện Lục Vân Tiên là một con người :

A. Có tính cách anh hùng, có tài năng và tấm lòng vị nghiã.

B. Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài song cũng rất từ tâm, nhân hậu.

C. Gồm cả A và B.

16. Ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là :

A. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang sắc thái địa phương Nam Bộ.

B. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện ; tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.

C. Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.

D. Tất cả các ý trên.

Bài tập 2

Nối các dòng ở ô A và ô B sao cho thích hợp :

Nghệ thuật xây dựng nhân vật được thể hiện qua bút pháp ước lệ miêu tả ngoại hình.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại, bút pháp tả cảnh ngụ tình để miêu tả tâm trạng.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại.
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Thuý Kiều báo ân báo oán
Chị em Thuý Kiều

A B

 

 

 

Bài tập 3

Đoạn thơ sau trong Truyện Kiều :

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân  mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Là đoạn tả cảnh để gián tiếp miêu tả nội tâm nhân vật. Em hãy tìm mối quan hệ của cảnh và nội tâm nhân vật trong đoạn thơ.

Bài tập 4

Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống :

1. Người ta có thể miêu tả nội tâm . . . . . . . . . . . . . . . . . bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật ; cũng có thể miêu tả nội tâm . . . . . . . . . . . . . . . . bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục v.v.. của nhân vật.

2. Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện . . . . . . . . . . . . . công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân.

3. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật : Lục Vân Tiên và . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bài tập 5

Tìm những câu thơ tả cảnh trong đoạn sau trích trong  Truyện Lục Vân Tiên :

Mười ngày đã tới ải Đồng,

Mênh mông biển rộng đùng đùng sóng xao.

Đêm nay chẳng biết đêm nào,

Bóng trăng vằng vặc bóng sao mờ mờ.

Trên trời lặng lẽ như tờ,

Nguyệt Nga nhớ nỗi tóc tơ chẳng tròn.

II. Tự luận

Phân tích đoạn Thuý Kiều xử Hoạn Thư  trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Đáp án 

I. Trắc ngiệm

Bài tập 1

Khoanh tròn vào chữ cái sau :

Câu 1 : B Câu 2 : A. Câu 3 : B. Câu 4 : B.
Câu 5 : C. Câu 6 : Câu 7 : B. Câu 8 : A.
Câu 9 : C. Câu 10 : D. Câu 11: C. Câu 12 : D.
Câu 13 : D. Câu 14 : C. Câu 15 :C. Câu 16 : D.

Bài tập 2

Nối dòng 1 ở ô A với dòng 2 ở ô B.

Nối dòng 2 ở ô A với dòng 3 ở ô B.

Nối dòng 3 ở ô A với dòng 1 ở ô B.

Bài tập 3

Đoạn thơ tả cảnh ngụ tình. Mỗi biểu hiện của cảnh đều phù hợp với từng trạng thái của tình cảm, tức với nội tâm nhân vật. Diễn tả tâm trạng của Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện tình trong cảnh, cảnh trong tình.

Cảnh chiều tà bên bờ biển với những hình ảnh cánh buồm thấp thoáng xa xanội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất tạo nên một không gian rộng lớn, rợn ngợp khiến con người trở nên nhỏ bé, trơ trọi và cô đơn, rất phù hợp với hoàn cảnh của Kiều. Hình ảnh  Hoa trôi man mác biết là về đâu gợi thân phận nổi nênh, vô định giống như thân phận hiện tại của Kiều. Các từ ngữ  thuyền ai, xa xa cùng với các từ trực tiếp thể hiện nỗi buồn đó chính là nỗi buồn tha phương, nỗi nhớ thương vời vợi của Kiều. Âm thanh của gió, đặc biệt của sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi cũng chính là nỗi sợ hãi và như  báo trước dông bão sắp ập đến đối với Kiều.

Bài tập 4

1. Điền  từ :  trực tiếp trước và gián tiếp sau.

2. Điền từ : ước mơ.

3. Điền từ Kiều Nguyệt Nga.

Bài tập 5

Những câu tả cảnh trong đoạn thơ : Câu 2, 3, 4, 5.

II. Tự luận

Đây là đề nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm truyện thơ, phân tích cảnh Thuý Kiều xử Hoạn Thư. Ngoài yêu cầu chung của kiểu văn bản nghị luận về đoạn trích trong tác phẩm truyện, về nôi dung, cần phân tích cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư. Trong cuộc đối đáp này, hành động, lời nói của Kiều đầy mỉa mai, đay nghiến như quất vào danh gia họ Hoạn, nàng quyết trừng trị Hoạn Thư như đã nói với Thúc Sinh Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.Trước lời nói và thái độ của Kiều, Hoạn Thư kinh hoàng hết mức song vẫn kịp tìm cách  lí giải để gỡ tội. Hắn đánh đồng cái ghen của một kẻ có quyền thế với cái ghen thường tình của đàn bà, đưa Kiều từ vị trí đối lập trở thành người đồng cảnh với hắn. Từ tội nhân, Hoạn Thư đã biện bạch để trở thành nạn nhân của chế độ đa thê. Tiếp đó, Hoạn Thư kể công đối với Kiều và cuối cùng nhận hết tội lỗi về mình, trông cậy vào tấm lòng khoan dung, độ lượng rộng lớn của Kiều. Hoạn Thư  khôn ngoan, sâu sắc đến quỉ quái tinh ma. Hoạn Thư được Kiều tha bổng, chủ yếu không phải do lời tự bào chữa mà là do tấm lòng độ lượng Đã lòng tri quá thì nên của Kiều.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 86

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247