23/05/2012 13:32 pm
I. trắc nghiệm 1. Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm là lớp nhà thơ : A. Thời tiền chiến B. Thời chống Pháp C. Thời chống Mĩ D. Hiện nay Khoanh tròn vào chữ cái đặt đầu câu trả lời đúng. 2. Ông là nhân vật toàn tài số một trong lịch sử trung đại Việt Nam, là người viết thư thảo hịch giỏi hơn hết một thời. A.Trần Hưng Đạo B. Nguyễn Trãi C. Nguyễn Du D. Nguyễn Đình Chiểu 3. Nối tên tác giả phù hợp với tên tác phẩm 1) Thanh Hải a) ánh trăng 2) Chế Lan Viên b) Viếng lăng Bác 3) Chính Hữu c) Khi con tu hú 4) Tố Hữu d) Mùa xuân nho nhỏ 5) Y Phương e) Con cò 6) Viễn Phương f) Đồng chí 7) Nguyễn Duy g) Nói với con 4. Nhận định nào sau đây đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng ? A.Trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng B. Trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng C. Trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ D. Trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng 5. Mục đích chính của tác giả khi viết “Tôi cười dài trong tiếng khóc”… trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyễn Hồng) là gì ? A. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình. B. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng : vừa đau đớn vừa uất ức, vừa căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình. C. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình. 6. ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết ? A. Lão Hạc nghèo khổ quá B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng C. Lão Hạc rất thương con D. ý kiến nhác 7. Cái chết của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao có ý nghĩa sâu sắc như thế nào ? A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử. B. Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng. C. Thể hiện lòng tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân. D. Cả 3 ý kiến trên đều đúng 8. Trong khổ thơ sau Huy Cận đã sử dụng phép tu từ gì nổi bật nhất ? “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vâygiăng” (Đoàn thuyên đánh cá) A. So sánh B. Nhân hoá C. Nói quá D. Hoán dụ 9. Phép tu từ sử dụng trong khổ thơ trên có tác dụng như thế nào ? A. Nhấn mạnh khung cảnh rộng lớn của biển cả B. Làm cho con thuyền đánh cá trở nên kì vĩ khổng lồ C. Thể hiện niềm vui say trong lao động của con người D. Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh đánh cá trên biển 10. Nên hiểu câu thơ “Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé” trong “Đoàn thuyền đánh cá” như thế nào A. Đuôi cá màu vàng choé B. ánh trăng màu vàng choé C. Mạn thuyền màu vàng choé 11. Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là ai ? A. Người bà B. Người bố C. Người mẹ D. Người cháu 12. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt ? A. Tự sự B. Tự sự biểu cảm C. Biểu cảm miêu tả D. Thuyết minh biểu cảm Đ. Miêu tả biểu cảm tự sự nghị luận 13. Người bà trong bài thơ “Bếp lửa” nhen lửa vào khi nào ? A. Sớm chiều của mùa tu hú kêu B. Sớm chiều của mỗi ngày C. Sớm chiều của mùa mưa D. Sớm tối của năm đói mòn đói mỏi 14. Ba câu thơ sau có ý nghĩa gì ? “Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” (Bếp lửa - Bằng Việt) A. Nói lên nỗi nhớ của tác giả về người bà B. Nói lên thói quen nhóm lửa lúc sáng sớm của người bà C. Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà D. Cả A,B,C đều sai 15. “Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” (Ngôì buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy) a)Nêu nghĩa của từ “đi” -Từ “đi” trong câu 1: … -Từ “đi” trong câu 2: … b)Từ “đi” được dùng theo nghĩa nào? (Khoanh tròn vào chữ cái đặt đầu câu trả lời đúng) A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển 16. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ sau : “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa) A .So sánh B. Hoán dụ C. ẩn dụ D. Cả A và C 17. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi dùng lẫn lộn các từ gần âm ? A. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi cung bậc tình cảm B. Đôi bàn tay của cô thợ dệt rất linh hoạt C. Giờ ra chơi, sân trường sôi động hẳn lên 18. Để không vi phạm các phưong châm hội thoại cần phải làm gì ? A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp B. Hiểu rõ nội dung mình định nói C. Biết im lặng khi cần thiết D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau 19. Khi lựa chọn từ ngữ xưng hô trong hội thoại, ý kiến nào sau đây em cho là đúng nhất ? A. Xem xét tình huống giao tiếp B. Xem xét mối quan hệ giữa người nói và người nghe C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 20. Trong hội thoại, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ tôn trọng người tham gia. A. Đúng hay B. Sai 21. Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng bóng bẩy ? A. Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng B. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng không dễ thấy của đối tượng. C. Khi muốn cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn D. Khi muốn trình bày rõ diến biến của sự vật, sự kiện 22. Để làm tốt một bài văn thuyết minh ta thường chú ý vận dụng những phương pháp nào? A. Phân tích, so sánh. B. Thống kê, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu C. Định nghĩa, giải thích, miêu tả. 23. Em chọn những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau đây để điền vào chỗ trống (nhân vật, miêu tả, biểu cảm, tự sự, luận điểm, nhạc điệu, luận cứ, lập luận) trong một bài văn nghị luận :
………………………………………………………………….………………. 24. Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn được lập ý bằng cách nào ? “Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng trên dãy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi…” (An Giang – quê mẹ mến yêu) A. Hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. B. Quan sát suy ngẫm C. Tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng. 25. Dòng nào nói đúng nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích ? A. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc B. Giới thiệu đặc điểm, nội dung và hình thức của sự vật hiện tượng C. Trình bày từng bộ phận phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự, hiện tượng. 26. Nhiệm vụ của phần thân bài trong bài văn tự sự là gì? A. Giới thiệu nhân vật, sự việc. B. Nêu sự việc cần trình bày C. Kể lại diễn biến các sự việc nhằm thể hiện chủ đề D. Kể lại diễn biến và kết cục sự việc 27. Để xác định chủ đề của một bài văn tự sự người ta thường căn cứ vào những dấu hiệu chủ yếu nào ? Điền dấu x vào ô vuông cuối những ý em cho là đúng. A. Các chi tiết và hành động của nhân vật chính B. Những câu đối thoại C. Hành động, tâm trạng của các nhân vật D. Nhan đề của văn bản E. Các câu khái quát nội dung trong văn bản 28. Điền vào chỗ trống : A. Kể xuôi là………………………………………………….. B. Kể ngược là…………………………………………………. 29. Nhận xét nào đúng khi nói về vai trò của nhân vật phụ trong tác phẩm tự sự ? A. Có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm B. Không có vai trò gì. C. Tuy có vai trò thứ yếu nhưng vẫn rất cần thiết cho sự phát triển của câu chuyện. D. Có quan hệ đến tất cả các nhân vật khác trong tác phẩm 30. Ta có thể hiểu như thế nào về đầu đề của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”
B. Chỉ dịch thuốc lá C. Tỏ thái độ nguyền rủa, tẩy chay bệnh dịch này D.Tác hại của thuốc lá 31. Chủ đề bao trùm của văn bản “Bài toán dân số” là gì ?
D.Cả A, B, C đều đúng 32. Tác phẩm trữ tình là gì ? A.Biểu hiện cảm xúc bằng thơ B. Kể lại câu chuyện cảm động C. Thuộc thể tuỳ bút, ca dao D.Văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả 33. Các tác phẩm thơ trung đại Việt Nam sách được viết bằng chữ gì ? ………………………………………………………………………………………………………………………………….. 34. Khi phân tích thơ trữ tình cần chú ý đến nhịp điệu, vần, phép tu từ, không gian, thời gian nghệ thuật. A. Đúng hay B. Sai 35. Hãy điền đúng tên tác phẩm vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau : “ Tình cảm nhân đạo của thơ trữ tình trung đại Việt Nam thể hiện ở tiếng nói phê phán chiến tranh phi nghĩa đã tạo nên các cuộc chia ly đầy sầu hận (………………………..……….); ở tiếng lòng xót xa cho thân phận long đong chìm nổi mà vẫn trong trắng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ (………………..………..………); ở tâm trạng ngậm ngùi da diết nhớ về một thuở vàng son đã mất (………………..…………….). 36. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu được khơi gợi từ những cảm xúc nào ? A. Nhìn thấy con tu hú B. Mùa hè đến C. Tiếng tu hú vọng vào nhà ngục D. Có tiếng con tu hú gọi bầy II. Tự luận Những suy ngẫm và trải nghiệm sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc đời qua truyện ngắn “Bến quê”. Đáp án đề số 34 I. Trắc nghiệm
II. Tự luận I. Yêu cầu về kĩ năng a) Đảm bảo là một văn bản hoàn chỉnh, đúng kiểu bài nghị luận văn học có bố cục chặt chẽ mạch lạc, lời văn chuyền cảm, biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức lập luận, phân tích và chứng minh. Chữ viết, trình bày sạch sẽ không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. b) Chú ý khả năng tư duy, phân tích tổng hợp và sự sáng tạo của học sinh trong những lời bình giá về vẻ đẹp của nhân vật, của tình tiết truyện. II. Yêu cầu về kiến thức 1. Giới thiệu nét chính về tác giả là truyện ngắn “Bến quê”. 2. Nêu được vấn đề nghị luận : những suy ngẫm và trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời và con người. 3. Phân tích được các ý cơ bản sau : a) Truyện thể hiện triết lí giản dị mà sâu sắc mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người bằng cách đặt nhân vật vào những tình huống nghịch lí. + Tình huống nghịch lí thứ nhất : Nhân vật chính của truyện là Nhĩ, một người từng đi khắp mọi nơi trên trái đất vậy mà cuối cuộc đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ. + Tình huống nghịch lí thứ hai : Nhĩ phát hiện ra vùng đất bên kia sông nơi bến quê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ ở ngay phía trước cửa sổ nhà mình nhưng biết rằng mình sẽ không bao giờ đặt chân lên được mảnh đất ấy. Và cũng lúc này đây Nhĩ mới nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của vợ. Những ngày cuối đời Nhĩ mới thật sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ chịu thương chịu khó của mình, tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình. + Tình huống nghịch lí thứ ba : Nhĩ khao khát được đặt chân một lần lên bãi bồi bên kia bến sông nhưng “lực bất tòng tâm” nên anh phải nhờ đến cậu con trai thay mình sang bên kia sông đặt chân lên cái bãi phù sa màu mỡ ấy. Đứa con trai không hiểu được ước muốn của cha và đã bỏ lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày… Cuối cùng Nhĩ đã thu hết tàn lực dồn vào cử chỉ có vẻ kì quặc “anh đang cố thu nhặt… cho một người nào đó” –> hình ảnh có ý nghĩa khái quát thức tỉnh mọi người. b) Tạo ra những tình huống nghịch lí như trên tác giả muốn người đọc nhận thức được một triết lí của cuộc đời. + Cuộc sống và số phận của con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên ngoài ước muốn + Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình : Một triết lí giản dị nhưng thật sâu sắc. Con người cần phải biết trân trọng giữ gìn những gì gần gũi thân thương. c) Tổng kết những giá trị của tác phẩm : Bến quê chính là bến đỗ bình yên của mỗi con người. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||