29/06/2018 17:13 pm
Môn toán: phổ điểm khoảng 5-6 Thầy Trần Văn Toàn - tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie, TP.HCM: Đề quá dài, tôi có thể lọc thành 2 đề riêng, mỗi đề 180 phút. Ngoài ra, đề cho thuần túy toán tự luận ở phần phân loại học sinh, nếu các em trúng "tủ" may mắn gặp dạng đã ôn và làm kịp giờ thì điểm cao. Tôi cho rằng phổ điểm khoảng 5-6 điểm. Môn văn: đáp án thách thức giám khảo Thầy Trương Minh Đức - giáo viên môn văn Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM: Đọc đáp án môn văn, tôi rất lo lắng cho các thí sinh. Ở phần đọc - hiểu và nghị luận xã hội, tôi có cảm giác như đáp án chỉ làm cho có, phó thác tất cả cho giám khảo và thách thức giám khảo. Trong khi trình độ, bản lĩnh của các giám khảo môn văn hiện nay là khác nhau, chưa kể còn có sự khác nhau rất nhiều giữa các hội đồng chấm thi vùng miền: chấm gắt hay nương tay... Tôi cho rằng phải đề cao cái tâm của giám khảo môn văn, cần đọc thật kỹ từng bài làm của thí sinh, biết chấp nhận những quan điểm khác biệt với mình (miễn là thí sinh có đủ lý lẽ để thuyết phục). Môn vật lý: phổ điểm đẹp Thầy Đinh Trọng Nghĩa - giáo viên vật lý Trường THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi: Đáp án Bộ GD-ĐT công bố phù hợp. Tôi cho rằng phổ điểm sẽ khá đẹp, đó là một tháp hình chuông, đỉnh tháp sẽ gần điểm 5. Hi vọng đề vật lý năm sau sẽ kế thừa được đề năm nay và mở rộng thêm các câu hỏi hay về thí nghiệm, về kỹ năng đọc đồ thị, giảm các câu hỏi tính toán phức tạp. Môn hóa học: kiếm điểm 9 rất khó Thầy Trần Hoàng Khánh - giáo viên hóa Trường THPT Bình Sơn, Quảng Ngãi: Đề hóa có kiến thức rải cả trong chương trình lớp 11, lớp 12 nhưng chủ yếu chương trình cơ bản và có phản ứng hóa học thuộc chương trình nâng cao để phân loại học sinh. Với đáp án của bộ, tôi thấy phù hợp. Nhưng phổ điểm khoảng 5 điểm, còn kiếm điểm 9 thì rất khó và rất hiếm cho điểm 10. Môn sinh học: phổ điểm khoảng 6 điểm Thầy Trần Thanh Thảo - tổ trưởng tổ sinh học Trường THPT Bình Sơn, Quảng Ngãi: Đề gồm 40 câu mà trong thời gian 50 phút thì học sinh sẽ không cân được thời gian. Ngoài ra, câu hỏi lựa chọn đúng sai 20 câu trong mỗi mã đề là quá sức. Theo đáp án, tôi nghĩ phổ điểm khoảng 6 điểm. Điểm 10 chắc rất hiếm, mà nếu có thì chắc là học sinh vừa giỏi và vừa may mắn. Môn lịch sử: nhiều câu dễ bị nhầm Thầy Nguyễn Hữu Đạt - tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Võ Thị Sáu, TP.HCM: Đáp án mà Bộ GD-ĐT công bố không có gì phải bàn cãi. Tôi đọc mã đề 306 và cũng thấy như vậy, có nhiều câu hỏi rất dễ bị nhầm lẫn trong khi thí sinh phải chạy đua với thời gian để giải quyết hết đề thi. Với đề thi và đáp án như năm nay, thí sinh trung bình dễ dàng đạt được 5 điểm. Môn địa lý: đáp án hợp lý Cô Nguyễn Thị Châu Loan - giáo viên địa lý Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội: Đề thi khó nhưng đáp án rõ ràng, mạch lạc. Các câu nâng cao được đánh giá là rất khó đối với thí sinh không có thế mạnh môn xã hội, nhưng đáp án cũng hợp lý. Môn GDCD: đáp án có thể gây tranh cãi Cô Trần Thị Quyến - giáo viên GDCD, Trường THPT Kim Liên, Hà Nội: Đề thi có kiến thức cơ bản nhưng có những câu hỏi gần với thực tiễn hơn, những tình huống nội dung gắn với đời sống chính trị, xã hội như phiên họp Quốc hội mới đây... Tuy nhiên câu hỏi không chặt chẽ, thiếu dữ liệu nên đáp án có thể sẽ gây tranh cãi. Môn tiếng Anh: phổ điểm 5 Thầy Phan Thanh Ngọc - tổ trưởng tổ Anh văn Trường THPT Bình Sơn, Quảng Ngãi: Đề tiếng Anh không có câu hỏi mở nên đáp án bộ đưa ra là cố định, phù hợp với những gì giáo viên chúng tôi đã dạy học sinh và đối chiếu sau buổi thi. Đề có mức độ phân hóa nhiều hơn so với năm 2017. Tôi nghĩ với đề và đáp án đó thì phổ điểm là 5 điểm. Theo TTHN CHÚ Ý! TUYENSINH247 KHUYẾN MÃI ĐỒNG GIÁ 499K KHOÁ LUYỆN THI TN THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |