30/09/2024 17:19 pm
Vào ngày 12/06/2024, Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp với Tuyensinh247.com tổ chức chương trình giải đáp thắc mắc của học sinh về kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025 với livetream “Giải mã kỳ thi Đánh giá tư duy 2025”. Kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức cho đến nay đã là năm thứ 5. Trong năm 2025, Đại học Bách khoa mong muốn mở rộng thêm điểm thi, hướng đến khu vực khó khăn về mặt địa hình, chắc chắn sẽ mở thêm điểm thi ở khu vực Tây Bắc. Mục tiêu của kỳ thi ĐGTD ngày càng được mở rộng, đặc biệt là phạm vi ứng dụng cho các trường đại học sử dụng kết quả thi này phục vụ cho công tác tuyển sinh. Theo đó, không chỉ dừng lại đối với các ngành công nghệ kỹ thuật mà còn mở rộng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, tài chính ngân hàng, y dược,…. Cấu trúc bài thi ĐGTD sẽ được giữ nguyên đến 2027 gồm 03 phần là Tư duy Toán học, Tư duy đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề. Tổng thời gian làm bài thi là 150 phút (60 - 30 - 60 phút). Điểm tối đa của bài thi là 100 điểm, phân bổ cho các phần là 40 – 20 – 40 điểm. ĐHBK HÀ NỘI VÀ TUYENSINH247 GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ KỲ THI ĐGTD Câu 1: Ở trường em không được học môn Vật Lý và môn Sinh học nhưng em muốn thi đánh giá tư duy thì liệu có phù hợp không? Trong năm 2025, Đại học Bách Khoa Hà Nội chủ trương xóa mờ tư duy về tổ hợp ở phần thi khoa học. Vì vậy, những thí sinh không chọn môn Lý ở cấp THPT có thể làm một số bài liên quan tới môn Lý, Sinh …. Tuy nhiên, để làm được những câu hỏi này thí sinh vẫn cần phải có những kiến thức nền tảng, được trang bị từ chương trình THCS. Hiện nay, theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, học sinh sẽ được học những kiến thức căn bản của những môn học như Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa,... cho đến hết lớp 9. Sau khi lên THPT, học sinh sẽ chọn những môn học khác nhau với những mục tiêu khác nhau. Mặc dù vậy, chỉ cần với những nền tảng đã được trang bị từ cấp THCS, kết hợp với nội dung của câu hỏi, thí sinh vẫn có thể hoàn thành rất tốt các nội dung được yêu cầu. Ngoài ra, thí sinh tìm hiểu thêm một số kiến thức được cập nhật trên truyền hình về vật lý mới, hạt nhân mới,… mà không cần phải học trên chương trình phổ thông. Không chỉ vậy, những tài liệu về tạp chí Khoa học, video giới thiệu về khoa học, công nghệ cũng là những nội dung thí sinh có thể tham khảo, để trang bị một số kiến thức nhằm bổ trợ làm bài. Vì vậy, nếu học sinh không học theo chương trình Lý, Sinh ở cấp THPT vẫn có thể hoàn thành những câu hỏi liên quan, chỉ cần thí sinh nắm chắc những kiến thức nền tảng được trang bị từ cấp THCS. Tuy nhiên, nếu thí sinh được trang bị tốt, làm thử một số bài thi, đọc các tài liệu liên quan thì kết quả của thí sinh sẽ tốt hơn mong đợi. Câu 2: Ở trường em không được học môn Hóa, và em bị mất góc môn Hóa. Em nên ôn tập như thế nào cho kì thi ĐGTD của Đại học Bách khoa Hà Nội? Môn Hóa đã có mặt trong bộ môn “Khoa học tự nhiên” từ cấp trung học cơ sở với những kiến thức cơ bản. Vì vậy, khi thí sinh tiến hành ôn tập, những kiến thức nền tảng như: Tên một số nguyên tố, cân bằng phương trình hóa học,… sẽ được củng cố lại. Thí sinh có thể ôn luyện qua 2 cách: Qua video, ôn luyện trực tiếp cùng với thầy cô. Khi học cùng thầy cô, thí sinh có thể tiếp cận những cách làm của từng dạng thức câu hỏi. Ví dụ: Một đoạn văn bản cần đọc như thế nào, gạch chân ở đâu,…. Khi này, thí sinh sẽ có những công cụ hữu hiệu phục vụ cho việc làm bài, kể cả khi thí sinh không học môn Hóa trong chương trình THPT. Khi làm những câu hỏi có kiến thức liên quan tới môn Hóa, thí sinh có thể dựa trên nền tảng đã được trang bị từ cấp THCS, kết hợp với cách thức tư duy thì thí sinh có thể suy luận ra đáp án. Câu 3: Kiến thức trong những đợt thi sớm thì sẽ là kiến thức cả năm lớp 12 hay được giới hạn cho đến lúc đợt thi được diễn ra? Kỳ thi đánh giá tư duy là kỳ thi được chuẩn hóa, đối tượng dự thi có thể là học sinh lớp 10 đến lớp 12. Cấu trúc dựa trên toàn bộ nền tảng trong sách giáo khoa, đặc biệt từ năm 2025, tập trung toàn bộ kiến thức trong chương trình sách giáo khoa 2018. Vì thế, nội dung của bài thi sẽ không được hạn chế. Ví dụ: Nếu thi sinh thi vào tháng 2 thì vẫn có thể sẽ thi vào những nội dung mà thí sinh chưa học đến, sẽ không có giới hạn cho phần a, phần b,... Ngoài ra, những bộ sách giáo khoa ở cấp THPT phân bố chương trình không giống nhau, vì vậy, thí sinh không nên quá lo lắng rằng kiến thức trong sách có hay không, thay vào đó hãy trang bị thật tốt, làm quen với những kiến thức căn bản. Trong năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội có sự điều chỉnh về thời gian tổ chức thi để phù hợp hơn với thí sinh. Kỳ thi sẽ tổ chức muộn hơn, dự kiến sang học kì 2, khi thí sinh đã được trang bị phần lớn kiến thức để thể hiện tốt nhất trong bài thi. Câu 4: Có thể xét điểm đánh giá tư duy vào ngành mà không cần xét tổ hợp được không? Việc xét tuyển điểm phụ thuộc vào đề án tuyển sinh của các trường, với Đại học Bách khoa Hà Nội, điểm thi đánh giá tư duy không phụ thuộc vào tổ hợp nào mà chỉ cần thí sinh đặt đầu điểm cụ thể thì có thể xét tuyển vào 64 ngành của trường. Điều này phụ thuộc vào từng trường, có thể có những trường xét kết hợp (sử dụng điểm TSA kết hợp với chứng chỉ IELTS), hoặc những khối ngành có yêu cầu về điểm thi THPT (ngành sư phạm và giáo dục sẽ có những quy định về điểm sàn, điểm thi),… Vì vậy, thí sinh cần phải lưu ý các quy định liên quan đến xét tuyển ở đề án của trường mà thí sinh mong muốn xét tuyển, đặc biệt là những trường sử dụng kết quả kỳ thi ĐGTD. Tuy nhiên, đa phần các trường sử dụng kết quả TSA đều thấy sự phù hợp của nội dung bài thi, chất lượng đánh giá của kỳ thi với chương trình đào tạo ở đại học, nên trường chỉ xét dựa trên điểm đánh giá tư duy mà không yêu cầu các yếu tố về tổ hợp khác. Thí sinh có thể đối mặt với kì thi theo 2 phương thức chủ động và bị động. Bị động: Thí sinh có thể tăng tần suất truy cập những kênh thông tin cập nhật về kỳ thi ĐGTD trên nền tảng facebook, tiktok, website của các trường,…. Những thông tin được cập nhật trên các kênh này hoàn toàn có thể sử dụng để tham khảo được. Và thí sinh cần phải biết những thông tin này càng sớm càng tốt. Chủ động: Thí sinh có thể ứng phó được với hầu hết các kỳ thi nếu thí sinh có nền tảng tốt. Lưu ý, khi thí sinh tìm kiếm thông tin, ngoài những kênh bị động thì thí sinh có thể tìm kiếm trên những kênh chính thống. Chẳng hạn như thí sinh có thể lên website của ĐHBK, làm thử 1 đề thi. Khi này, từ chính trải nghiệm của mình, thí sinh sẽ có những cảm nhận ban đầu của bản thân. Sau đó, chính thí sinh cũng sẽ tìm được cách để vượt qua được cảm nhận ban đầu đó. Hoặc thí sinh có thể lên website của trường mình muốn đỗ, để xem trường đó sử dụng kết quả của những kì thi nào để xét tuyển, có kì thi đánh giá tư duy hay không? Ngưỡng điểm của điểm đánh giá tư duy năm ngoái là bao nhiêu? Cần làm như thế nào để đạt được ngưỡng điểm này?... Trên đây đều là những cách mà thí sinh có thể sử dụng để “đối mặt” với kì thi mới, chương trình mới. Câu 6: Khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 có sự thay đổi về kiến thức, Đại học Bách khoa Hà Nội có công bố đề thi minh họa cho năm 2025 không? Chắc chắn sẽ có đề thi thử mới phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018, dành cho kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025. Đề thi thử sẽ phù hợp hơn với chương trình sách giáo khoa 2018. Tuy nhiên, đề thi thử không phải là đề thi minh họa, đây là trải nghiệm giúp thí sinh làm quen với đề thi, hình dung về đề thi. Với đề thi thử như vậy, thí sinh sẽ không thể “bắt tủ” như có 1 câu toán, 2 câu hóa, 3 câu lý,…. Mục đích của kì thi thử là để thí sinh hình dung về kì thi, các dạng thức câu hỏi trong bài thi. Ngoài ra, bài thi vẫn chú trọng vào tư duy, để thí sinh giải quyết các yêu cầu trong câu thi. Mục đích của kì thi thử là để thí sinh hình dung về kì thi, các dạng thức câu hỏi trong bài thi bởi lẽ các dạng thức câu hỏi rất đa dạng. Đề thi có những dạng câu hỏi như: chọn 1 đáp án đúng, chọn nhiều đáp án đúng, kéo thả, đúng sai, điền khuyết,… Sự đa dạng này đánh giá năng lực tư duy của thí sinh 1 cách chính xác nhất. Để chia sẻ thêm về tầm quan trọng của sự đa dạng này, chúng ta có thể thấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những thay đổi trong dạng thức câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT, tuy chỉ có 3 dạng thức. Như vậy, những thí sinh đã tham gia kỳ thi đánh giá tư duy sẽ cảm thấy quen thuộc hơn với những dạng thức mới trong bài thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi đánh giá tư duy là kì thi phục vụ tuyển sinh đại học. Do vậy, bài thi cố gắng phân loại được thí sinh và chọn ra những thí sinh phù hợp với các chương trình đào tạo. Ví dụ: Chương trình cơ khí của ĐHBKHN sẽ cần những thí sinh có nền tảng rất tốt về môn toán, có nền tảng liên quan đến kỹ thuật nên thí sinh cũng cần chuẩn bị sẵn những kiến thức về lý, hóa,… Thông qua các nội dung trong bài thi đánh giá tư duy, thí sinh chứng tỏ năng lực của mình và thể hiện được sự phù hợp của bản thân với các ngành học. Sau mùa thi tư duy 2024, hiện nay ĐHBKHN tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu để điều chỉnh kỳ thi phù hợp nhất với thí sinh 2k7. Livestream "Giải mã kỳ thi Đánh giá tư duy 2025" | ĐH BÁCH KHOA x TUYENSINH247.COM Câu 7: Phần thi có những bài ngoài chương trình sách giáo khoa, vận dụng thực tế, vậy năm nay có thi những phần sách giáo khoa đã bỏ như số phức, hình đa diện, … không ạ? Những nội dung đã được cắt khỏi chương trình sách giáo khoa chắc chắn không có trong bài thi đánh giá tư duy năm 2025, các câu hỏi vẫn sẽ phụ thuộc khung chương trình GDPT 2018. Với mức độ khó thấp, câu hỏi ở phần thi đánh giá tư duy đọc hiểu sẽ không bị ảnh hưởng gì, tuy nhiên những câu hỏi ở phần toán và khoa học thì sẽ có chút ảnh hưởng theo chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, với những nội dung ở mức độ khó cao hơn thì có thể sẽ có những kiến thức nằm trong phần giảm tải. Ví dụ: Những câu hỏi về “gửi tiền ở ngân hàng”, không có trong chương trình GDPT 2018, tuy nhiên, học sinh cần tư duy để áp dụng các kiến thức cơ bản như cấp số nhân, tổng của cấp số nhân,… để có thể giải quyết bài toán. Những bài toán này sẽ đo lường được khả năng tư duy, vận dụng, giải quyết vấn đề của thí sinh rất tốt. Việc phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học tại miền Nam, miền Trung và cả khu vực miền Bắc nhằm tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025 là kỳ vọng của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trong lộ trình mở rộng, ĐHBKHN vẫn ưu tiên mở rộng cho khu vực phía Bắc trước, đặc biệt là vùng Tây Bắc. Vì mục đích của kỳ thi là phục vụ công tác tuyển sinh của ĐHBKHN cũng như nhiều trường ở khu vực phía Bắc và xa nhất về phía Nam là Đại học Đà Nẵng. Mặc dù vậy, nếu cơ hội hợp tác cũng như đánh giá lại nhu cầu của thí sinh, nhà trường vẫn sẽ cân nhắc để tổ chức kỳ thi ở khu vực miền Nam. Tuy nhiên, theo thống kế thực tế, số lượng thí sinh miền Nam theo học ở miền Bắc là rất hạn chế. Thứ hai, hiện nay có khá nhiều kì thi, nên nhà trường rất quan tâm đến nhu cầu của thí sinh khi đặt thêm một điểm thi ở một khu vực mới, có thể là nhu cầu tham gia kì thi, có thể là nhu cầu đăng ký nguyện vọng vào ĐHBKHN,...
Câu 10: Cách tính điểm đánh giá tư duy như thế nào? Đánh giá tư duy có áp dụng theo IRT ko ạ? Cách tính điểm là một trong những khác biệt của kì thi đánh giá tư duy với các kì thi đánh giá năng lực khác. Hiện nay, trong chứng nhận kết quả dành cho thí sinh, sẽ hiển thị điểm TSA và số câu đúng của các thành phần. Ngoài ra, trường sử dụng phương pháp đo lường hiện đại thế giới nên số câu đúng và số điểm là không giống nhau và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có nhiều thí sinh thắc mắc như: làm được 70 câu nhưng lại chỉ được 62,38 điểm. Trong trường hợp này, ta cần đánh giá 70 câu của thí sinh có vị trí như thế nào trong bức tranh chung của tất cả thí sinh dự thi, cũng như là các thông số của các lần thi khác,… Có thể 70 câu thí sinh làm được có thể đánh giá ở mức độ đơn giản, đa phần các thí sinh khác đều làm được. Điều này được thực hiện để đảm bảo sự công bằng và đánh giá khả năng tư duy của thí sinh theo chuẩn mực đo lường của thế giới. Qua đây, ta có thể thấy, theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi thì điểm thi của thí sinh sẽ được tính rất phức tạp, dựa trên số lượng thí sinh trả lời đúng câu hỏi đó. Ngoài ra, điểm thi được đo lường giữa các đợt thi, vì vậy nên thí sinh cũng không cần phải lo ngại về sự thiếu công bằng trong bài thi như đề thi khó hay đề thi dễ. Câu 11: Đề thi TSA sau khi thi xong thì có được công bố ra không? Vì kíp thi đợt 5 chiều hôm trước có 2 câu toán bị sai. Vì vậy bộ đề này đã được đơn vị nào kiểm định chưa? Đợt thi vừa rồi, chúng tôi nhận được một số phản ánh về một câu hỏi trên fanpage tuyển sinh của nhà trường. Nội dung của câu hỏi liên quan tới số nguyên dương, có một số thí sinh tính ra 3,5 tuy nhiên lại có nhiều thí sinh ra đáp án là 1. Có thể trong quá trình làm bài, thí sinh cũng đã bỏ quên một số dữ kiện nào đó khiến kết quả của thí sinh không giống phần đa thí sinh khác. Tuy nhiên, trong trường hợp có câu hỏi không thí sinh nào làm được, hoặc tất cả thí sinh đều làm được, áp dụng lý thuyết ứng đáp câu hỏi là không có giá trị về mặt đo lường, vì thế nên sẽ không ảnh hưởng đến năng lực tư duy của thí sinh. Đề thi ĐGTD cũng giống các đề thi hiện nay như đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia Hà Nội (HSA) hay ĐH Quốc gia TP.HCM,... là không công bố. Thí sinh thi xong, đặc biệt thi trên máy sẽ được xuất đáp án và đóng hệ thống lại. Vì thế nên, nếu có những vấn đề phát sinh thì thí sinh nên phản hồi để công tác liên quan đến làm đề, hệ thống, … về sau sẽ có những thay đổi tốt hơn. Chúng tôi có tiếp nhận một số phản hồi của thí sinh về việc video hướng dẫn làm bài ngay lúc bắt đầu bài thi khiến thí sinh hiểu nhầm về dạng thức câu hỏi, vì dụ thí sinh nhìn thấy bảng thì sẽ mặc định đây là dạng câu hỏi là chọn đáp án đúng sai,... Qua những bình luận, góp ý của thí sinh, nhà trường đã ghi nhận và phản hồi lại cho các bước làm đề hoặc các ban làm đề, để kỳ thi được hoàn chỉnh hơn, góp phần giúp thí sinh có những trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng việc này không hề ảnh hưởng nhiều đến việc làm bài của thí sinh. Câu 12: Em có những thắc mắc về đề thi, … thì em có thể inbox cho trường thông qua cách thức nào? Thí sinh có thể email cho nhà trường: tuyensinh@hust.edu.vn để được ban tuyển sinh của nhà trường ghi nhận thông tin và phản hồi lại cho hội đồng thi hoặc các ban liên quan để rà soát và có những chuẩn bị tốt nhất cho trải nghiệm của thí sinh. Câu 13: Cho em hỏi là chương trình mới thì có nặng phần chương trình lớp 10 và lớp 11 không ạ? Các chủ điểm câu hỏi trong kì thi đánh giá tư duy không giống như thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, các câu hỏi nhằm mục đích đo lường tư duy của thí sinh nên đề thi sẽ không phân luồng theo lớp 10-11-12. Đôi khi, trong đề có những câu hỏi về kiến thức cấp 2 như số chính phương,... Như vậy, các kiến thức trong đề có thể có nội dung lớp 10-11-12 rất ngẫu nhiên, không hạn chế hay phân biệt. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn rằng thí sinh học ở cấp trung học phổ thông sẽ nỗ lực lâu dài, chứ không đặt tủ, hay chỉ tập trung vào lớp 10 hay chỉ học khi tới lớp 12. Vì thế, thí sinh nên cố gắng trong từng nội dung, từng bài học được giảng dạy trên lớp. Ngoài ra, thí sinh có thể tìm hiểu thêm nhiều nguồn học liệu khác, nội dung khác để hiểu sâu sắc hơn các nội dung cũng như làm quen các kì thi Câu 14: Liệu sang năm có môn tiếng anh không? Cấu trúc của kì thi đánh giá tư duy ĐHBKHN sẽ ổn định đến năm 2027. Như vậy, cấu trúc của đề thi sẽ có 3 phần: Phần 1 - Tư duy toán học; Phần 2 - Tư duy đọc hiểu; Phần 3 - Tư duy khoa học giải quyết vấn đề. Như vậy, trong kì thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức 2025 sẽ không có môn Tiếng Anh . Câu 15: Nếu em làm câu sai thì có bị trừ bớt điểm trong bài không? Trong bài thi ĐGTD của Đại học Bách khoa, những câu hỏi thí sinh trả lời sai sẽ không bị trừ điểm. Ngoài ra, có những thí sinh thắc mắc là thời gian làm bài có ảnh hưởng đến điểm thi không? Vì vậy, chúng tôi khẳng định rằng thời gian làm bài không ảnh hưởng đến kết quả bài thi, nếu thí sinh làm bài chậm thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian trả lời những câu hỏi còn lại. Câu 16: Trong dạng thức thi có dạng câu hỏi đúng sai có bảng, có 4 ý mà chỉ cần tích sai 1 trong 4 ý thì có tính các ý đúng hay không hay sẽ bỏ hẳn cả câu? Hiện nay, với cấu trúc thi đáng giá tư duy, một bài đúng sai hoàn chỉnh sẽ bao gồm 2-3 ý hỏi. Thí sinh sẽ cần trả lời đúng tất cả các ý, vì mỗi ý hỏi đều liên quan đến nhau. Và để đo lường trật tự tư duy của thí sinh dự thi, đề thi yêu cầu hoàn thành toàn bộ các ý của câu. Khác với đề thi minh họa của Bộ Giáo dục, các ý hỏi trong câu trả lời đúng sai không liên quan đến nhau, vì nội dung các ý trong câu hỏi đúng sai ở bài thi ĐGTD có liên quan đến nhau nên sẽ nếu thí sinh trả lời sai một ý thì sẽ không được chấm điểm cả câu. Câu 17: Sang năm 2025, các chỉ tiêu của các trường dành cho kỳ thi có sự biến động ra sao? Danh sách các trường xét tuyển bằng điểm TSA có được bổ sung thêm trường nào không? Việc sử dụng kết quả điểm thi là tự chủ tuyển sinh của các trường, phụ thuộc vào định hướng tuyển sinh của các trường. Tuy nhiên, qua trao đổi giữa Đại học Bách khoa với các trường đại học về việc sử dụng kết quả kì thi, các trường mong muốn đẩy cao chỉ tiêu tuyển sinh. Các ngành ở từng trường sử dụng kết quả kỳ thi cũng tăng lên, ví dụ như Trường Đại học Kinh tế quốc dân trong năm 2023 chỉ lấy điểm ĐGTD cho 1 số ngành nhưng 2024 là tất cả các ngành. Những năm gần đây, chỉ tiêu của trường liên quan tới kỳ đgtd là càng ngày càng tăng lên. Như vậy, có thể thấy được xu thế của ĐHBKHN và các trường trong việc sử dụng điểm thi để xét tuyển, từ đó phục vụ phụ huynh và học sinh trong lựa chọn kỳ thi. Theo TTHN DÀNH CHO 2K7 – ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao? Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi? Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện? Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
|||||||||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |