26/01/2016 10:04 am
I. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH VÀ CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO: 1. Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh: - Cao học (CH): 1032 (332 quân sự, 700 dân sự); - Nghiên cứu sinh (NCS): 79 (49 quân sự, 30 dân sự). Thông tin về đề tài nghiên cứu và cán bộ hướng dẫn NCS xem chi tiết ở Phụ lục I. 2. Các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (Đợt 01): - Kỹ thuật hoá học; - Khoa học máy tính; - Hệ thống thông tin; - Kỹ thuật phần mềm; - Kỹ thuật rađa - dẫn đường; - Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (gồm các chuyên ngành hẹp): + Tự động hóa; + Điều khiển các thiết bị bay. - Kỹ thuật điện tử; - Cơ kỹ thuật; - Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; - Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt (gồm các chuyên ngành hẹp): + Xây dựng công trình quốc phòng; + Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. - Kỹ thuật cơ khí động lực (gồm các chuyên ngành hẹp): + Kỹ thuật Ô tô - máy kéo; + Kỹ thuật Tăng-Thiết giáp; + Kỹ thuật Động cơ nhiệt; + Kỹ thuật Xe máy công binh, Máy xây dựng. - Kỹ thuật cơ khí (gồm các chuyên ngành hẹp): + Công nghệ chế tạo máy; + Gia công áp lực; - Kỹ thuật cơ điện tử; - Chỉ huy, quản lý kỹ thuật; - Quản lý khoa học và công nghệ. 3. Các ngành đào tạo trình độ tiến sĩ: - Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá; - Kỹ thuật cơ khí động lực; - Kỹ thuật cơ khí; - Cơ kỹ thuật; - Cơ học vật rắn; - Kỹ thuật điện tử; - Kỹ thuật rađa - dẫn đường; - Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; - Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt; - Toán ứng dụng; - Cơ sở toán học cho tin học; - Chỉ huy, quản lý kỹ thuật. II. TUYỂN SINH CAO HỌC 1. Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển. 2. Điều kiện về văn bằng dự thi: Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau đây: - Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ. Những trường hợp này không phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi (ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 15/2014/ TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, chi tiết ở Phụ lục II); - Đã tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành khác với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ (ngành gần, ngành khác với ngành, chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3, khoản 4 Điều 6 Thông tư số 15/2014/ TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ) . Những trường hợp này phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi; - Danh mục các học phần bổ sung kiến thức cho đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi nhưng đã tốt nghiệp đại học nhiều năm trước khi đăng ký dự thi và ngành gần, ngành khác với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi xem chi tiết ở Phụ lục II. - Danh mục ngành đúng, ngành gần, ngành khác được dự thi theo từng ngành, chuyên ngành đào tạo: Phụ lục II 3. Điều kiện về thâm niên công tác: a) Đối với các ngành kỹ thuật: Người có bằng tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên thuộc ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học. Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi. b) Đối với ngành Chỉ huy, quản lý kỹ thuật: Là cán bộ Quân đội được Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị cử về học dự khóa đào tạo sau đại học ngành Chỉ huy, quản lý kỹ thuật năm học 2016-2017 kèm theo Công văn số 1992/CB-ĐT ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Cục trưởng Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị. c) Đối với ngành Quản lý khoa học và công nghệ: Người dự thi là lãnh đạo hoặc chuyên viên các đơn vị Quản lý khoa học công nghệ của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh và phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến ngành Quản lý khoa học và công nghệ (kể cả những người tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên). Trong hồ sơ cần có giấy xác nhận của cơ quan hoặc quyết định phân công công tác (có công chứng).
4. Thời gian đào tạo: Từ 01 năm đến 02 năm. 5. Các môn thi tuyển gồm: a) Môn không chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo (môn cơ bản); b) Môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo (môn cơ sở ngành); c) Môn ngoại ngữ (Tiếng Anh hoặc tiếng Nga): theo khung năng lực 6 bậc dùng cho ViệtNam; - Thí sinh có năng lực ngoại ngữ thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ: + Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (Tiếng Anh, tiếng Nga) được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; + Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của ViệtNam(Tiếng Anh , tiếng Nga); + Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài (Tiếng Anh, tiếng Nga); + Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh, tiếng Nga) được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 căn cứ theo Thông tư số 15/2014/ TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc tương đương (căn cứ theo bảng Tham chiếu quy đổi, chi tiết ở Phụ lục II) trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận; - Danh mục các môn thi tuyển cho từng ngành (xem ở Phụ lục III). 6. Đối tượng và chính sách ưu tiên: a) Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh nếu thuộc một trong những đối tượng sau: - Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; - Con liệt sĩ; - Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; - Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành; - Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học. b) Chính sách ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng một điểm (thang điểm 10) cho một trong hai môn thi (môn cơ bản, môn cơ sở ngành) 7. Hồ sơ dự thi gồm: a) Đơn xin dự thi (theo mẫu); b) Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (có công chứng); c) Các chứng chỉ bổ túc kiến thức; d) Lý lịch khoa học (theo mẫu); e) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của bệnh viện đa khoa (có thời hạn trước 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi); f) Bản sao giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có); g) Bản sao giấy tờ hợp pháp về đối tượng miễn ngoại ngữ (nếu có); h) 03 ảnh 3 x 4, hai phong bì có dán tem và ghi đầy đủ địa chỉ người nhận trên phong bì. III. TUYỂN SINH NGHIÊN CỨU SINH 1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển. 2. Điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh: Người dự tuyển NCS phải đáp ứng đầy đủ 05 điều kiện: a) Có một trong hai loại bằng tốt nghiệp sau: - Có bằng tốt nghiệp Cao học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự tuyển và có ít nhất 01 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành (theo quy định của HVKTQS); - Trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp Cao học thì phải có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy, ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Điểm trung bình tốt nghiệp Đại học phải được xếp hạng Khá trở lên và có ít nhất 02 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành (theo quy định của HVKTQS); - Danh mục những văn bằng được dự xét tuyển cho từng chuyên ngành, xem ở Phụ lục IV. b) Có bài luận về dự định nghiên cứu: - Trình bày rõ ràng về đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được; - Kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; - Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; - Đề xuất người hướng dẫn trên cơ sở sự đồng thuận bằng văn bản của người được đề xuất. c) Có hai thư giới thiệu: - Hoặc của hai nhà khoa học có chức danh khoa học (GS, PGS, TS) cùng chuyên ngành; - Hoặc của một nhà khoa học có chức danh khoa học (GS, PGS, TS) cùng chuyên ngành và của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh; - Những người viết thư giới thiệu phải có ít nhất 6 tháng đã cùng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển. d) Trình độ ngoại ngữ: Phải có một trong các loại chứng chỉ (văn bằng) sau đây: - Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tối thiểu cấp độ B1 hoặc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển NCS, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học đào tạo trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1 Khung Châu Âu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ủy quyền: + Tiếng Anh: IELTS 4.5; TOEFL 450 PBT, 133 CBT, 43 iBT; TOEIC 450; Cambridge Exam Preliminary PET; BEC Business Preliminary; BULATTS 40 (Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được); + Tiếng Nga (TRKI 1); - Bằng Tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài (thuộc 2 thứ tiếng: Anh, Nga); - Bằng Tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ (thuộc 2 thứ tiếng: Anh, Nga). e) Về thâm niên công tác: Người dự tuyển NCS cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đăng kí dự thi kể từ khi tốt nghiệp đại học. Riêng đối với ngành “Chỉ huy, quản lý kỹ thuật”, ngoài các trường hợp được Cục Cán bô/Tổng cục Chính trị cử đi học dự khóa NCS ngành Chỉ huy, quản lý kỹ thuật năm học 2016-2017 kèm theo Công văn số 1992/CB-ĐT ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Cục trưởng Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị, người dự tuyển NCS là lãnh đạo hoặc chuyên viên các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, phải có ít nhất 5 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan và có Chứng chỉ Quốc phòng - An ninh do cơ quan có thẩm quyền cấp (Học viện sẽ xem xét cụ thể Chứng chỉ lúc nộp Hồ sơ). 3. Dự kiến các hướng nghiên cứu xét tuyển NCS năm 2016: Phụ lục I 4. Thời gian đào tạo: a) Hệ tập trung: Thời gian tập trung liên tục là 4 năm đối với người có bằng kỹ sư, 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ. b) Hệ không tập trung: Là hệ không tập trung học tập - nghiên cứu liên tục tại Học viện, nhưng phải có tổng thời gian học và nghiên cứu như quy định đối với nghiên cứu sinh hệ tập trung, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Học viện KTQS để thực hiện đề tài nghiên cứu. 5. Hồ sơ dự tuyển gåm có: a) Đơn xin dự tuyển (theo mẫu); b) Lý lịch khoa học (theo mẫu); c) Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của bệnh viện đa khoa; d) Các văn bản: - Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp và bảng điểm tương ứng; - Bài luận về dự định nghiên cứu (dài từ 3 đến 4 trang A4); - Thư giới thiệu (theo mẫu); - Văn bản xác nhận trình độ ngoại ngữ; - Quyết định hoặc công văn của cơ quan cử/cho phép đi học (phải ghi rõ: cam kết tạo điều kiện để NCS thực hiện hình thức đào tạo đã lựa chọn tại mục a). e) Bản sao chụp các bài báo khoa học đã công bố; f) Hai ảnh 3 x 4, hai phong bì có dán tem và ghi đầy đủ địa chỉ người nhận trên phong bì. IV. THI TUYỂN, ĐỊA ĐIỂM DỰ THI 1. Thi tuyển: - Kỳ thi tuyển sinh sau đại học đợt 01 năm 2016 của Học viện KTQS được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 5 năm 2016; - Xét tuyển NCS từ ngày 16 tháng 5 năm 2016; - Giấy báo dự thi sẽ được gửi cho thí sinh thông qua địa chỉ trên phong bì thư nộp kèm hồ sơ. Thời gian gửi giấy báo dự thi trước ngày 22/4/2016. 2. Địa điểm dự thi: Tæ chøc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. V. KẾ HOẠCH PHÁT HÀNH VÀ NHẬN HỒ SƠ 1.Thời gian phát hành hồ sơ: Bắt đầu từ ngày 20/01/2016 đến 15/4/2016. 2. Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: - Tại Hà Nội: Phòng Sau đại học - Học viện Kỹ thuật Quân sự; - Tại TP Hồ Chí Minh: Đại diện phíaNam- Học viện Kỹ thuật Quân sự. 3. Thời hạn nộp hồ sơ dự thi: a) Thời hạn nộp hồ sơ dự thi cao học: - Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành khác với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi (các đối tượng phải học bổ sung kiến thức trước khi thi tuyển): + Tại Hà Nội: từ ngày 16/02/2016 đến 01/3/2016; + Tại TP Hồ Chí Minh: từ ngày 16/02/2016 đến 07/3/2016. - Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi từ ngày 14/3/2016 đến 18/4/2016. b) Thời hạn nộp hồ sơ dự tuyển NCS: từ ngày 14/3/2016 đến 18/4/2016. ( Lưu ý: Hồ sơ đã nộp không hoàn trả lại). VI. ÔN TẬP VÀ HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC Lịch học cụ thể được thông báo tại các bảng tin của Phòng Sau đại học và trên website của Học viện KTQS: http://mta.edu.vn. Dự kiến các mốc thời gian như sau: 1. Tại Hà Nội: - Tổ chức học bổ sung kiến thức từ ngày 04/3/2016 đến 04/4/2016. Thời gian đăng ký học bổ sung kiến thức từ ngày 22/02/2016 đến 02/3/2016. - Tổ chức các lớp ôn thi tuyển sinh từ ngày 28/3/2016 đến 11/5/2016. Thời gian đăng ký ôn tập: từ ngày 01/3/2016. 2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh: - Tổ chức học bổ sung kiến thức từ ngày 10/3/2016 đến 11/4/2016. Thời gian đăng ký học bổ sung kiến thức từ ngày 18/2/2016 đến 09/3/2016. - Tổ chức các lớp ôn thi tuyển sinh từ ngày 14/4/2016 đến 10/5/2016. Thời gian đăng ký ôn tập: từ ngày 02/3/2016 đến 08/4/2016. VII. DỰ KIẾN THỜI ĐIỂM CÔNG BỐ KẾT QUẢ TUYỂN SINH, KHAI GIẢNG KHÓA HỌC: 1. Thời điểm công bố kết quả tuyển sinh: từ 23/6/2016 đến 30/6/2016. 2. Khai giảng khóa học: từ 15/8/2016 đến 22/8/2016. VII. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ 1. Tại Hà Nội: Phòng Sau đại học - Học viện Kỹ thuật Quân sự. Địa chỉ: Tầng 8 - nhà S4 - khu A/Học viện KTQS (số 236 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Điện thoại: 069.515.319; 069.515.320; 069.515. 321, 0437.558.307; 0438.361.789. 2. Tại TP Hồ Chí Minh: Đại diện phía Nam - Học viện Kỹ thuật Quân sự. Địa chỉ: Số 71đường Cộng Hoà, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 069. 662.644; 0838.113.660; 0982.316.226; 0982.100.111. Thông tin chi tiết xem tại Website http://mta.edu.vn./. Theo thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
>> Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh cao học năm 2016
>> Học viện cảnh sát nhân dân tuyển sinh cao học đợt 1 năm 2016