Khâm phục những học trò khuyết tật bò lết đến trường

Mặc dù đôi chân không được như những học sinh khác, nhưng những học trò khuyết tật ấy đã cố gắng vượt qua những khó khăn để đến trường và đạt thành tích học tập đáng nể.

Cậu học trò 12 năm đi học bằng tay

Sùng A Đế sống ở bản Suối Hộc, xã Trung Lý, huyện vùng cao Mường Lát, Thanh Hóa. Suốt 12 năm học, A Đế đã đến trường bằng đôi tay của mình.

Do chịu ảnh hưởng của chất độc da cam từ bố, nên khi sinh ra , A Đế đã không được bình thường như bao bạn khác. Lớn lên, đôi chân teo tóp dần rồi liệt hẳn. Mọi hoạt động đều nhờ vào đôi tay.

de-151199-1371478471-500x0-2514-13890629

Cậu bạn Sùng A Đế 12 năm bò đến trường trong sự thán phục của nhiều người.

Bố mẹ không cho A Đế đến trường, nhưng vì cậu bạn cứ nằng nặc nên bố mẹ đành dựng một túp lều gần trường để Đế tiện việc đi lại học tập. Xa bố mẹ nên mọi hoạt động đều do A Đế tự xoay xở. Cứ thế, đôi tay dần chai sần cùng năm tháng để đổi lấy cái chữ.

Học cấp 2 cách nhà gần 30km, cấp 3 hơn 60km nhưng chưa bao giờ A Đế từ bỏ. Suốt 12 năm, A Đế đã đến trường bằng đôi tay đầy nghị lực ấy.

Cậu bạn xứ Nghệ bò đến trường mỗi ngày

Lương Văn Mậu, học sinh trường THCS Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An. Mậu bị dị tật bẩm sinh nên hằng ngày cậu bạn đến trường bằng đôi tay thay cho đôi chân teo tóp.

Gia cảnh khó khăn khi mẹ Mậu đi tù vì buôn bán ma túy, bố đi làm thuê kiếm sống khắp nơi. 5 anh em Mậu phải nhờ đến ông bà ngoại chăm sóc. Cuộc sống càng chật vật hơn khi sức khỏe của ông bà mỗi ngày một yếu.

Luong-Van-Mau-9583-1389062948.jpg

Lương Văn Mậu khiến nhiều người thán phục bởi nghị lực sống mạnh mẽ

Mậu đã được đưa chữa chạy nhiều nơi nhưng đều không được. Hằng ngày, con đường đến trường của Mậu khó khăn hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa bằng đôi tay nhỏ bé. 

Không chịu đầu hàng số phận, Mậu vẫn đến lớp đều, khi về nhà lại phụ ông bà rửa bát, quét nhà. Không những có nghị lực phi thường, cậu bạn còn khiến nhiều người nể phục với thành tích học tập khá, giỏi.

7 năm đến trường bằng đầu gối

Nghị lực tuyệt vời của cậu học trò Vân Kiều trường PTDT bán trú - THCS Pa Nang. Dù đôi chân bị khuyết nhưng em Hồ Văn Đào (học sinh lớp 7B) đã chứng tỏ cho mọi người thấy sự vươn lên một cách đầy mạnh mẽ, như cánh chim bay mãi giữa đại ngàn Trường Sơn. Nỗ lực kỳ diệu của em đã khiến nhiều người hết sức cảm phục. 

 Đào không bỏ lỡ những buổi tập thể dục giữa giờ với các bạn.
Em Hồ Văn Đào bước đến lớp trên đôi chân tật nguyền. 

Nhà em Hồ Văn Đào ở cách trường Pa Nang hơn chục cây số đi bộ, nhưng em đã được nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ, đưa về trung tâm để em an tâm ổn định cuộc sống và học tập. Bên cạnh đó, nhờ vào nỗ lực của bản thân mà những năm học vừa qua, em luôn đạt danh hiệu học sinh khá.

Cậu bạn H'Mông 'chưa một lần đi dép'

Lầu A Sáng, 14 tuổi, người dân tộc H'Mông sống ở tiểu khu Pa Khen I, thị trấn Nông trường Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La. Thân hình nhỏ nhắn như một đứa trẻ 6 tuổi, nhưng nghị lực sống của cậu bạn này vô cùng mạnh mẽ.

Kham phuc nhung hoc tro khuyet tat bo let den truong

Lầu A Sáng dùng đôi tay để đến trường thay cho đôi chân như bao bạn bè cùng trang lứa. 

Từ bé, Sáng không đi lại được bằng chân vì khối u sau mông. Mặc dù được chạy chữa nhưng đôi chân ngày càng teo tóp. Khi nhìn thấy bạn bè đi học chữ, cậu bạn quyết tâm đến trường bằng cách bò. Bạn bè đến trường 10 phút thì Sáng bò mất khoảng một giờ. Khó khăn là thế nhưng Sáng không chịu khuất phục trước bản thân và số phận.

Suốt những năm đi học, Sáng đều đạt danh hiệu học sinh khá với nhiều giấy khen., được thầy cô và bạn bè yêu mến. Cô giáo Vũ Thị Nhiên, giáo viên chủ nhiệm lớp tiểu học của Sáng cho biết, Sáng rất thông minh, làm tính rất nhanh. Môn Toán của Sáng toàn được điểm 9, 10. Với người H’Mông, Tiếng Việt là môn học khó nhưng Sáng là một trong số ít học sinh học tốt và nói rất sõi. Trong những năm học lớp lớp cô Nhiên chủ nhiệm, Sáng chỉ nghỉ hai buổi vì bị ốm. 

Nữ sinh cụt chân mơ lập công ty riêng

Trần Thị Phúc Trân sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi bố mẹ đều phải đi làm thuê. Thương cha mẹ nên Trân quyết tâm học tập tốt và đạt danh hiệu học sinh giỏi nhiều năm liền.

Khi đang học lớp 8 thì chân trái Trân đau nhức bất thường. Đi khám, bác sĩ bảo cần phải cắt bỏ chân trái, nếu không phải tháo bỏ khớp háng. Đối diện với sự thật này, Trân đã tuyệt vọng và khóc rất nhiều.

sinh-vien-02.jpg

Cô bạn nữ sinh nuôi ước mơ lập công ty riêng cho người khuyết tật 

Nhờ sự động viên của nhiều người, Trân đã vượt qua mặc cảm và đến trường học tập. Nghĩ đến sự quan tâm của nhiều người dành cho mình nên Trân quyết tâm học tập thật tốt. Hằng ngày, Trân vẫn đến trường trên đôi nạng gỗ. Nghỉ học lâu nhưng khi quay lại lớp, Trân vẫn chứng tỏ được học lực của mình khiến nhiều người bất ngờ. 

Những năm học cấp 2, Trân ước mơ làm cô giáo nhưng nghĩ đến nghề này không hợp với mình nên Trân quyết định theo đuổi Kinh tế và cô bạn đã đậu vào ngành Kế toán ĐH Tiền Giang trong sự tự hào của gia đình, nhà trường.

Hằng ngày lên giảng đường rất vất vả khi phải leo cầu thang, sức khỏe lại yếu. Thế nhưng, Trân chưa bao giờ từ bỏ và luôn lạc quan vào cuộc sống. Ước mơ của cô bạn là sau khi tốt nghiệp 10 năm sẽ mở công ty kế toán tạo việc làm cho những người khuyết tật.

Theo Thethaohangngay

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Khâm phục những học trò khuyết tật bò lết đến trường

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247