Khi nào cấp, thủ tục xin cấp mã số công dân Việt Nam

Khi nào cấp mã số công dân Việt Nam hay khi nào áp dụng việc cấp mã số công dân, quy định cấp mã số công dân, mấy tuổi hay bao nhiêu tuổi thì được cấp mã số công dân, thủ tục và trình tự cấp mã số công dân... là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất ngay sau khi có thông tin sẽ cấp mã số công dân ngay trong năm 2013.

Dưới đây là thông tin do bộ Tư Pháp cung cấp trên các phương tiện truyền thông:

1. Khi nào cấp Mã số công dân Việt Nam:  Mã số công dân Việt Nam sẽ được cấp từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2014.

2. Mã số định danh cá nhân bao gồm bao số: Mã số công dân sẽ gồm 12 chữ số

3. Bao nhiêu tuổi sẽ được cấp mã số công dân: Việc cấp cho mỗi công dân từ khi khai sinh, không thay đổi trong suốt cuộc đời, không lặp lại ở người khác.

4. Cơ quan nào sẽ cấp mã số công dân:

Công an cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền cấp mã số định danh đối với công dân đã đăng ký khai sinh trước ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực khi công dân thực hiện đăng ký thường trú hoặc cấp mới, đổi, thay thế chứng minh nhân dân.

UBND cấp xã cấp số định danh cá nhân cho công dân mới sinh khi đăng ký khai sinh kể từ ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành. Khi đăng ký khai sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, mã số định danh công dân mới sẽ hình thành để cán bộ hộ tịch lấy số định danh đó ghi trên giấy khai sinh cho công dân. Dữ liệu về số định danh này là thông tin gốc để xác định, liên kết các thông tin khác về công dân.

5. Mục đích của việc cấp mã số công dân:

Mục tiêu đề án để phục vụ việc xây dựng luật Hộ tịch, hướng tới lập và cấp số định danh công dân cho mỗi công dân; cải tiến sổ đăng ký hộ tịch từ nhiều sổ như hiện nay thành một sổ - Sổ bộ hộ tịch; lập Sổ hộ tịch cá nhân và cấp cho công dân Việt Nam khi đăng ký khai sinh; xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia…

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tư pháp, việc cung cấp số định danh cá nhân thay cho việc phải khai các thông tin cá nhân, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp tiết kiệm thời gian điền thông tin, ước tính khoảng trên 461 tỷ đồng/năm. Chi phí tương ứng cho việc sao chụp, chứng thực các loại giấy tờ để thực hiện các thủ tục hành chính này khoảng 4.780 tỷ đồng/năm đồng thời giảm 2.2010 tỷ đồng/năm khi giải quyết thủ tục ở các cơ quan hành chính nhà nước 4 cấp khi bớt được các hoạt động sao chụp, chứng thực.

Còn việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu tập trung thông tin cơ bản về công dân, được sử dụng để tra cứu thông tin về công dân khi giải quyết thủ tuch hành chính, thay cho việc xuất trình các giấy tờ công dân khi thực hiện giao dịch hành chính với các cơ quan hành chính nhà nước. Cơ sở dữ liệu này sẽ đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cơ bản về công dân cho các cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu khai thác, sử dụng nhưng phải bảo đảm quy định về bí mật đời tư của công dân. Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dự kiến được thực hiện trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2013.

====================

Hiện nay, 10 loại giấy tờ trên đang được giao cho một số cơ quan thực hiện quản lý, bao gồm:

- Bộ Tư pháp quản lý 3 loại giấy tờ gồm: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn và giấy chứng tử.

- Bộ Công an quản lý 3 loại giấy tờ gồm: sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và hộ chiếu phổ thông. Hộ chiếu công vụ và Hộ chiếu ngoại giao do Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cùng quản lý, trong đó Bộ Ngoại giao là cơ quan trực tiếp cấp Hộ chiếu, Bộ Công an là cơ quan quản lý số và cung cấp sổ hộ chiếu để Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp.

- Bộ Giao thông vận tải quản lý giấy phép lái xe.

- Bảo hiểm xã hội quản lý Sổ bảo hiểm xã hội và Thẻ bảo hiểm y tế.

- Thẻ mã số thuế do Bộ Tài chính quản lý.

 (Tổng hợp vnexpress và dantri)

Viết bình luận: Khi nào cấp, thủ tục xin cấp mã số công dân Việt Nam

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247