Không thể xóa hệ tại chức

Xu thế chung của thế giới là ngày càng nhiều người học các hệ không chính quy, nhưng những khách mời tại buổi đối thoại trực tuyến thống nhất nhìn nhận chất lượng hệ đào tạo này ở VN là đáng báo động.

>> Hệ tại chức: đứa con bị từ chối

>> Các trường đào tạo tại chức lên tiếng

>> Hệ tại chức: Nhiều ý kiến trái chiều

Khong the xoa he tai chuc

 

 Ảnh: Minh Đức

Trên 40% sinh viên hiện nay là người học tại chức. Bởi vậy, câu chuyện “tại chức” bị từ chối trong tuyển dụng ở một số tỉnh trở thành đề tài nóng trong suốt tuần qua và thu hút hàng ngàn ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến mổ xẻ vấn đề này vẫn được tiếp tục tranh luận trong buổi đối thoại trực tuyến chiều 19-8.

“Chuông khánh còn chẳng ăn ai...”

Tại chức bị biến dạng

 

Khong the xoa he tai chuc
PGS.TS Nguyễn Thành Thi -  Ảnh: Minh Đức

Cũng là chương trình đã được duyệt, nhưng cuối cùng bị cắt xén nặng nề. Không hiếm các lớp tại chức ở địa phương có khi vào đợt thầy về dạy chỉ chăm chăm dẫn thầy đi ăn, uống. Thầy dạy qua loa, môn học trong kết cấu chương trình là 30 tiết có khi thầy chỉ dạy 2 ngày là xong. (TS Nguyễn Thành Thi)

Đại học mở đã thành đại học... “khép”

 

Khong the xoa he tai chuc
GS Lâm Quang Thiệp - Ảnh: N.Khánh

Chúng ta cần đầu tư công nghệ cho trường có chức năng đào tạo phi chính quy để phát triển đúng cách hình thức đào tạo này. Tuy nhiên, ở VN có hai trường ĐH mở tại Hà Nội và TP.HCM với vai trò chủ yếu đào tạo từ xa. Nhưng do không được đầu tư thích đáng để đưa công nghệ cần thiết phù hợp với hình thức đào tạo mở nên bây giờ hai trường này đã thành “đại học khép” rồi.  (GS Lâm Quang Thiệp)

GS Trần Hữu Tá bày tỏ: “Cách đây 30 năm, tôi đã nghe người ta dùng câu “chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”. “Chuông khánh” để chỉ hệ chính quy còn “mảnh chĩnh” chính là hệ tại chức (hiện nay là hệ vừa học, vừa làm). Nói điều này để thấy hình thức đào tạo không chính quy đã có từ lâu và chất lượng thì không cao, không được tin tưởng.

Còn GS Lâm Quang Thiệp, người đã và đang có những nghiên cứu và khảo sát thực tiễn về đào tạo tại chức, cho biết: “Tôi đã có dịp tới 70 trường ĐH để khảo sát cho đề tài nghiên cứu, đến đâu tôi cũng hỏi chung một câu hỏi về chất lượng hệ tại chức và câu trả lời chung là “tại chức sao sánh được chính quy”.

Theo GS Thiệp: “Ta không nên lên án người tuyển dụng. Bởi trên thực tế, việc tổ chức một hình thức để có thể tuyển chọn chính xác người có năng lực, đúng yêu cầu công việc là việc không dễ và rất tốn kém. Bởi vậy, ở nhiều nơi người ta phải chọn cách ít tốn kém hơn là “lọc” trên hồ sơ và “tại chức” ai cũng nhìn thấy chất lượng thấp hơn chính quy thì lọc trước”. Nhưng GS Thiệp cũng cho rằng doanh nghiệp tuyển dụng lao động có thể làm thế, còn riêng với cơ quan nhà nước khi tuyển dụng nhân lực thì không nên công khai “từ chối tại chức” như một chính sách, một chủ trương.

Còn GS Tá cho rằng việc này giống như một biểu hiện của “phép vua, thua lệ làng”. Bởi pháp luật không cho phép phân biệt bằng cấp và việc “từ chối tại chức” đã đẩy ngành GD-ĐT vào thế bí, càng làm suy giảm niềm tin vào một hình thức đào tạo mà lẽ ra nên khuyến khích.

Là đại diện duy nhất của cơ quan tuyển dụng tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Khoát - giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam - giải thích: Hà Nam là vùng có giáo dục phát triển nên việc tuyển giáo viên cũng phải lựa chọn để duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên có chất lượng. Nhưng chúng tôi không “nói không” với đào tạo không chính quy.

Tùy theo yêu cầu đối với mỗi loại hình giáo viên chúng tôi phải có quy định phù hợp để lựa chọn. Năm 2011-2012, khi tuyển giáo viên THPT, chúng tôi không nhận bằng liên thông vì thấy chất lượng đào tạo liên thông không đảm bảo chất lượng, tuyển vào thì không thể dạy được.

Ông Khoát cho biết căn cứ để sở GD-ĐT “xếp loại” bằng tốt nghiệp theo thứ tự ưu tiên khi tuyển dụng giáo viên, dựa vào chất lượng đầu vào của các trường, đội ngũ giảng viên của các trường ĐH và thông tin thu nhận được quan kinh nghiệm quản lý giáo viên ở các nguồn đào tạo khác nhau.

Trao đổi lại với các GS về hiện tượng cực đoan trong tuyển dụng nhân lực nói chung và giáo viên nói riêng của một số tỉnh, ông Khoát cũng thừa nhận “cần phải nghiên cứu một hình thức tuyển dụng khác, làm sao để có thể tạo cơ hội dự tuyển cho nhiều người nhưng vẫn chọn được người có năng lực”.

Tại chức đi không đúng đường

GS Thiệp cho rằng vấn đề cốt lõi là đào tạo tại chức ở VN đã đi sai đường. Lẽ ra, cần phải áp dụng một công nghệ khác thì lại dùng công nghệ đào tạo của chính quy, nhưng làm nhẹ đi, dễ dãi đi. GS Thiệp phân tích: “Công nghệ đào tạo đối với hình thức không chính quy không có gì bí hiểm, nhưng nó đặc biệt bởi nó dùng cho đối tượng tự học là chính. Bởi vậy, cần có hệ thống học liệu tốt, chương trình, tài liệu phù hợp cho đối tượng tự học. Việc đánh giá người học ở hình thức đào tạo này cũng phải khác hệ chính quy, tức là đánh giá đầu ra của từng môn học một cách chặt chẽ”.

Tiếp nối ý kiến của GS Thiệp, ông Bùi Anh Tuấn - vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD-ĐT - cũng thừa nhận: “Người học của hệ đào tạo tại chức là những người vừa đi học vừa đi làm. Nhưng đặc điểm này đã không được quán triệt khi xây dựng chương trình, cách thức đào tạo. Ví dụ, ưu thế của đối tượng vừa học vừa làm là đã có kinh nghiệm thực tiễn trong nghề, nhưng trong chương trình đào tạo vừa học vừa làm lại không khai thác được ưu điểm đó.

“Nhiều trường cố tình cắt giảm chương trình quá nhiều, không đáp ứng chuẩn đào tạo. Phương thức tuyển sinh cũng có vấn đề, thầy cô nhiều nơi đánh giá còn dễ dãi đối với hệ đào tạo này, còn “thương trò” mà nương tay trong đánh giá... Tất cả những yếu tố này khiến chất lượng đào tạo hệ tại chức bị giảm sút” - ông Tuấn nói.

TS Nguyễn Thành Thi, phó trưởng khoa ngữ văn Trường ĐH sư phạm TP.HCM, cho biết thêm: Chương trình đào tạo không chính quy hiện nay còn cứng nhắc, không linh hoạt và bổ sung kịp thời những yêu cầu của cơ quan tuyển dụng. Còn theo GS Phạm Phụ, thái độ, động cơ học tập của một bộ phận lớn người học cũng “góp phần” làm chất lượng của loại hình đào tạo không chính quy thấp.

Về điều này, TS Phạm Tấn Hạ - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) - khẳng định không một cơ sở giáo dục nào muốn sản phẩm đào tạo của mình kém chất lượng, lại còn bị nhà tuyển dụng từ chối. Nhà trường luôn nỗ lực để làm sao xã hội chấp nhận sinh viên tốt nghiệp từ trường mình, nhưng để thay đổi chất lượng đào tạo thì cần sự góp sức có ý nghĩa quan trọng từ chính ý thức của người học. Còn hiện tại vẫn còn quá nhiều người đi học không phải vì nhu cầu thật sự.

Cuối cùng, theo GS Phạm Hữu Tá và GS Lâm Quang Thiệp, trong một thời gian dài, việc giao nhiều chỉ tiêu, việc nhiều trường được mở “tại chức”, quan điểm chỉ coi tại chức là ‘nồi cơm” của các trường và việc kiểm soát không chặt, không nghiêm của cơ quan quản lý đã càng khiến chất lượng tại chức.

Cần giải pháp bài bản

Ông Bùi Anh Tuấn cho biết thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ có thảo luận và nghiên cứu đánh giá toàn diện, xây dựng những văn bản pháp luật liên quan mà trước hết là quy chế đào tạo, tuyển sinh đối với hệ này đang được bộ hoàn thiện. Ông Tuấn tiết lộ trong tháng 10-11 khi bộ tổ chức hội nghị ba năm thực hiện chỉ thị 296 về đổi mới quản lý giáo dục ĐH sẽ bàn cụ thể đến những vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có nội dung về đào tạo tại chức đi xuống.

Còn GS Trần Hữu Tá cho rằng nhiều trường tùy tiện trong hệ đào tạo này khi cắt xén chương trình, chạy đua theo lợi nhuận... Vì thế giải pháp quan trọng là bộ phải tăng cường giám sát từ việc tuyển sinh đầu vào, cho đến quá trình đào tạo tiếp sau. Trước mắt, Bộ GD-ĐT cần có một cuộc tổng kiểm tra hoạt động của đào tạo không chính quy ở tất cả các bậc từ trung cấp, lên ĐH. Bộ cũng cần có những quy định, chế tài thật cụ thể như trong một trấn đấu bóng, lỗi vi phạm nào thì nhận thẻ vàng, lỗi nào nặng phải nhận thẻ đỏ ngay để chấn chỉnh đào tạo tại chức đi đúng quỹ đạo chung của giáo dục.

Các chuyên gia có mặt trong buổi tọa đàm đều cho rằng, cần kiến nghị với Bộ GD-ĐT để có kế hoạch bài bản trong việc “vực dậy” chất lượng hệ đào tạo này.

Theo thethaohangngay

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Không thể xóa hệ tại chức

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247