16/07/2015 14:50 pm
Theo lộ trình đổi mới dạy học và thi cử theo hướng đánh giá khách quan năng lực của người học, hạn chế tối đa tình trạng học tủ, học vẹt và kế thừa những thành công của kì thi năm nay, trong kì thi THPT QG 2016, đề thi môn Ngữ văn sẽ tiếp tục được ra theo hướng mới, như cấu trúc của năm 2015. Trên cơ sở phân tích cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là đề thi minh họa và đề chính thức thi THPT QG 2015, Ban chuyên môn – Tổ Ngữ văn của Tuyensinh247.com đưa ra những định hướng về phạm vi, nội dung kiến thức cùng những kĩ năng cần thiết để giúp các em học tập và ôn luyện có hiệu quả. Cấu trúc một đề thi Ngữ văn từ 2010 đến 2015 luôn có 3 dạng bài, trong đó có 2 dạng ổn định là nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Riêng từ năm 2014, dạng câu hỏi tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam được thay đổi sang dạng đề đọc hiểu văn bản. Năm 2014 là năm đầu tiên đưa dạng đọc hiểu vào đề thi, đề chỉ gồm một văn bản duy nhất và vẫn giữ thang điểm giữa các câu, các dạng là 2 – 3 – 5 điểm. Đến 2015, phần đọc hiểu có 2 văn bản; thang điểm mới là 3 – 3 – 4. Như vậy, điểm được phân bố đều hơn giữa các phần, các dạng bài tức là đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức và kĩ năng, năng lực toàn diện chứ không chỉ học tủ, học vẹt. -> Các em có thể học thử miễn phí ngay bài giảng trong khóa học click vào đây: Luyện thi thpt quốc gia môn Văn tại đây hoặc click vào luôn ảnh dưới đây:
1/ Phần đọc hiểu văn bản: (3 điểm) Phần này bao gồm 2 văn bản, thường là một văn bản văn học và một văn bản nhật dụng với 8 ý hỏi, mỗi văn bản hỏi 4 ý. Để lấy được điểm cao, điểm tuyệt đối ở phần này không khó bởi đề cho phép trả lời ngắn gọn, hỏi gì đáp nấy song thí sinh phải có kiến vững vàng và rộng khắp ở phân môn Tiếng Việt và có năng lực cảm thụ văn học. Các câu hỏi thường gặp là: - Nêu hoặc tóm tắt nội dung chính của văn bản, đặt nhan đề cho văn bản. - Xác định các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản. - Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. - Chỉ ra các kiểu câu và liên kết câu, kiểu đoạn văn [kiểu lập luận trong đoạn văn] và liên kết đoạn văn trong văn bản, hay các thao tác lập luận,… - Yêu cầu tìm ý trong văn bản. … Các ý hỏi phân hóa học sinh thường ở dạng trình bày cảm nhận của bản thân về thái độ của tác giả hay suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đặt ra trong văn bản. 2/ Phần làm văn: (7 điểm) a/ Nghị luận xã hội: (3 điểm) Từ năm 2010 - 2015, Nghị luận xã hội đã được đưa vào đề thi và chiếm 3 điểm trong cấu trúc đề.
Dạng bài Nghị luận xã hội thường yêu cầu học sinh ở 3 mức độ tư duy: Gợi ý dàn ý bài văn nghị luận xã hội: b/ Nghị luận văn học: (4 điểm) Đây là câu hỏi chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi, nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học, khả năng diễn đạt và cảm thụ văn học của thí sinh. - Phân tích tác phẩm, một đoạn trích trong tác phẩm/ một khía cạnh của tác phẩm như giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, tình huống truyện,… - Phân tích nhân vật văn học/ diễn biến tâm trạng nhân vật. - So sánh [cảm nhận] về 2 đối tượng thuộc hai tác phẩm khác nhau [2 đoạn thơ, 2 đoạn văn, 2 chi tiết, 2 nhân vật, 2 bút pháp/ phong cách nghệ thuật] - Bình luận về 2 ý kiến về cùng một đối tượng văn học. Nghị luận văn học yêu cầu học sinh tư duy ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Trong đó: -> Các em có thể học thử miễn phí ngay bài giảng trong khóa học click vào đây: Luyện thi thpt quốc gia môn Văn tại đây (Ban chuyên môn - Tuyensinh247.com) |
||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |