Ngành Sư phạm "thất sủng": Nghề đặc biệt phải có chính sách đặc thù

Cần phải có những thay đổi sâu rộng từ quan điểm đến chính sách về đội ngũ nhà giáo thì mới mong quá trình đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục thành công.

Chính lãnh đạo ngành GD-ĐT cũng xác định đội ngũ giáo viên (GV) quyết định sự thành bại trong công cuộc đổi mới giáo dục.

Phải giải quyết căn cơ vấn đề GV

Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đặc biệt lo ngại khi cho rằng mặc dù vai trò của người thầy là căn cứ quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển giáo dục nhưng cho đến nay, vấn đề GV chưa một lần được giải quyết căn cơ, thấu đáo khiến cho tất cả những mong muốn đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ở nhà trường đều không thực hiện đến nơi đến chốn.

Bà Nguyễn Thị Bình nhận định: Theo các kết quả điều tra mới nhất, một tỷ lệ khá lớn GV phổ thông không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục hiện hành. Sắp tới đây, chất lượng GV mới vào nghề còn thấp hơn nữa vì phần lớn sinh viên đang học tại các trường sư phạm (SP) và các cơ sở đào tạo của các trường SP vốn chỉ là những học sinh phổ thông trung bình mà nội dung phương pháp đào tạo thì quá lạc hậu. “Tình trạng vừa thừa vừa thiếu GV tồn tại dai dẳng hàng chục năm qua không giải quyết được cũng khiến cho công tác đào tạo và sử dụng GV gặp không ít khó khăn”, bà Bình nói.

Bản thân Bộ GD-ĐT cũng đã thừa nhận thực tế này. Đổi mới phương pháp dạy và học cùng với quá trình đổi mới chương trình - sách giáo khoa do Bộ phát động từ nhiều năm nay không có chuyển biến đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của GV chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong Chương trình phát triển ngành SP từ năm 2011 - 2020, Bộ đã thừa nhận những hạn chế, yếu kém của ngành SP hiện nay. Văn bản này có đoạn: “Các địa phương và cả nước đều chưa có quy hoạch mạng lưới các trường SP và quy hoạch đội ngũ GV; quá trình đào tạo chưa dựa trên nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu chuyên môn đội ngũ GV và những đổi mới của giáo dục phổ thông và mầm non”.

Học sinh giỏi chưa mê ngành sư phạm - Kỳ 4: Nghề đặc biệt phải có chính sách đặc thù
Giáo viên được trao giấy nhận nhiệm sở tại Sở GD-ĐT TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thực tế này đã chỉ ra một nghịch lý đáng buồn: Chính Bộ nhiều năm nay hô hào việc đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng nhưng lại chưa thực hiện được trong chính lĩnh vực của mình. Với tư cách vừa là cơ quan sử dụng lao động đối với đội ngũ GV vừa quản lý các trường đào tạo GV, nghĩa là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, vậy mà vẫn tình trạng giáo sinh ra trường không tìm được việc làm, phải làm đủ mọi nghề “tay trái” để kiếm sống. Điều này là bằng chứng hiển hiện khiến các trường SP ngày càng mất dần sức hút với học sinh khá giỏi.

Thay đổi cách tuyển sinh, tuyển dụng

 
 
Nganh Su pham \

Cần phải tập trung sửa đổi chính sách đối với nhà giáo. Làm cho GV đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực và có thu nhập từ lương và phụ cấp cao hơn mức thu nhập trung bình trong xã hội; đồng thời làm cho nghề dạy học được xã hội thực sự coi trọng và có sức hút đối với học sinh khá, giỏi

Nganh Su pham \
 

Nguyên Phó chủ tịch nước NGUYỄN THỊ BÌNH

 

Lâu nay, dư luận vẫn nói “nghề GV là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Thế nhưng từ việc tuyển sinh đầu vào của trường SP đến tuyển dụng GV lại không hề có một đặc thù nào để chọn được người xứng đáng vào làm “nghề cao quý nhất…” này.

Ngành giáo dục là cơ quan sử dụng GV nhưng việc tuyển dụng đội ngũ này ra sao lại phụ thuộc vào quy định của Bộ Nội vụ. Chẳng hạn khi đề cập tới chất lượng GV dạy môn lịch sử thấp, một nhà giáo đã nói: “Tuyển dụng GV dạy lịch sử mà như tuyển một công chức bình thường, không có chuyên gia nào về lịch sử ở hội đồng tuyển dụng đó thì làm sao có thể tuyển được người giỏi”.

Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng chia sẻ: “Từ tuyển dụng đến bình xét, đánh giá GV, dù có rất nhiều đặc thù riêng nhưng hiện vẫn phải theo quy định của ngành nội vụ. Chính vì vậy, ngành GD-ĐT rất khó đưa các yếu tố đặc thù vào, nên hiệu quả sử dụng và quản lý con người trong chính ngành của mình bị hạn chế”.  Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cũng nhận định: “Việc tuyển dụng người lao động của chúng ta lâu nay mang tính hình thức nhiều quá mà rất ít các yêu cầu để đánh giá năng lực chuyên môn của người được tuyển chọn. Tôi cho rằng, nếu chỉ nhìn vào bằng cấp rồi cho thi tuyển như hiện nay, có khả năng tới quá nửa kết quả tuyển dụng sai”.

Lương phải cao nhất trong ngành sự nghiệp

Theo điều tra mới nhất của Bộ Nội vụ, hơn 98% ý kiến cho rằng mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng 30 - 40% nhu cầu tối thiểu của cán bộ công chức, viên chức (trong đó GV chiếm số lượng lớn). Do đó, rất khó thu hút được người có tài năng vào làm việc. Bên cạnh đó, mức lương thấp không duy trì nghiêm được tính kỷ luật, thứ bậc và không tạo được tính cạnh tranh.

Để việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sắp tới không chỉ là việc làm nửa vời, bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh: “Cần phải tập trung sửa đổi chính sách đối với nhà giáo và cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng GV. Làm cho GV đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực và có thu nhập từ lương và phụ cấp cao hơn mức thu nhập trung bình trong xã hội; đồng thời làm cho nghề dạy học trở thành một trong những lĩnh vực nghề nghiệp được xã hội thực sự coi trọng và có sức hút đối với học sinh khá, giỏi”.

Nghị quyết T.Ư 2 khóa 8 (năm 1996) đã đề ra mục tiêu, lương GV phải cao nhất trong thang bảng lương của khối hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, 16 năm nay, điều này vẫn chưa đi vào thực tế. Thậm chí, theo kết quả thống kê của Viện Khoa học lao động và xã hội trong bảng lương công chức, thấp nhất là lương của các GV mới vào nghề, có người chưa đến 2 triệu đồng.

Ông Nguyễn Vinh Hiển cho hay: “Nếu thực hiện được Nghị quyết T.Ư 2, khóa 8, cộng với phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên thì đồng lương của GV cũng đã cải thiện được hơn nhiều so với hiện nay. Bên cạnh đó, phải thay đổi cách thức trả lương GV theo chất lượng, hiệu quả của công việc”. Ông Hiển cũng cho biết, đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT có nhiều vấn đề quan trọng nhưng Bộ cũng quan niệm chất lượng đội ngũ GV phải được xem là giải pháp cốt lõi, quan trọng nhất, vì chính đội ngũ này quyết định sự thành bại của việc đổi mới.

Tuệ Nguyễn

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Viết bình luận: Ngành Sư phạm "thất sủng": Nghề đặc biệt phải có chính sách đặc thù

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH