Nghề giáo: Nghề thầm lặng

Nghèo tiền, thanh bạc, thầm lặng, học không ngừng, giàu tình cảm, có duyên thầm, tồn tại mãi là những đặc điểm mà vị thầy Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng đã đúc kết về nghề dạy học.

Xem thêm: Những món quà tri ân thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

1. Nghèo tiền: tuyệt đại đa số thầy giáo có mức sống trung bình và nghèo. Hiếm có thầy giàu. Ngay cả ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, số đông nhà giáo cũng không thuộc tầng lớp giàu. Ai muốn giàu, muốn thành đại gia thì chớ chọn nghề dạy học.

Nghe giao: Nghe tham lang
Thầy Nguyễn Ngọc Ký - tấm gương nghị lực và say mê với nghề - giao lưu với học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Q.3, TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

2. Thanh bạch: nghèo nhưng nhà giáo là người luôn sống theo phương châm “đói cho sạch, rách cho thơm” vì nhà giáo không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà chủ yếu là dạy làm người, do đó phải nêu gương bằng hành động của mình, lối sống của mình. Ai có nếp sống phóng túng đều không thích hợp với nghề này.

3. Thầm lặng: những nỗ lực của người thầy là bền bỉ, liên tục, không tên, năm này qua năm khác, là nỗ lực tập thể. Phải qua thời gian dài, có khi rất dài mới thấy được thành quả, người đời mới nhận ra. Ai muốn nổi tiếng, được ngưỡng mộ, được tung hô thì đừng chọn nghề dạy học.

4. Học không ngừng: người thầy hằng ngày phải tự làm mới, tự bồi bổ hiểu biết, nâng cao trình độ của mình để đủ sức khai sáng thế hệ trẻ mỗi ngày một khác, mỗi ngày một khôn theo đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người thầy có trình độ cao khiến học trò nể phục. “Người thầy như ngọn nến, đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian”.

5. Giàu tình cảm: nghề dạy học đòi hỏi người thầy phải giàu tình cảm, phải sống được “nhiều cuộc đời” - nghĩa là phải biết hóa thân vào thân phận từng học trò của mình để hiểu hoàn cảnh, động cơ, mục đích hành động của trò từ đó nghĩ ra cách dạy, cách nâng đỡ, cách tha thứ và cách thuyết phục thành công. Người thầy giàu tình cảm luôn được trò thương, trò nhớ, gia đình học trò biết ơn.

6. Có duyên thầm: nghề dạy học khó thu hút người ngoài nghề bằng bề ngoài hào nhoáng, hấp dẫn nhưng níu chân người đã bước vào nghề bằng cái duyên thầm của mình. Nhiều người lúc đầu không có cảm tình đặc biệt với nghề này nhưng bước vào rồi thì mới thấm được cái duyên đó. Bén duyên rồi thì thấy say mê. Được nhìn thấy một đứa trẻ khôn lớn lên, thành người là niềm hạnh phúc vô bờ của người thầy.

7. Tồn tại mãi: trong xã hội, luôn có một số nghề mất đi nhưng có nghề cứ tồn tại mãi cùng xã hội loài người. Nghề dạy học là một trong số đó. Thử tưởng tượng một xã hội không có người thầy, xã hội đó sẽ đi về đâu? Thử tưởng tượng một ngày không có thầy cô, từng gia đình sẽ khó xử nhường nào? Không ai trên đời này từ người lao động bình thường đến nhà khoa học được giải Nobel hay nguyên thủ quốc gia mà không có thầy. Mãi mãi sẽ là như vậy.

Theo Thethaohangngay

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Nghề giáo: Nghề thầm lặng

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247