02/10/2013 17:57 pm
Có nhiều lý do khiến các bạn sinh viên lao đầu vào tìm những công việc nhẹ nhàng để đi làm, tranh thủ ngoài thời gian học tập trên giảng đường. Tuy nhiên, vấn đề tìm được một công việc ưng ý và phù hợp với khả năng, cũng như thời gian của bản thân thì hoàn toàn không hề đơn giản.
Bạn Nguyễn Hải Ngân (ĐH Thương mại, Hà Nội), là con trong gia đình khá giả. Ngân muốn thử sức và học hỏi thêm những kinh nghiệm từ cuộc sống. Sau nhiều lựa chọn, cuối cùng Ngân quyết định xin vào làm việc tại một cửa hàng bán quần áo gần nhà, vì cảm thấy công việc cũng không quá vất vả. Ngân cho hay, hàng ngày có hàng chục cửa hàng nhỏ lẻ nhập với số lượng lớn, từ buổi đầu tiên, Ngân đã phải quay cuồng trong một đống công việc (sắp xếp các loại hàng, treo, ủi quần áo, viết kí hiệu hàng, dán giá… ). Là lần đầu tiên đi làm thêm, nên còn nhiều bỡ ngỡ, cũng như kỹ năng buôn bán không có, đấy là chưa kể gặp những khách hàng khó tính, nếu làm họ phật ý sẽ rất phiền phức.
Vũ Trà Thanh (Cao đẳng Công nghiệp, Hà Nội) làm bưng bê ở một nhà hàng với mức lương 1,5 triệu/tháng, hợp đồng bắt buộc Thanh phải làm cố định ít nhất 5 tháng. Nhưng mỗi tháng Thanh bị bà chủ giữ 300 nghìn đồng trong số tiền lương được nhận và số tiền này Thanh chỉ được lấy lại sau khi kết thúc hợp đồng. Sau 5 tháng, Thanh xin nghỉ và lấy lại số tiền bị giữ kia thì nhà chủ lại trở mặt không trả, ép Thanh phải làm thêm một thời gian nữa. Vì tiền bị giữ cũng không nhỏ Thanh phải cố làm them 2 tháng. Đến tháng thứ 7, khi kiên quyết nghỉ và nói đủ lí lẽ thì ông bà chủ mới chịu "nhượng bộ", thế nhưng vẫn cố rà soát lại số công để trừ lương.
Tại một số nơi làm việc khác, rất nhiều bạn sinh viên bị bới móc khi làm vỡ hoặc làm mất một số thứ nhỏ nhặt. Nguyễn Khôi (ĐH Hà Nội) chia sẻ: "Mình làm trong một cửa hàng bán mỹ phẩm quy mô nhỏ. Cửa hàng đồng thời cũng là nhà của cô chủ. Cô chủ của mình mới ngoài 30, tính khí rất nóng. Khi làm việc tại đây mình như người giúp việc trong nhà, thường bị sai vặt nhiều thứ, bởi ngoài việc đứng bán hàng, chủ còn bắt bế con, rửa bát, nấu cơm…". Các ông bà chủ còn có một mánh khóe rất hay ho nữa là “treo đầu dê bán thịt chó” - thử việc một nơi, chính thức làm một nơi. Các cửa hàng trong ngõ hẻm rất khó tuyển nhân viên. Họ nhờ một cửa hàng khác ở bên ngoài thử việc xong mới đưa vào chỗ làm. Chính vì thế nhiều bạn sinh viên dù không muốn nhưng cũng không đành lòng nghỉ vì tiếc mấy ngày thử việc. Xét về nhiều khía cạnh, sinh viên vẫn cần phải ra bên ngoài va chạm, cọ xát với cuộc sống để tích lũy kinh nghiệm, nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng đều diễn ra suôn sẻ, vì thế khi quyết định tìm một công việc nào đó để đi làm thêm, các bạn sinh viên nên thận trọng và cần có lựa chọn thật kỹ.
Theo Thethaohangngay
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||