Những lưu ý trong việc dọn dẹp ban thờ lễ ông Công ông Táo

Việc dọn ban thờ và tỉa chân hương không nhất thiết phải để sau ngày ông Táo về chầu trời như nhiều người quan niệm mà hoàn toàn có thể chọn một ngày lành bất kỳ để thực hiện khi thấy bát hương đã đầy và bàn thờ đã bám nhiều bụi bẩn.

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là dịp ông Công ông Táo từ gian bếp của ngôi nhà cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Vì vậy, đây cũng là dịp người dân tiến hành dọn dẹp ban thờ trong nhà để đón năm mới.

Nhiều người có quan niệm rằng phải chờ sau ngày 23 tháng Chạp, tức là khi ông Công ông Táo đã về chầu trời thì mới được dọn dẹp ban thờ, nếu không sẽ gây kinh động đến thần linh. Tuy nhiên, không có một tài liệu nào ghi chép về điều này và hơn nữa, việc giữ cho ban thờ sạch đẹp thể hiện lòng tôn kính với các bậc tổ tiên nên trong tháng Chạp bạn có thể chọn một ngày lành bất kỳ để dọn dẹp ban thờ.

Việc dọn ban thờ bao gồm hai phần chính là lau chùi ban thờ (làm trước) và tỉa chân hương (làm sau).

Lau dọn ban thờ

Tháng Chạp cũng là thời điểm dọn ban thờ chính trong năm, các gia đình Việt thường có thói quen kết hợp ngày dọn ban thờ ông Công ông Táo để dọn ban thờ tổ tiên. Theo quan niệm dân gian, đây là những công việc của người đàn ông trong gia đình nhưng trong xã hội hiện đại, việc người phụ nữ trong nhà làm việc này cũng là điều hết sức bình thường.

Trước khi dọn dẹp ban thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc chỉnh tề, tiếp đó chuẩn bị một mâm lễ nhỏ (thường là hoa qủa) đặt lên bàn thờ rồi thắp một nén hương khấn tổ tiên và thần linh xin phép về việc dọn dẹp nơi thờ cúng và mời các ngài tạm lánh.

Nhũng luu ý trong viẹc dọn dẹp ban thò lẽ ong Cong ong Táo

Chuẩn bị một chiếc bàn để đặt bài vị lên trên. Nên nhớ nếu ban thờ của gia đình thờ cúng chung tổ tiên với thần linh thì cần sắp bài vị tổ tiên và thần linh ra riêng. Chúng ta cũng cần chờ đến khi cây hương cháy xong mới được tiến hành công việc lau dọn.

Sử dụng một miếng khăn hoặc vải sạch thấm vào nước ấm để lau bài vị. Lưu ý, cần phải nhớ rõ thứ tự lau bài vị của thần linh trước, của tổ tiên sau. Tiếp đến dùng chiếc chổi chuyên dụng để quét dọn các bụi bẩn, mạng nhện hay tàn tro trên ban thờ rồi cũng dùng khăn sạch thấm nước ấm lau lại. Sau khi ban thờ đã được lau dọn sạch sẽ, ta tiến hành đặt bài vị lại chỗ cũ rồi mới bắt đầu tỉa chân hương.

Tỉa chân hương

Chúng ta cần phải phân biệt hai khái niệm là thay bát hương và tỉa chân hương. Để chuẩn bị cho lễ ông Táo về trời, ta chỉ tiến hành tỉa bớt chân hương đã qúa um tùm trên bát hương mà không làm xê dịch hay xoay chuyển vị trí của bát hương. Việc tỉa chân hương vào thời điểm này nên tiến hành cả ở ban thờ tổ tiên lẫn ban thờ ông Công ông Táo.

Nhũng luu ý trong viẹc dọn dẹp ban thò lẽ ong Cong ong Táo

Đầu tiên nếu cẩn thận, gia chủ có thể vái xin thần linh và tổ tiên về việc tỉa chân hương. Sau đó từ từ rút từng cây hương một ra và đặt vào một chỗ sạch sẽ. Tiếp đến, dùng một miếng vải sạch lau chùi bát hương. Cuối cùng chọn 5 cây hương có tàn đẹp cắm lại vào trong bát. Ngoài ra cũng cần lưu ý:

Với bát hương bằng đồng, ta không dùng nước để lau chùi vì sẽ tạo ra gỉ xanh. Bát hương bằng sứ cần làm sạch một cách cẩn thận để tránh bị nứt vỡ. Khi lau phải dùng một tay giữ chặt bát hương để làm nó không bị xê dịch.

Theo thethaohangngay 

Viết bình luận: Những lưu ý trong việc dọn dẹp ban thờ lễ ông Công ông Táo

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247