Những việc cần làm khi đổi mới sách giáo khoa năm 2018

Từ năm 2018, học sinh tiếu học, THCS, THPT sẽ học theo chương trình sách giáo khoa mới, theo hình thức cuốn chiếu. Theo đó, những công việc cần làm ngay như: Khẳng định đào tạo, đào tạo lại, sàng lọc đội ngũ giáo viên, giảng viên

Trước đó, ngày 28/11 Quốc hội đã quyết định từ  năm 2018 bắt đầu học sách giáo khoa mới, cuốn chiếu ở 3 cấp

Theo PGS. TS Phạm Hồng Quang - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Thái Nguyên - nhấn mạnh: Phải coi giáo viên là yếu tố “cốt tử”.

Từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thời gian thực sự không còn nhiều nữa. Vật, theo ông, việc gì cần làm trước, làm ngay trong giai đoạn này?

- Điều quan trọng nhất là các trường sư phạm phải được vào cuộc; phải được giao nhiệm vụ cụ thể với địa bàn cụ thể.

Có 3 việc theo tôi phải làm.

- Một là đào tạo mới đối tượng sinh viên hiện nay để đáp ứng được ngay chương trình sách giáo khoa mới. Sinh viên năm thứ hai, năm thứ nhất của chúng tôi đã phải học một chương trình mới mà hiện nay chúng tôi đang nỗ lực làm.

- Thứ hai, toàn bộ giáo viên phổ thông phải được bồi dưỡng và cuối cùng, gần như tất cả giáo viên phổ thông phải được đào tạo lại.

Đào tạo lại ở đây phải được thể chế hóa, phải trở thành pháp lệnh. Tôi cho rằng, vấn đề giáo viên là cốt tử đối với việc thực hiện thành công Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Để đạt được điều này, theo tôi cần có sự quan tâm đặc biệt đến các trường sư phạm. Trước mắt, có thể không phải gì nhiều mà chỉ là quan tâm đến hàng nghìn giảng viên ĐHSP, phải hình thành được ở đội ngũ này một tư duy mới, năng lực mới.

Muốn như vậy, điều đầu tiên, lương Nhà nước cấp cho họ phải tương đối đầy đủ. Hiện nay các trường, khó khăn lớn nhất là trả lương cho giảng viên và có kinh phí cho giảng viên đi bồi dưỡng trong nước và nước ngoài.

Nhung viec can lam khi doi moi sach giao khoa nam 2018

Để chuẩn bị tốt cho việc đổi mới SGK việc đầu tiên cần làm là đào tạo lại đội ngũ giáo viên

Ông có thể nói cụ thể hơn, các trường sư phạm sẽ phải chuyển động như thế nào để có được lớp giáo viên mới thích ứng ngay với những thay đổi về chương trình, sách giáo khoa?

- Theo tôi, có 3 bước chính. Thứ nhất là đổi mới chương trình đào tạo giáo viên. Những đổi mới chương trình đào tạo này phải thấm đượm linh hồn của chương trình, sách giáo khoa mới. Muốn như vậy, các trường sư phạm phải “nắm” phổ thông nhiều hơn nữa.

Thứ hai, giảng viên các trường sư phạm phải thực sự được nhúng mình vào môi trường giáo dục phổ thông. Muốn chuyện này thành công, điều quan trọng hiện nay là tính pháp lý, mối quan hệ giữa các trường sư phạm và phổ thông phải được thể chế hóa với sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ GD&ĐT.

Hiện nay, mối quan hệ này mới dừng chủ yếu ở thực hành, thực tế sư phạm, như thế, chưa thể thành công.

Thứ ba, tôi cho rằng, phải quyết liệt hơn trong đánh giá lại, đào tạo, sàng lọc đội ngũ giảng viên sư phạm. Có như thế mới hy vọng thành công.

Vậy, bản thân Trường ĐHSP Thái Nguyên đã, đang và sẽ làm gì để cùng hòa nhịp trong công cuộc đổi mới này?

- Trường ĐHSP Thái Nguyên đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 29 với các hành động rất cụ thể.

Trong đó có việc đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học; thay đổi mô hình phòng học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong giảng dạy;

Xây dựng chương trình bồi dưỡng giảng viên sư phạm, phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng cao, hình thành mũi nhọn chuyên môn ở từng bộ môn;

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên, đặc biệt là lĩnh vực khoa học giáo dục;

Đẩy mạnh liên kết đào tạo, hợp tác với nước ngoài; học tập kinh nghiệm quốc tế và đẩy mạnh hoạt động đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài;

Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá sinh viên; hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, thiết bị thực hành, thí nghiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới nhà trường;

Chủ động tham gia vào Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa sau 2015. Tích cực tham gia các hoạt động tư vấn về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 thông qua các hoạt động chuyên môn, triển khai nghiên cứu và tổ chức tập huấn, hợp đồng giảng dạy;

Chủ động thiết lập quan hệ giữa trường sư phạm với các trường phổ thông trong đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên và tổ chức triển khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường đối với trường thực hành sư phạm của Trường ( Trường THPT thực hành Thái Nguyên)….

Còn nhiều việc khác nữa, nhưng chắc chắn đây là cuộc chuyển động dần dần và từng bước. Còn ngay lập tức, nhà trường chỉ dừng lại vấn đề bồi dưỡng giảng viên của trường. 

Những kế hoạch như đầu tư cơ sở vật chất, quả thực phải trông chờ vào sự quan tâm của Bộ GD&ĐT, của nhà nước mới có thể đồng bộ được.

Nguồn Báo Giáo dục và Thời đại

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Những việc cần làm khi đổi mới sách giáo khoa năm 2018

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH