Thời gian tới có thể hệ liên thông phải thi cùng hệ đại học chính quy. Ảnh: Internet
Ủng hộ
Có những độc giả tỏ thái độ hoan nghênh trước động thái này của Bộ GDĐT. Bạn đọc có email tranquangtk...@gmail.com phản hồi: “Phải chăng đây mới chỉ là công cụ đầu tiên để nhận ra rằng trình độ của các kỹ sư, bác sĩ, cử nhân tương lai của đất nước ta lâu nay đang nằm ở đâu, đang đứng ở vị trí nào. Nếu không dẹp bỏ "rác", có lẽ 5 -7 năm nữa, ai trong đất nước này cũng có bằng "đại học" theo kiểu "tại chức", "liên thông". Xin cảm ơn những người dám nhìn thẳng vào sự thật! Xin hoan nghênh”.
Đồng quan điểm trên, bạn đọc có địa chỉ email anhbuzz...@gmail.com cho rằng: “Hầu hết những người phản đối bộ luật này đều là sinh viên cao đẳng hoặc trung cấp. Luật này ra, hầu hết mọi người đều đồng ý. Con đường đi đến đại học không phải là một chuyện đơn giản. Nếu bắt một sinh viên đại học đã từng trải qua sự ôn luyện, học tập vất vả, thức khuya dậy sớm để đậu đại học mà sau này phải cầm tấm bằng ngang với sinh viên cao đẳng thì thật bất công. Nói đi cũng phải nói lại...
Đa số sinh viên bây giờ ra trường không có việc làm đúng với chuyên ngành mà nguyên nhân là do sự loãng về nguồn nhân lực (ai cũng có bằng đại học)... Bộ Giáo dục Đào tạo ra bộ luật này để phân cấp rõ ràng là đúng đắn để các công ty có thể dễ dàng tuyển chọn nguồn nhân lực cho họ”.
Còn bạn Lan Anh (anh...@yahoo.com) khẳng định quy định mà Bộ đưa ra là hoàn toàn đúng đắn, mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn tệ tiêu cực trong giáo dục hiện nay nhưng ít nhiều cũng thể hiện quyết tâm đưa nền giáo dục đi đúng hướng.
“Các hình thức học, tại chức, liên thông vốn lung tung lắm rồi, làm cho giáo dục rối loạn, đánh bùn sang ao, không còn có một chuẩn mực để đánh giá ai giỏi ai không nữa nên bây giờ chữa cháy thế vẫn còn là chậm. Nếu muốn bằng tại chức, liên thông,… như chính quy thì hãy thi như chính quy đi rồi hẵng nói. Bằng cấp thì phát biểu là bằng, còn thi, học thì muốn qua loa hỏi công bằng ở đâu? – bạn Ngô Văn Hoàng (Hoasua1980...@yahoo.com) thể hiện quan điểm.
Phản ứng dữ dội
Quy định mới về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH vừa được Bộ GDĐT công bố có hiệu lực sẽ tác động không nhỏ đến quyền lợi, thời gian, tiền bạc của một bộ phận đông đảo học sinh, sinh viên đang theo học tại các bậc học này. Chính vì vậy, khi công bố, quy định này khó tránh khỏi làn sóng phản ứng dữ dội.
Bạn đọc Vũ Doanh (nguyenvudoanh...@gmail.com) - sinh viên cao đẳng năm 3 trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – bày tỏ: “Sau khi đọc quyết định này, cháu thấy thực sự là sốc. Không chỉ riêng cháu mà các bạn cùng trang lứa đang được đào tạo chương trình cử nhân công nghệ nói chung cũng sốc.
Điều vô lý sau đây cháu xin mạn phép được nói ra:
Thứ nhất, sau khi tốt nghiệp (cao đẳng với bằng khá giỏi) phải thi với học sinh phổ thông lấy đầu vào các trường đại học. Sau 3 năm học chương trình cao đằng, lượng kiến thức phổ thông còn bao nhiêu phần trăm để đáp ứng được kiến thức chuẩn của đề thi phổ thông và 3 năm học chương trình chuyên nghiệp có vai trò gì khi theo hình thức thi như vậy?
Thứ hai, nếu bằng cao đẳng trung bình thì sau 1 năm mới được tham dự thi liên thông. Có người có thể tìm việc nhưng cũng có những người chọn giải pháp ở nhà chơi 1 năm rồi sau đó đăng kí thi. Như vậy, quy định này nhằm mục đích gì?
Thứ ba, quy định mới không chỉ nâng thêm thời gian học của sinh viên lên 7-8 năm (đi ngược lại với mục đích đào tạo tín chỉ gần đây - đó là rút ngắn thời gian cho sinh viên đi làm, tự chủ cuộc sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình); mà quy định này còn dẫn đến việc: Các trường cao đẳng, trung cấp sẽ không có sinh viên đăng ký học nữa, bởi đường đi quá lòng vòng và tương lai thì mù mịt. Thay vào đó, các thí sinh sẽ chọn các trường đại học dân lập với mức học phí siêu khủng, nhưng chất lượng đào tạo thì có chuẩn?
Thứ tư, nếu 36 tháng mới đủ điều kiện đăng ký thi liên thông và học tiếp thì việc đào tạo có quá rời rạc?
Thứ năm, có một thực tế, môi trường đào tạo cao đẳng của từng trường cũng khác nhau. Chương trình đạo tạo của trường ĐH Bách Khoa đạt chuẩn, sinh viên cao đẳng ĐH Bách Khoa có thể cầm tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng đi bất cứ đâu để học liên thông, nhưng với những trường khác thì không.
Cuối cùng, bạn Vũ Doanh đưa ra giải pháp là GDĐT sẽ giám sát cuộc thi liên thông với các sinh viên đủ tiêu chuẩn theo như quy định cũ. Bao gồm: Đề của Bộ, giám thị theo trường như với thi đại học hiện nay. Với giải pháp này sẽ mang tính đại trà hơn và đề thi sẽ là chuẩn quốc gia.
Việc thay đổi để phát triển là điều mà ai ở thời đại mở cửa cũng chấp nhận nó và dần trở thành một chân lý trong thực tiễn. Tuy nhiên, cháu nghĩ mục đích là gì mới thực sự quan trọng để điều chỉnh sát với thực tế và nhu cầu thị trường việc làm ngày nay.
Rất cảm ơn nếu bác lãnh đạo Bộ Giáo dục có đọc ý kiến này của cháu. Cháu tin đây sẽ không chỉ là lời nói của cá nhân cháu mà còn của một lớp trẻ đang hi vọng, đang tiếp bước xây dựng đất nước".
Đồng quan điểm, bạn đọc có địa chỉ znamz00...@gmail.com cho rằng: “Với quy định này, những trường đào tạo hệ đại học nhưng chất lượng đào tạo kém lại được dịp làm "màu". Xin hỏi: Đếm được bao nhiêu trường đại học có chất lượng giảng dạy vượt trường Cao đẳng Kĩ rhuật Cao Thắng ở TPHCM? Muốn loại bỏ tiến sĩ giấy, giáo sư giấy thì không nên giải quyết từ thế hệ trẻ đi lên, mà giải quyết từ trên xuống: Tham nhũng, hối lộ, ăn chia…”.
“Suốt cuộc đời con người, ai cũng phải học. Người đủ sức thì đi thẳng, người yếu thì đi vòng. Âu đều đến 1 cái mục đích là thành đạt trong cuộc sống. Việc xuất hiện nhiều bằng cấp thiếu chất lượng, là do quản lý kém, do thiếu khả năng, chứ không phải lỗi từ lớp con em chúng ta. Kiến thức nhiều mà cứ dồn ép, dồn đến mức con em không thể phát triển, không thể sáng tạo!” – bạn đọc này bày tỏ quan điểm.
Còn bạn đọc Khôi Nguyễn (Nick.nguyen...@gmail.com) cho rằng: “Thoạt tiên, có vẻ qui định này mang lại chất lượng giáo dục tốt hơn, nhưng nhìn vào thực tế có thể thấy, nó làm những trường ĐH dân lập lên ngôi, rồi lại thu đầu vào tràn lan, lại đình chỉ đào tạo. Để chất lượng đào tạo được nâng cao, theo tôi, đó là cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, không gian học tập, chứ không phải là những quy định kiểu như thế này!”.
Theo thethaohangngay
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!
- 100% chương trình mới đầy đủ theo ba đầu sách
- Học tập thông minh, mọi lúc mọi nơi, bứt phá điểm số nhanh chóng
- Top giáo viên hàng đầu cả nước với hơn 10 năm kinh nghiệm
Xem ngay lộ trình học tập: Tại đây
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!
Nếu em đang:
- Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
- Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
- Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước
Tuyensinh247 giúp em:
- Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
- Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
- Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY