07/07/2025 11:54 am
1. Đối tượng tuyển sinh Đối tượng, điều kiện dự tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường, cụ thể như sau: a) Đối tượng dự tuyển bao gồm: - Người đã được công nhận tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; - Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hoá cấp THPT theo quy định của pháp luật. Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức). b) Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định; - Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ hợp lệ và lệ phí (nếu có) theo quy định; - Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với những người tàn tật, khuyết tật, tùy tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học, Hiệu trưởng xem xét quyết định. 2. Phương thức tuyển sinh Năm 2025, Trường Đại học Thăng Long tuyển sinh theo các phương thức sau: 2.1. Phương thức 1: Xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (Áp dụng cho tất cả các ngành, trừ ngành Thanh nhạc và Thiết kế đồ hoạ) Xét tuyển thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Thăng Long quy định. 2.2. Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (Áp dụng cho tất cả các ngành, trừ ngành Thanh nhạc và Thiết kế đồ hoạ) - Thí sinh có tối thiểu một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sau đây: + Chứng chỉ IELTS đạt từ 5.0 trở lên (đối với các ngành có môn Tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển); + Chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 45 trở lên (đối với các ngành có môn Tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển); + Chứng chỉ HSK đạt từ cấp độ 4 trở lên và HSKK đạt điểm từ 60 trở lên (đối với các ngành có môn Tiếng Trung trong tổ hợp xét tuyển); + Chứng chỉ JLPT đạt từ cấp độ N3 trở lên (đối với các ngành có môn Tiếng Nhật trong tổ hợp xét tuyển); + Chứng chỉ TOPIK II đạt từ cấp độ 3 trở lên (đối với các ngành có môn Tiếng Hàn trong tổ hợp xét tuyển). - Chứng chỉ còn hạn sử dụng tính theo quy định đến thời điểm xét tuyển; - Không xét tuyển với các chứng chỉ có hình thức thi “Home Edition”; - Đáp ứng điều kiện tổng điểm của tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường Đại học Thăng Long quy định; - Điểm xét tuyển là tổng điểm bao gồm điểm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế quy đổi (theo bảng dưới đây) và 02 đầu điểm của hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển.
2.3. Phương thức 3: Xét tuyển dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hoặc kết quả thi đánh giá tư duy (TSA) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hoặc kết quả thi đánh giá năng lực (SPT) do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức (Áp dụng cho tất cả các ngành, trừ ngành Thanh nhạc, Thiết kế đồ hoạ và Điều dưỡng) - Xét tuyển thí sinh có ít nhất một trong các kết quả thi sau đây: + Kết quả thi HSA đạt từ 75 điểm trở lên; + Kết quả thi TSA đạt từ 50 điểm trở lên; + Kết quả thi SPT (tổng điểm 03 môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển phù hợp được quy định tại mục 4) đạt từ 15 điểm trở lên; - Các kết quả thi nêu trên còn hạn sử dụng tính đến ngày xét tuyển. 2.4. Phương thức 4: Xét tuyển dựa theo kết quả học tập THPT (học bạ) (chỉ áp dụng với ngành Điều dưỡng) - Xét tuyển thí sinh đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây: + Kết quả học tập cả năm lớp 12 được đánh giá mức khá (học lực xếp loại từ khá trở lên) hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên; + Kết quả học tập trung bình các lớp 10, lớp 11, lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu từ 19.5/30 điểm trở lên, không có đầu điểm nào dưới 5.0; + Hạnh kiểm lớp 12 đạt loại Khá trở lên. 2.5. Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập cấp THPT (học bạ) với điểm thi năng khiếu (áp dụng đối với ngành Thanh nhạc và Thiết kế đồ hoạ) - Xét tuyển thí sinh có kết quả học tập trung bình 03 năm học THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) của môn Ngữ văn ≥ 5.0 (đối với ngành Thanh nhạc); môn Ngữ văn hoặc môn Toán ≥ 5.0 (đối với ngành Thiết kế đồ hoạ); hạnh kiểm lớp 12 đạt loại Khá trở lên kết hợp với kết quả thi năng khiếu. - Thi năng khiếu: + Đối với ngành Thanh nhạc: Thí sinh bắt buộc phải thi 02 môn năng khiếu âm nhạc do Trường Đại học Thăng Long tổ chức và đáp ứng điều kiện điểm thi Âm nhạc 1 ≥ 8.0, điểm thi Âm nhạc 2 ≥ 5.0 trong kì thi năng khiếu âm nhạc. + Đối với ngành Thiết kế đồ hoạ: Thí sinh bắt buộc thi 02 môn năng khiếu Vẽ mỹ thuật do Trường Đại học Thăng Long tổ chức hoặc các trường đại học có tổ chức kỳ thi năng khiếu mỹ thuật bao gồm: Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và đáp ứng điều kiện điểm thi năng khiếu Vẽ mỹ thuật ≥ 5.0. 2.6. Phương thức 6: Xét tuyển thẳng (áp dụng đối với các đối tượng theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo quy định của Trường Đại học Thăng Long) - Đối tượng tuyển thẳng bao gồm: a) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng; b) Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng. - Đối với các thí sinh thuộc đối tượng quy định tại mục a nêu trên: Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành học của Trường Đại học Thăng Long, trừ ngành Thanh nhạc và Thiết kế đồ hoạ; đối với các thí sinh thuộc đối tượng quy định tại mục b nêu trên: Xét tuyển thẳng vào ngành phù hợp (Thanh nhạc hoặc Thiết kế đồ hoạ) với môn đoạt giải. 3. Quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển các tổ hợp, phương thức tuyển sinh Căn cứ yêu cầu đảm bảo chất lượng, Trường xác định và công bố quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào, điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, phương thức tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Các ngành đào tạo và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh
Ghi chú: (1) Các ngành xét tuyển bằng phương thức xét tuyển kết hợp học bạ kết hợp với điểm thi năng khiếu. (2) Điểm môn Ngoại ngữ thuộc tất cả các tổ hợp xét tuyển của ngành tính hệ số 2. (3) Điểm môn Toán thuộc tất cả các tổ hợp xét tuyển của ngành tính hệ số 2. Danh sách tổ hợp môn: >>> Xem Điểm chuẩn vào Đại học Thăng Long (TLU) các năm TẠI ĐÂY 5. Thông tin về học phí - Học phí đại học chính quy năm 2025 - 2026 theo từng ngành khoảng từ 33.6 triệu đồng đến 48.9 triệu đồng/năm học. - Lộ trình tăng học phí tối đa 15% cho từng năm và thực hiện theo Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính Phủ. 6. Hình thức và thời gian nộp hồ sơ 6.1. Hình thức Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển (trừ ngành Thanh nhạc) bằng hình thức trực tuyến tại trang xét tuyển của Trường Đại học Thăng Long, địa chỉ: https://xettuyen.thanglong.edu.vn 6.2. Thời gian nộp hồ sơ
Lưu ý: - Thí sinh đọc kỹ và thực hiện theo Hướng dẫn đăng ký (trên trang xét tuyển của Trường); - Sau khi đăng ký thành công, thí sinh được cấp tài khoản để theo dõi hồ sơ (chỉ khi hồ sơ của thí sinh được duyệt và trạng thái “Được chấp nhận” mới được coi là hồ sơ hợp lệ). - Thời gian duyệt hồ sơ: muộn nhất ngày 25/7/2025; kết quả được thông báo qua email và ghi chú trong Hồ sơ đăng ký. - Trong thời gian đăng ký xét tuyển, thí sinh cần thường xuyên kiểm tra email và số điện thoại đã đăng ký để theo dõi thông báo của Trường. - Để được xét tuyển vào Trường Đại học Thăng Long, thí sinh phải đồng thời đăng ký nộp hồ sơ vào Trường và đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định và hướng dẫn chung. - Đối với Phương thức 1: Thí sinh không phải nộp hồ sơ xét tuyển trên trang xét tuyển của Trường. 7. Lệ phí nộp hồ sơ xét tuyển Mỗi thí sinh nộp lệ phí tuyển sinh riêng của Trường là 30.000 VNĐ/phương thức bằng hình thức thanh toán trực tuyến theo hướng dẫn khi đăng ký hồ sơ xét tuyển. Trường không trả lại lệ phí đối với thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. 8. Công bố danh sách thí sinh trúng tuyển Thời gian công bố kết quả và danh sách trúng tuyển như sau: - Đối với Phương thức 6 (Xét tuyển thẳng): Trường thông báo kết quả cho thí sinh và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển xét tuyển thẳng lên Hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/7/2025; - Đối với các phương thức còn lại: Theo lịch tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 9. Một số mốc thời gian quan trọng - Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định từ ngày 16/7/2025 đến 17h00 ngày 28/7/2025. - Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 29/7/2025 đến 17h00 ngày 05/8/2025. - Thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 (chính thức) trước 17h00 ngày 22/8/2025. - Thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 17h00 ngày 30/8/2025. - Nhập học trực tuyến trên hệ thống của Trường Đại học Thăng Long sau khi đã xác nhận nhập học trên Hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 23/8/2025 đến 17h00 ngày 30/8/2025. 10. Thông tin liên hệ và hỗ trợ tư vấn tuyển sinh - Địa chỉ: Đường Nghiêm Xuân Yêm, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. - Website: https://thanglong.edu.vn - Tổng đài tư vấn tuyển sinh: 1900 23 24 22 hoặc 024 9999 1988 (nhấn phím 1) - Tư vấn trực tuyến (Inbox): https://m.me/thanglonguniversity Theo TTHN 🔥 2K8 CHÚ Ý! LUYỆN THI TN THPT - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - ĐÁNH GIÁ TƯ DUY!
LỘ TRÌNH SUN 2026 - LUYỆN THI TN THPT - ĐGNL - ĐGTD (3IN1)
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||