Quy chế thi đánh giá đầu vào Đại học Sài Gòn

Trường Đại học Sài Gòn công bố Quy chế thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính gồm: Đối tượng và điều kiện dự thi; Đăng ký dự thi; Trách nhiệm của thí sinh; Xuất kết quả thi; Phúc khảo bài thi; Xử lý thí sinh vi phạm;...

>>> XEM CHI TIẾT QUY CHẾ THI TẠI ĐÂY

Điều 12. Đối tượng và điều kiện dự thi

1. Đối tượng dự thi:

a) Người đang học lớp 12 chương trình Trung học phổ thông (THPT) hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức kỳ thi;

b) Người học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;

c) Người đã tốt nghiệp THPT; người tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã có bằng tốt nghiệp THPT (theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam).

2. Điều kiện dự thi:

Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, lệ phí thi theo quy định.

Điều 13. Đăng ký dự thi (ĐKDT)

1. Thời gian đăng ký:

Thí sinh tự đảm bảo hoàn thiện và nộp đầy đủ hồ sơ thi, lệ phí thi theo đúng thời gian quy định trong thông báo.

2. Hình thức đăng ký:

a) Thí sinh đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí Trường Đại học Sài Gòn, số 04 Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh;

b) Hoàn thành hồ sơ dự thi theo yêu cầu, đủ và đúng thời hạn quy định;

c) Thí sinh được đăng ký dự thi nhiều môn thi và được đăng ký dự thi nhiều lần;

d) Khi đăng ký dự thi, thí sinh được quyền chọn đợt thi, địa điểm thi. Trong một số trường hợp đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng thi có thể thay đổi ca thi cho phù hợp tình hình đăng ký dự thi tại từng thời điểm và sẽ thông báo cho thí sinh;

đ) Trường sẽ không nhận hồ sơ dự thi không đầy hoặc không đúng như yêu cầu;

e) Trường sẽ không hoàn trả lại hồ sơ đã nộp dự thi.

3. Lệ phí:

Thí sinh có trách nhiệm hoàn thành lệ phí dự thi theo quy định của Trường Đại học Sài Gòn.

4. Khi ĐKDT và đi thi:

Thí sinh có trách nhiệm mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân đúng theo yêu cầu trong thông báo của Trường Đại học Sài Gòn.

Điều 14. Trách nhiệm của thí sinh

1. ĐKDT theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này.

2. Tìm hiểu kỹ về kỳ thi, quy định và các hướng dẫn dành cho thí sinh về kỳ thi.

3. Tra cứu thông tin dự thi trong hệ thống đăng ký dự thi và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về trách nhiệm của thí sinh khi dự thi.

4. Có mặt tại phòng thi đúng thời gian theo quy định. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi. Chấp hành hiệu lệnh của khu vực thi và hướng dẫn của CBCT.

a) Khi vào phòng thi, thí sinh phải xuất trình các giấy tờ sau: Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp thí sinh không có các giấy tờ tùy thân nêu trên, cần xuất trình Giấy xác nhận nhân thân (có dán hình được đóng giáp lai và xác nhận của công an khu vực);

b) Nếu các thông tin cá nhân chưa chính xác, thí sinh phải báo cáo ngay cho CBCT trong phòng thi để được điều chỉnh thông tin;

c) Trường hợp bị mất/không có Giấy tờ tuỳ thân theo yêu cầu, thí sinh phải có mặt tại Phòng Hội đồng của khu vực thi trước giờ thi 30 phút để được giải quyết.

5. Trong khi CBCT phổ biến các quy định, hướng dẫn cách đăng nhập vào tài khoản dự thi, thí sinh cần tập trung lắng nghe, không làm việc riêng. Thí sinh cần đọc kỹ các hướng dẫn, quy định kèm theo bài thi (nếu có). Thí sinh có câu hỏi thắc mắc, cần hỏi ngay sau khi CBCT hướng dẫn xong.

6. Chi được mang vào phòng thi:

a) Bút viết xanh, bút chì đen, compa, tẩy, thước kẻ;

b) Atlat địa lý Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trước và trong khi thi;

c) Máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ (như tính năng ghi chép, ghi số điện thoại...). Cụ thể là các máy tính cầm tay thông dụng (làm được các phép tính số học, các phép tính lượng giác và các phép tính siêu việt) theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GD&ĐT.

7. Không được mang vào phòng thi: giấy nháp, giấy thi, giấy than, bút xóa, các tài liệu, bút tàng hình, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu phát truyền tin, thiết bị chứa đựng thông tin, các vật dụng khác có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài và quá trình chấm thi. Khi vào phòng thi, nếu thí sinh còn mang theo tài liệu, vật dụng trái phép, dù chưa sử dụng đều bị đình chỉ thị.

8. Không được hút thuốc lá, ăn uống, gây ồn ào, mất trật tự trong phòng thi.

9. Trước khi làm bài, thí sinh kiểm tra thông tin trên phiếu tài khoản thi để đảmbảo nhận đúng tài khoản dự thi của chính mình.

10. Trong phòng thi, thí sinh phải tuân thủ các quy định sau:

a) Làm bài thi theo đúng hướng dẫn;

b) Không được có bất kỳ hành vi gian lận nào trong phòng thi; không làm mất trật tự phòng thi. Khi muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo CBCT. Khi được phép nói, thí sinh trình bày công khai với CBCT ý kiến của mình;

c) Nếu thí sinh gặp sự cố về máy tính, không được tự ý xử lý mà phải báo ngay cho CBCT;

d) Thí sinh không được thoát ra khỏi tài khoản thi trong suốt quá trình làm bài thi hoặc tái khởi động lại màn hình, máy thi, đường truyền bằng bất cứ hình thức nào;

e) Khi có sự việc bất thường xảy ra trong phòng thi, phải tuân theo sự hướng dẫn của CBCT;

f) Chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi kết thúc và nộp bài thi. Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian thị. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát. Trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi của thí sinh do Trưởng điểm thi quyết định.

11. Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, thi sinh dừng thao tác trên máy thi và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Không được đóng trình duyệt thi khi chưa có hướng dẫn của CBCT;

b) Nộp lại phiếu tài khoản thi, giấy nháp cho CBCT. Thí sinh chỉ được rời khỏi phòng thi khi được CBCT cho phép.

Điều 17. Xuất kết quả thi

1. Bài thi thi trắc nghiệm được thiết kế tự động trích xuất ra kết quả thi và không cần chấm thi bởi cán bộ chấm thi. Quá trình xuất dữ liệu kết quả thi được thực hiện bởi cán bộ của Trung tâm khảo thí quốc gia và được giám sát từ Ban trích xuất kết quả thi.

2. Cán bộ của Trung tâm khảo thí quốc gia in bảng điểm và ký bàn giao cho Ban trích xuất kết quả thi có dán niêm phong.

Điều 18. Phúc khảo bài thi

1. Thí sinh có nhu cầu phúc khảo phải nộp phí phúc khảo và gửi đơn đề nghị phúc khải bài thi tới Trung tâm Khảo thí trường Đại học Sài Gòn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả thi.

2. Trung tâm Khảo thí trường Đại học Sài Gòn tiếp nhận thông tin và lập danh sách thí sinh đề nghị phúc khảo, trong đó ghi rõ điểm bài thi của từng môn thi đề nghị phúc khảo, sau đó chuyển đến Ban phúc khảo.

3. Đối với mỗi kỳ thi, việc phúc khảo bài thi chỉ được thực hiện 01 lần và được thực hiện tại một khi vực an toàn, biệt lập, có camera giám sát được toàn bộ diễn biến trong quá trình thực hiện.

4. Bài thi theo từng môn thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,1 điểm trở lên (theo thang điểm 10) thì được điều chỉnh điểm.

5. Kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo.

Điều 19. Duyệt kết quả thi

1. Sau khi có kết quả thi và kết quả phúc khảo (nếu có) của từng kỳ thi, Hội đồng tổng hợp kết quả thi, trình Hiệu trưởng phê duyệt kết quả thi, gồm các hồ sơ sau:

a) Danh sách kết quả thi cụ thể của tất cả thí sinh theo từng môn thi;

b) Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả thi, trong đó có các số liệu chung về Kỳ thi.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hiệu trưởng phê duyệt kết quả thi.

3. Ngay sau khi kết quả thi được phê duyệt, công bố kết quả thi trên trang thông tin điện tử của Kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính, có hệ thống tra cứu trực tuyến để xác minh kết quả thi, đảm bảo quyền bí mật thông tin cá nhân của thí sinh.

Điều 20. Cấp Bảng điểm

1. Bảng điểm thi bao gồm thông tin về họ tên, ngày sinh, giới tính, số CMND/CCCD, thời gian thi, số báo danh, điểm bài thi. Hiệu trưởng quy định cụ thể nội dung của các thông tin khác Bảng điểm thi (nếu cần), về hướng dẫn dành cho thí sinh và nơi sử dụng kết quả thi (nếu có) và phê duyệt ban hành Bảng điểm.

2. Bảng điểm thi của năm nào sẽ có giá trị sử dụng trong năm tuyển sinh đó.

3. Hiệu trưởng hoặc viên chức được Hiệu trưởng ủy quyền ký cấp Bảng điểm thi trên cơ sở kết quả của đợt thi.

4. Mỗi thí sinh được cấp miễn phí 01 Bảng điểm. Từ Bảng điểm thứ hai, thí sinh nộp lệ phí theo quy định.

5. Việc quản lý, cấp phát và thu hồi Bảng điểm thực hiện theo quy định hiện hành của Trường Đại học Sài Gòn.

Theo TTHN

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Quy chế thi đánh giá đầu vào Đại học Sài Gòn

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH