04/12/2012 08:24 am
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, sở dĩ có chuyện liên thông là do trong Luật Giáo dục ĐH có quy định điều này. Mục đích là nhằm tạo điều kiện cho những người đang học ở trình độ thấp hơn có thể được học lên bậc cao hơn và được miễn trừ các kiến thức đã được học ở bậc dưới. Đây là một chủ trương tốt vì nó vừa giảm tốn kém cho người học cũng như rút ngắn thời gian học. Vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta kiểm soát được vấn đề chất lượng trong khâu đào tạo liên thông. Hiện nay, về vấn đề đào tạo liên thông, Bộ GD-ĐT có thông tư 06, bên cạnh đó cũng ký liên tịch với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo liên thông từ hệ nghề chuyển sang hệ giáo dục quốc dân. Sẽ siết chặt chỉ tiêu đào tạo liên thông trong thời gian tới. (Ảnh minh họa) “Trong những năm qua, chúng ta đang thực hiện thí điểm những văn bản này nên hiện nay đã xảy ra một số bất cập về chất lượng đào tạo. Vì vậy trong khuôn khổ soạn thảo các văn bản để chuẩn bị thực hiện luật giáo dục ĐH có hiệu lực vào 1/2013 này thì quy chế liên thông Bộ GD-ĐT đang sửa đổi” - Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết. Về những sửa đổi quy chế đào tạo liên thông, Thứ trưởng Bùi Văn Ga tiết lộ: So với dự thảo đã đăng tải để xin ý kiến thì Bộ sẽ có một số điều chỉnh. Chẳng hạn như như về thi tuyển sinh, trước đây dự thảo cũ dự kiến là giống như “3 chung” thì bây giờ mềm dẻo hơn. Bộ GD-ĐT dự kiến có hai phương án, thứ nhất nếu sinh viên (SV) tốt nghiệp ra trường công tác quá 3 năm thì sẽ thi một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên môn. Những môn thi này do trường thí sinh muốn dự thi liên thông lên tự tổ chức thi. Thứ 2, đối với những SV mới tốt nghiệp mà muốn dự thi liên thông ngay thì sẽ tham dự kì thi “3 chung” giống như bình thường. Sau khi trúng tuyển đi học, những SV này sẽ được giảm trừ các môn học đã học ở cấp học dưới. “Theo phương án này thì trước hết chúng ta kiểm soát được đầu vào. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo thì quy chế mới sẽ sửa đổi là không tổ chức lớp riêng đào tạo về liên thông mà buộc những thí sinh trúng tuyển học chung với những SV đang học chính quy. Ví dụ liên thông từ CĐ lên ĐH thì sau khi trúng tuyển sẽ học với với SV đại học năm thứ 3 chẳng hạn. Như vậy, những SV trúng tuyển hệ liên thông sẽ được cọ xát, học tập và thi đầu ra như SV chính quy” - Thứ trưởng Ga nhấn mạnh. Liên quan đến chỉ tiêu đào tạo liên thông, Thứ trưởng Ga cho biết thêm, sắp tới chỉ tiêu đào tạo liên thông sẽ nằm trong chỉ tiêu đào tạo chính quy của trường. Bên cạnh đó, với hình thức cho SV liên thông học chung với SV chính quy đòi hỏi trường đó phải đào tạo theo hệ thống tín chỉ để thông qua đó đánh giá so sánh miễn trừ các môn học. Trong quy chế mới cũng sẽ quy định tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh liên thông so với chỉ tiêu đào tạo chính quy. Với “rào cản” này thì trường không thể tuyển liên thông quá nhiều được mà phải ưu tiên tuyển hệ chính quy trước. Dự kiến chỉ tiêu liên thông sẽ không quá 20% so với hệ kia”. Nói về công tác giám sát quản lý trong thời gian tới, Thứ trưởng Ga khẳng định: “Bộ GD-ĐT chỉ giao cho các trường quản lý giám sát đối với hệ đào tạo liên thông không nhảy bậc. Còn nếu nhảy bậc từ TCCN lên ĐH thì Bộ GD-ĐT sẽ trực tiếp giám sát. Đơn vị nào muốn thực hiện thì phải có đề án trình lên Bộ, chỉ khi được sự đồng ý mới được triển khai. Riêng với đào tạo liên thông từ hệ nghề sang hệ thống giáo dục quốc dân thì chỉ tiêu sẽ được không chế rất ít. Chỉ có những em có năng lực thực sự thì mới có cơ hội học tiếp”. Theo thethaohangngay
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |