19/12/2014 13:35 pm
I. Thủ tục đăng ký dự thi THPT quốc gia 2015 1. Nơi đăng ký dự thi Đối với học sinh đang học lớp 12: các em học sinh phổ thông đăng ký dự thi tại trường THPT đang học. Thí sinh sinh tự do đăng ký dự thi tại điểm thi do Sở GD-ĐT quy định. Bởi, sau khi thí sinh nộp hồ sơ, các trường cập nhật dữ liệu nộp lên Sở và Sở chuyển dữ liệu về Bộ GD-ĐT 2. Thủ tục đăng ký dự thi - Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển dữ liệu đăng ký dự thi cho sở GDĐT; - Sở GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT; - Bộ GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc và chuyển dữ liệu về các cụm thi để tổ chức thi. 3. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT a. Đối tượng: Người đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi (thí sinh đang học lớp 12) - 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau; - Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao); - Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú; - 02 ảnh cỡ 4x6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh. b. Đối tượng: Thí sinh tự do chưa có bằng tốt nghiệp (Thí sinh đã học hết lớp 12 chưa đỗ tốt nghiệp các năm trước) Ngoài những hồ sơ trên cần bổ sung thêm: - Giấy khai sinh (bản sao); - Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12; - Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này; - Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao); - Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận. 4. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT: a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau; b) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao); c) 02 ảnh cỡ 4x6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh. 5. Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi: ngày 30 tháng 4 hằng năm. Sau thời hạn này, không nhận thêm hồ sơ đăng ký dự thi. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung. Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị. II. Thủ tục đăng ký xét tuyển vào Đại học và Cao đẳng Mỗi Thí sinh được nhận 4 giấy chứng nhận kêt quả có dấu đỏ của trường và mã vạch nhận dạng, trong đó có 1 giấy chứng nhận kết quả thi chỉ dùng để xét tuyển nguyện vọng I và 3 giấy chứng nhận kết quả thi để xét nguyện vọng bổ sung. b) Trong thời gian quy định của mỗi đợt xét tuyển, được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định. c) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ ĐKXT và hồ sơ đăng kí dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ ĐKXT và hồ sơ đăng kí dự thi với hồ sơ gốc. Hồ sơ ĐKXT gồm có: a) Phiếu đăng kí xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển (mẫu M1), cho phép đăng kí tối đa 4 ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển. Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4; b) Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi và mã vạch nhận dạng; c) Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển. Thời hạn xét tuyển Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày; điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước; thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31 tháng 10 hàng năm đối với trường đại học và 15 tháng 11 hàng năm đối với trường cao đẳng. Các trường công bố công khai các thông tin liên quan đến từng đợt xét tuyển[1], danh sách thí sinh trúng tuyển và đăng kí nhập học của mỗi đợt xét tuyển; cập nhật 3 ngày một lần thông tin ĐKXT của thí sinh trên trang thông tin điện tử của trường (danh sách thí sinh đăng ký và điểm thi xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp) trên trang thông tin điện tử của trường. [1] Thông tin này bao gồm chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi ngành, nhóm ngành; thời gian ĐKXT và ngưỡng điểm ĐKXT. --> Xem tất quy chế tuyển sinh 2015 tại đây: https://thi.tuyensinh247.com/quy-che-tuyen-sinh-nam-2015-c24a20400.html (Tuyensinh247.com - Theo Quy chế tuyển sinh 2015 của Bộ GD) DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |