Ý nghĩa những loài hoa trong ngày tết

Mỗi loài hoa mang cho mình 1 sắc đẹp riêng và một ý nghĩa tượng trưng cho sự như may mắn, giàu sang, thịnh vượng... Ở Châu Á thích chơi hoa đào. Châu Âu chuộng hoa trạng nguyên. Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có cách riêng thưởng hoa trong dịp tết, đầu năm mới.

Cùng đón Tết âm lịch với Việt Nam có những nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Trung Quốc khá tương đồng với Việt Nam, vào dịp năm mới, người dân Trung Quốc cũng chuộng những loại hoa tương tự như ở ta: hoa đào tượng trưng cho may mắn, cây quất và hoa thủy tiên tượng trưng cho sự giàu có, hoa hướng dương tượng trưng cho một năm mới tốt đẹp đang chờ đợi phía trước.

Hoa đào tượng trưng cho may mắn

Hoa đào tượng trưng cho may mắn


Hoa thủy tiên tượng trưng cho sự giàu có

Hoa thủy tiên tượng trưng cho sự giàu có


Hoa hướng dương tượng trưng cho một năm mới tốt đẹp đang chờ đợi phía trước

Hoa hướng dương tượng trưng cho một năm mới tốt đẹp đang chờ đợi phía trước


Người Nhật cũng coi hoa đào, hoa mai là hai loài hoa biểu tượng cho năm mới, ngoài ra, người Nhật còn có thêm biểu tượng hoa anh đào nhưng mùa đông ở Nhật khá khắc nghiệt, nhiệt độ xuống rất thấp, tuyết rơi và nhiều khi còn có bão tuyết, vì vậy, hoa thường không nở được hoặc nếu nở trong điều kiện thời tiết như vậy thì cũng không đẹp hoặc chóng tàn lụi.

Vì vậy, người Nhật phải tìm tới một cứu cánh khác, đó là làm hoa giả, một loài hoa có tên Mochibana. Người ta dùng bột gạo nấu lên, phần để nguyên màu trắng, phần nhuộm hồng và bọc thành từng nụ tròn nhỏ dọc theo những cành liễu khô để bày trong nhà, “giả vờ” coi đó là những nụ đào chưa nở được hái mang về.

Hoa anh đào đặc trưng của mùa xuân nước Nhật

Hoa anh đào đặc trưng của mùa xuân nước Nhật

 

Hoa Mochibana làm bằng bột gạo

Hoa Mochibana làm bằng bột gạo


Ở các nước phương Tây, Giáng sinh là dịp quan trọng nhất, trong dịp này, người ta thường chuộng các loại hoa như hoa trạng nguyên, hoa xương rồng, hoa nhựa ruồi, và những dây thường xuân, dây tầm gửi…

Người dân vùng Bắc Mỹ thích hoa trạng nguyên và hoa lan. Hoa trạng nguyên tượng trưng cho sự trong sáng. Ngoài ra, những cánh hoa đỏ tươi xòe nở đúng dịp Giáng sinh khiến hoa trạng nguyên được ưa chuộng hơn hẳn.

Hoa Mochibana làm bằng bột gạo


Có rất nhiều loại xương rồng cũng nở hoa vào đúng dịp Giáng sinh, những giỏ xương rồng lắc lư treo trong nhà với nhiều cành nhánh và những khóm hoa tươi sáng là một lựa chọn không tồi.

Hoa Mochibana làm bằng bột gạo


Ngoài ra, người dân vùng Bắc Mỹ còn rất thích cây hoa tuyết mà ở Châu Á hay gọi là cây bạch tuyết mai. Cây hoa này có nguồn gốc từ Châu Á nhưng nhanh chóng được phổ biến ở vùng bắc Mỹ. Những bông hoa trắng nhỏ thực sự khiến đem lại không khí Giáng sinh cho các gia đình.

Hoa Mochibana làm bằng bột gạo

Ở Châu Âu, người dân Châu Âu chuộng cây hoa nhựa ruồi, dây thường xuân và dây tầm gửi. Hoa nhựa ruồi là loài hoa gắn liền với Giáng sinh ở Châu Âu. Những vòng hoa nhựa ruồi thường được treo trên cửa báo hiệu Giáng sinh đã về, những nhánh hoa nhỏ thường được dùng để gắn lên bánh Giáng sinh.

Hoa Mochibana làm bằng bột gạo


Dây thường xuân tượng trưng cho sự bất diệt và sự hồi sinh. Lá thường xuân gắn liền với truyền thuyết về những vị thần Hy Lạp, La Mã… Trong đó, các vị thần hồi sinh nhờ vào lá thường xuân.

Hoa Mochibana làm bằng bột gạo


Cây tầm gửi gắn với một phong tục đã có từ lâu mà ngày nay người ta không hiểu tại sao lại có. Nếu muốn hôn ai đó trong dịp Giáng sinh, người ta sẽ hôn dưới một nhánh tầm gửi.

Pi Uy


Viết bình luận: Ý nghĩa những loài hoa trong ngày tết

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247