06/03/2025 22:20 pm
Tại tọa đàm “Tư vấn tuyển sinh 2025: Thay đổi để tạo sự công bằng” ngày 6/3/2025, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT cho biết thời gian Bộ sẽ công bố quy chế thi đại học 2025
"Đến thời điểm này, dự thảo quy chế tuyển sinh sửa đổi năm 2025 đã cơ bản hoàn thành. Chúng tôi đặt mục tiêu 2 tuần tới sẽ ban hành quy chế này" - PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT cho biết. Từ dự thảo công bố và tiếp thu ý kiến góp ý, quy chế chính thức sẽ có những điều chỉnh so với dự thảo công bố lấy ý kiến trước đó. 1. Bỏ xét tuyển sớmThứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ quy định về xét tuyển sớm (không còn xét tuyển sớm). Các trường có thể xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo để chọn những thí sinh có năng lực vượt trội, tài năng. Còn lại đa số thí sinh đều tham gia vào đợt xét tuyển chung theo kế hoạch chung của bộ. Các kỳ thi tuyển sinh riêng của các trường (đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, năng khiếu…) vẫn diễn ra bình thường. Kết quả các kỳ thi này cũng sẽ đưa lên hệ thống tuyển sinh chung của bộ để xét chung một đợt. 2. Xét học bạ cần sử dụng kết quả học tập của cả năm lớp 12Thứ hai, các trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ) để xét tuyển thì phải sử dụng kết quả của cả năm học lớp 12 Các năm trước nhiều trường chỉ sử dụng kết quả của 5 kỳ ở cấp THPT, không tính điểm học kỳ II lớp 12 3. Quy đổi tương đương giữa các phương thức và tổ hợpBộ Giáo dục quy định các trường cần thực hiện quy đổi tương đương điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành. Quy định này giúp thí sinh giỏi hơn, có điểm cao hơn sẽ được trúng tuyển trước, tạo ra công bằng cho thí sinh giữa các phương thức và tổ hợp môn xét tuyển. "Trách nhiệm này được giao về cho các cơ sở đào tạo để quy đổi được điểm tương đương điểm trúng tuyển. Việc này không làm khó các trường, không đòi hỏi phải công bố cả thang điểm nhưng phải chứng minh được sự tương đương điểm trúng tuyển", bà Thủy nhấn mạnh. Trước đó, Bộ GD cho rằng việc quy đổi tương đương giữa các phương thức và tổ hợp xét tuyển là điều bắt buộc. Điều này dẫn đến việc các trường không cần phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức xét tuyển. 4. Quy định về quy đổi chứng chỉ ngoại ngữTrường hợp xét chứng chỉ ngoại ngữ, các trường có thể quy đổi kết quả chứng chỉ ngoại ngữ theo danh mục của quy chế thi tốt nghiệp THPT thành điểm ngoại ngữ để xét tuyển. Do đó, thí sinh không nhất thiết tham dự môn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định. 5. Các ngành có thể xét tuyển hơn nhiều tổ hợp xét tuyển.Thứ năm, quy chế tuyển sinh năm nay bỏ yêu cầu mỗi ngành, mỗi chương trình có tối đa 4 tổ hợp xét tuyển, tức không giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển tối đa cho một ngành hay một chương trình cụ thể. Tuy nhiên từ năm 2026, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định các môn chung giữa các tổ hợp xét tuyển chiếm tối thiểu 50% trong số điểm xét tuyển. 6. Điểm cộng ưu tiên không vượt quá 10% điểm xét tuyển tối đaThứ sáu, quy định điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh không vượt quá 10% mức điểm tối đa (điểm cộng này là sau khi đã cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng), đồng thời tổng điểm xét của thí sinh không vượt quá mức điểm tối đa. Ví dụ thang điểm 30 thì sẽ không có thí sinh nào vượt quá mức điểm này. Điểm ưu tiên này gồm điểm cộng ưu tiên về khu vực, đối tượng theo quy chế tuyển sinh và các điểm ưu tiên khác theo quy định của nhà trường. 7. Ngưỡng đảm bảo đầu vào ngành sức khỏe, giáo viên giữ như quy chế hiện tạiThứ 7, ngưỡng điểm đảm bảo khối ngành sức khoẻ và đào tạo giáo viên sẽ giữ như quy chế hiện hành, chưa áp dụng những điều chỉnh này ngay trong năm nay. Theo TTHN 2K7 CHÚ Ý! LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC TN THPT - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - ĐÁNH GIÁ TƯ DUY!
LỘ TRÌNH SUN 2025 - GIAI ĐOẠN LUYỆN ĐỀ TN THPT - ĐGNL - ĐGTD
|