Bỏ thi đại học, xét tuyển đại học dựa vào kết quả tốt nghiệp THPT

Bỏ thi đại học, xét tuyển đại học dựa vào kết quả tốt nghiệp THPT và có thể kiểm tra/thi thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường. Sau khi bản dự thảo được công bố, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều.

Nội dung bản dự thảo: 

Các trường tổ chức tuyển sinh theo hướng: Dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và có thể kiểm tra/thi thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: “Việc đổi mới trên sẽ khắc phục cơ bản những hạn chế về kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện hành. Kết quả kiểm tra đánh giá thực chất hơn, công bằng, khách quan và trung thực hơn. Giảm bớt sự cồng kềnh, tốn kém của một số kỳ thi. Tác động tích cực trở lại việc dạy và học".

 Nội dung chi tiết bản dự thảo: https://thi.tuyensinh247.com/khong-con-thi-dai-hoc-ba-chung-c24a13187.html

 

Đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT được thông qua sẽ chấm dứt thi ĐH, CĐ.
Đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT được thông qua sẽ chấm dứt thi ĐH, CĐ.
 

Ý kiến của độc giả về dự thảo Bỏ thi đại học, xét tuyển đại học dựa vào kết quả tốt nghiệp THPT

Có tới gần 200 bình luận gửi về, trong đó đa phần là không đồng tình với bản dự thảo và cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp và vẫn tổ chức kỳ thi đại học mới có thể đánh giá được thực lực của học sinh, tránh tiêu cực...

Không đồng ý với bản dự án bỏ thi đại học, cao đẳng, xét tuyển đại học bằng kết quả tốt nghiệp THPT với những quan điểm như sau

Trương thanh phong(thanhphong2803@gmail.com): Đổi mới thì tốt nhưng bỏ kì thi ĐH, CĐ thì không nên.xét tuyển sẽ xảy ra nhiều vấn đề.khi học ở cấp 3 thì rất nhiều người đạt diểm cao nhưng khi thi ĐH thì chỉ có 11,12đ.tích cực của việc đổi mới như thế này chẳng biết có mang lại hay không.nhưng biết chắc là sẽ xảy ra tiêu cực về điểm số trong thời gian học.

Lê Thị Hảo(lehaohungyen@gmail.comnhưng): Dựa vào kết quả thi tốt nghiệp thì đâu có đúng được. Vì ai cũng biết kết quả thi tốt nghiệp không đúng với thực chất năng lực học sinh mà. hơn nữa kết quả học tập 3 năm cấp 3 cũng không thể đánh giá được hết và chính xác học lực của học sinh. vì ố nhiều em do nhiều lý do khác nhau mà có thể e học tốt, năng lực khá nhưng kết quả học tập lại không cao bằng các bạn khác. Ví dụ như vào thời điểm đó e dang gặp chuyện gia đình không vui, khó khăn, hoặc e đang không tập trung, đang lười trong thời điểm đó. Hoặc là e không có sự giúp đỡ như 1 số bạn khác. Chỉ có kỳ thi ĐH là đảm bảo lớn nhất về sự khách quan không gian lận, còn trong quá trình học tập, ai có thể đảm bảo đươc nó sẽ minh bạch, không có coi cóp, không có sự thiên vị, sự giúp đỡ trong các bài kiểm tra, hoặc bài thi hết kỳ, hết môn.

Nguyên(k22a1_dhnn@yahoo.com.vn):Mọi người cứ thử nghĩ mà xem, đạt điểm 10 ở trường này rất khác so với đạt điểm 10 ở trường khác, bởi vì sao đề kiểm tra đề thi khác nhau, cách chấm điểm của giáo viên cũng khác nhau, nếu đánh giá chỉ dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thôi không hiệu quả tí nào, có chăng phải thêm bước nữa là đề kiểm tra và đề thi trong quá trình học trên toàn quốc phải giống nhau, tóm lại đừng có vì tiết kiệm được tí tiền mà không tìm được người xứng đáng thực sự

Dũng(doanquynhanhd@yahoo.com): Tôi nghĩ việc bỏ kỳ thi đại học trong giai đoạn hiện nay là chưa phù hợp, kỳ thi này chỉ bỏ khi đủ các điều kiện đó là:

1. Giai đoạn học trước khi vào đại học( từ lớp 1 đến hết phổ thông) phải đảm bảo chất lượng và không có tiêu cực.

2. Đào tạo đại học phải đảm bảo chất lượng cũng như việc thi và đánh giá trong đại học phải tốt để tránh học chỉ để lấy bằng mà không đảm bảo kiến thức.

3. Thị trường lao động của Việt Nam phải có cách thức tuyển dụng và bảo đảm những người có kiến thức thực sẽ được những công việc đúng với khả năng của mình, điều này sẽ đảm bảo người học và người dạy phải đảm bảo chất lượng để đáp ứng thị trường lao động. Nhưng hiện nay cả 3 điều kiện đó đều chưa tốt trong bối cảnh Việt Nam. Do vậy nếu bỏ kỳ thi đại học thì có lẽ hậu quả có thể sẽ lớn hơn là giữ kỳ thi này. Vì học phổ thông cũng không chất lượng và dễ vào đại học, học đại học cũng đào tạo không chuẩn vẫn ra trường và có bằng, Thị trường lao động thì chưa sàng lọc được họ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vậy cơ sở nào để xác định được một sản phẩm chất lượng và từ đó phát sinh sẽ nhiều tiêu cực. Bộ cần nghiên cứu kỹ nếu không sẽ có hệ lụy sau vài năm nữa các thế hệ ra trường và nó sẽ ảnh hưởng cả đến việc học và dạy từ lớp 1 cho đến trên đại học theo hường tiêu cực nhiều hơn và sẽ rất khó cho Bộ có thể có các cách thức quản lý hiệu quả chất lượng.

Nguyễn Phú Quí(phuqui1967@yahoo.com.vn) Bỏ thi ĐH, CĐ mà chỉ xét điểm thi từ THPT theo tôi đó cũng là điều nên làm. Trên Thế giới, nhiều nước tiên tiến và phát triển cũng đã làm từ lâu rồi. Dĩ nhiên cái gì cũng có tính 2 mặt và lần đầu áp dụng cũng không thể tránh khỏi những hệ luỵ không mong muốn nhưng cứ làm và sửa chữa, thay đổi dần rồi mọi việc sẽ tốt hơn. Ngay cả việc Bộ GD&ĐT dự tính năm 2015 giảm tải chương trình học theo cách trên (bỏ bớt môn học và tăng cường các môn hoạt động theo từng cấp bậc học. Đặc biệt ở cấp PTTH chỉ cần học 3 môn chính bắt buộc và 3 môn tự chọn cũng là ý định rất phù hợp) cũng là một ý rất hay và phù hợp với tình hình năng động của Thế giới và giới trẻ hiện nay... Rất hoan nghênh sự "can đảm" thay đổi vì tương lai con em chúng ta của Bộ GD&ĐT !

Nguyễn Mai Linh(nguyenmailinh245@gmail.com): Đề án này thì chỉ tạo thêm tiêu cực ở các trường phổ thông.học sinh thi nhau chạy đua về điểm số để hồ sơ cho đẹp, các trường ĐH,CĐ tha hồ mà tuyển học sinh có bảng điểm chót vót ( vì ai cũng điểm khá giỏi).tiền đề cho việc tiêu cực cục bộ ở mỗi trường ĐH,CĐ khi công tác tuyển sinh tới.

Ngọc Diệp(diepng2308@gmail.com): Mình ủng hộ giảm số môn và tăng kiến thức xã hội, kinh tế. Nhưng không ủng hộ việc bỏ thi đại học, cao đẳng, vì 3 lý do sau:

1. Bản thân học sinh, sinh viên VN nói chung chưa có ý thức tự học và lấy kiến thức làm mục tiêu cho việc học. (cái này rất rõ ràng).

2. Cơ chế quản lý chưa đủ tốt để phòng tránh tiêu cực trong giáo dục.

3. Để có thể dựa vào kết quả học tập để đánh giá năng lực học sinh, chương trình học và cách tính điểm hiện tại chưa đánh giá được - theo kinh nghiệm bản thân. Sách giáo khoa mới được viết lại, đến năm 2015 lại thay đổi tiếp thì thật là...chóng mặt!

Phạm Ngọc Huy(sieudaotrich95@yahoo.com): Đây là 1 dấu hiệu tốt cho nền giáo dục khi học sinh được giảm bớt căng thẳng trong thi cử nhưng theo tôi,mọi người hãy thử nghĩ xem : TRONG QUÁ KHƯ ĐÃ TỪNG TỒN TẠi TìNH TRẠNG HỌC SINH LỚP 4 CÒN ĐỌC VIẾT CHƯA THÀNH THẠO MÀ VẪN ĐƯỢC LÊN LỚP. Vậy tại sao lại dựa vào kết quả học tập trog khi kết quả đó không được giám sát kiểm tra 24/24 như trông thi đại học. Ai có thể đứng ra đảm bảo cho kết quả này. Tại 1 xã hội đầy tiêu cực thế này thì cải cách đó chỉ làm cho xã hội thêm tiêu cực mà thôi.

Trần Hương ( huongmhn@yahoo.com): Theo tôi kết quả của kỳ thi đại học là tương đối nghiêm túc nhất trong ngành giáo dục của Việt Nam bây giờ. Nếu bỏ kỳ thi này thì nền giáo dục của ta không biết sẽ đi tới đâu khi học sinh không cần học vẫn có điểm tốt.Vậy muốn bỏ kỳ thi nào cũng được, nhưng không thể bỏ được kỳ thi đại học.
HaNa (truongkhanhlinh7@gmail.com):Theo cháu thì chỉ nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp , vừa mệt, vừa tốn kém khi mà tỉ lệ đỗ luôn cao . Trong khi kỳ thi ĐH,CĐ là kỳ thi ít tiêu cực nhất mà lại bỏ đi thì quá xảy ra nhiều vấn đề tiêu cực , nhất là việc chạy điểm của phụ huynh hsinh THPT.

Mai văn Chiếnmaivanchien01@gmail.com): Tôi là một giảng viên của một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, tôi thấy đề án còn nhiều chỗ chưa hợp lý. Thứ nhất: Việc bỏ thi ĐH và CĐ là không thể, nếu dùng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT thì không hợp lý chút nào. Vì nếu thi dễ thì không phân hóa được học sinh, nếu dùng đề khó thì quá nhiều sinh viên sẽ trượt tốt nghiệp, trong khi đó nhiều HS chỉ cần học hết lớp 12 để "xóa mù chữ". Nếu dựa vào học bạ 3 năm cấp 3 thì sẽ gây ra nhiều tiêu cực vì bộ không thể kiểm soát chất lượng đánh giá trên diện rộng và 1 quá trình dài như vậy. Thứ 2: Nếu để các trường tự quyết về chất lượng đầu vào sẽ có rất nhiều trường yếu kém sẽ bất chấp để lấy SV rồi sẽ xảy ra thất nghiệp tràn lan, chất lượng giáo dục giảm xuống. Thứ 3: Có nhiều luồng ý kiến cho rằng thả đầu vào rồi thắt đầu ra. Tôi cho là không ổn vì có quá nhiều trường làm liều mà bộ không thể kiểm soát được. Cũng có người cho rằng để XH tự đào thải các SV kém. Tôi xin thưa làm thế sẽ rất lãng phí, chưa kể việc tuyển dụng bây giờ quá nặng về bằng cấp và nhiều tiêu cực đặc biệt là cơ quan nhà nước nên XH việt nam không thể đào thải đc các SV yếu kém mà chỉ đào thải được các kém lại không có tiền và ô dù thôi. Nói chung việc thi đại học 3 chung tôi vẫn thấy rất hợp lý, SV sẽ nhìn vào điểm đầu vào mà phần nào biết chất lượng trường đó, đó mới là cách đào thải của XH một cách đúng đắn nhất. Về phần THPT tôi ủng hộ giảm bớt các môn học và theo tôi nên bỏ kỳ thi THPT, nên đầu tư hơn nữa vào GD đại học vì đây mới là cấp giáo dục nghề nghiệp giúp con người có kiến thức để làm việc kiếm sống.

Hà thị ngọc mai (hangocmai30595@gmail.com): Không nên bỏ kì thi đại học vì khi xét tuyển qua điểm thi tốt nghiệp thì có nhiều tiêu cực và không công bằng

Lê chí thanh (khatvongt33xd@gmail.com) :Theo Tôi nếu mà xét điểm vào đại học và cao đẳng mà đựa vào 3 năm cấp 3 là chưa ổn lắm sẽ có rất nhiều tiêu cực.Hi vọng bộ giáo dục sẽ có biện pháp tốt nhất!

Miss nhim(nguyenh.27981@yahoo.com): Như thế này khác gì quay lại kiểu tuyển sinh trước kia trường nào ra đề của trường đó, và càng làm gia tăng thêm tiêu cực ở khối PTTH thôi! Liệu đây có được coi là cải tiến? hay lại thành cải lùi! Mong các bác xem xét lại cho hợp lý!

....


Tuy nhiên, cũng có 1 luồng ý kiến đồng tình với việc bỏ kỳ thi đai học, cao đẳng và thay vào đó là xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp.

Vinh(vanvinh.le@gmail.com): Ủng hộ. Việc tiêu cực xin điểm, chạy điểm sẽ xảy ra ở cấp PTTH trong thời gian đầu. Nhưng tất yếu qui luật đào thải sẽ loại bỏ các trường PTTH có hiên tượng này vì các trường ĐH, CĐ cần sinh viên giỏi thực chất vào học và họ biết đâu là chuẩn, không chuẩn. Hệ thống giáo dục các nước phương tây vận hành như vậy, họ đã xây dựng được rất nhiều trường đại học danh tiếng đó.

Phạm Việt Phương(petit1907@yahoo.fr): Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến bỏ kỳ thi đại học, cao đẳng tổ chức hàng năm. Tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho nhà nước, việc đi lại của học sinh ngoại tỉnh vào các trường lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ..., giảm tải việc học cho học sinh, giờ thực hành tăng lên để tiếp cận thực tế nhiều sẽ tốt hơn. Riêng môn lịch sử là môn bắt buộc, không chỉ là dành cho học sinh ở các trường THPT mà cả ở đại học cao đẳng, như một môn học chính quy. Mong sẽ sớm được áp dụng.

Nguyễn Phú Quí(phuqui1967@yahô.com.vn): Bỏ thi ĐH, CĐ mà chỉ xét điểm thi từ THPT theo tôi đó cũng là điều nên làm. Trên Thế giới, nhiều nước tiên tiến và phát triển cũng đã làm từ lâu rồi. Dĩ nhiên cái gì cũng có tính 2 mặt và lần đầu áp dụng cũng không thể tránh khỏi những hệ luỵ không mong muốn nhưng cứ làm và sửa chữa, thay đổi dần rồi mọi việc sẽ tốt hơn. Ngay cả việc Bộ GD&ĐT dự tính năm 2015 giảm tải chương trình học theo cách trên (bỏ bớt môn học và tăng cường các môn hoạt động theo từng cấp bậc học. Đặc biệt ở cấp PTTH chỉ cần học 3 môn chính bắt buộc và 3 môn tự chọn cũng là ý định rất phù hợp) cũng là một ý rất hay và phù hợp với tình hình năng động của Thế giới và giới trẻ hiện nay... Rất hoan nghênh sự "can đảm" thay đổi vì tương lai con em chúng ta của Bộ GD&ĐT !

Nguyễn Quang Hòa(hoa72ctnbn@gmail.com): Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục, chắc sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng với bản thân tôi đã có suy nghĩ và mong muốn điều này từ rất lâu rồi.

Duy Khang(khanh2564@yahoo.com): Ủng hộ đề án này, chấm dứt dạy thêm học thêm, chú trọng năng lực sáng tạo...Không cần thiết thi phải học thuộc công thức, lắp ráp số liệu vào các bài tập vô nghĩa...Đầu vào nên để Trường đại học quyết định, Bộ kiểm tra, siết chặt đầu ra.

...

Còn bạn, bạn có ý kiến gì về bản dự thảo này, hãy đóng góp ý kiến ở phía dưới.

(Tuyensinh247 tổng hợp từ Dantri)

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

24 bình luận: Bỏ thi đại học, xét tuyển đại học dựa vào kết quả tốt nghiệp THPT

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH