09/10/2012 17:08 pm
>> Kinh doanh đa cấp: Bạn có đang bị "ru ngủ"? Ai cũng nghĩ "thiên đường" đang ở rất gần Khi mời gọi những người tuyến dưới của mình, nhà phân phối của các công ty đa cấp lúc nào cũng "chào hàng" bằng một món "bánh vẽ" thượng hạng. Bạn sẽ thành "5 sao", "6 sao", bạn sẽ lên level "Bạc", "Vàng", "Bạch kim" và một ngày không xa, chỉ chừng 3 - 5 năm là cùng, bạn sẽ lên cấp độ "Kim cương". Ở cấp độ "Kim cương", thu nhập hằng tháng của bạn sẽ là 100 triệu đồng, chưa kể tiền thưởng hằng năm. Vậy nên, khi đã dấn thân vào con đường đa cấp này, ai cũng hừng hực khí thế và bằng mọi cách nhắm đến mục tiêu, tưởng như đang ở rất gần. Trần Anh Huy (năm cuối, trường ĐH Công đoàn) trần tình: "Mình đã tham gia 3 công ty kinh doanh đa cấp nhưng đây là công ty mình trụ lại lâu nhất. Mình làm ở đội này đã 7 tháng và thành tích cao nhất đã từng đạt là 12% (mức chi trả hoa hồng), phải lên 21% nghĩa là phải có một hệ thống đủ mạnh và bán được chừng gần 200 triệu đồng tiền hàng thì mình mới có thể lên vị trí "Bạc". Ở cả 3 công ty đã đi qua, mình không nhớ nổi là đã dự bao nhiêu hội thảo. Một anh tuyến trên của mình còn bảo, không hội thảo thì không có bán hàng đa cấp. Và hội thảo nào cũng là những nhân vật lãnh đạo thành danh lên nói chuyện. Môtíp chung là: Họ đã bắt đầu kinh doanh rất gian khó, thậm chí, bị gia đình, bạn bè phản đối và tuyệt giao, sau đó, họ cố gắng thành công để rồi được vinh quang như hôm nay. Trong suốt buổi nói chuyện, họ sẽ trình chiếu rất nhiều clip hay ảnh đẹp về những kỳ nghỉ trong khách sạn 5 sao, trên các du thuyền và đi qua các quốc gia khác nhau. Họ khơi gợi cho mình khát khao được giàu có. Và mỗi chuyến đi ấy, bạn đều có thêm một suất miễn phí cho người mình yêu thương. Họ khơi gợi tình yêu. Một số người đã thành công. Nhưng rất nhiều người thì mãi mãi chỉ mơ tưởng về ảo vọng giàu có ấy". Theo Anh Huy thì điều hấp dẫn cậu khi tham gia mô hình này, không chỉ vì có thu nhập ngất ngưởng. Vì nếu bạn thật sự chịu khó lăn xả đi khắp nơi, mời gọi thật nhiều người, xây dựng được một hệ thống "chân rết" đông đảo, sau chừng 3 năm, khi mà bạn có thể lên đến "Kim cương" thì thậm chí, bạn không phải làm gì mà vẫn có tiền. Tiền từ hệ thống vẫn có thể mang lại cho bạn. Và cứ vất vả hôm nay đi, ngày mai bạn sẽ được an nhàn. Vì những người tuyến trên của Huy có một định nghĩa rằng: "Người giàu có là người không chỉ có tiền mà phải có cả thời gian". Và những chiếc bánh vẽ: Du lịch 5 sao trên thế giới, thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng, tự do làm việc lúc nào thích và tận hưởng thành quả chỉ sau 3 - 5 năm là những điều kích thích lớn lao cho ước vọng của mỗi người trẻ tham gia kinh doanh đa cấp. Và những sinh viên mới ra trường, chẳng có lý do gì lại không mê mẩn, đắm đuối vào một tương lai sáng tươi nhường ấy. Huy bảo: "Sau 7 tháng làm việc ở công ty đa cấp này, mình hiểu rằng, người được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là những người ở cấp cao nhất. Và nếu mình cứ kéo dài tình trạng này, cứ mãi ở những tầng dưới của đáy tháp thì suốt đời chỉ làm cu li cho đầy túi những người phía trên. Mà để trở thành những người "top" trên như họ thì không phải đơn giản. Rất nhiều người đã lao ra đường, miệt mài mở hệ thống nhưng sau 1 - 2 năm, khi mỏi gối chùn chân mà không thể nâng vị trí cao hơn nữa, họ đành ngậm đắng, nuốt cay để quay đầu". Ai đến với kinh doanh đa cấp cũng được mang về một giấc mơ cháy bỏng, rằng "thiên đường" ở rất gần nhưng có bao nhiêu người đến được "thiên đường"? Vì cứ một người lên đến vị trí "Kim cương", anh ta phải bước qua hệ thống phía dưới cả nghìn người. Một "tôn giáo"? Cả phòng ký túc xá của Đinh Thu Hương (năm thứ ba, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) ngỡ ngàng vì sự đổi thay kỳ lạ của cô bạn cùng phòng từ khi đi bán hàng đa cấp. Cô bạn của Hương có thể ngồi thao thao bất tuyệt không ngừng nghỉ trong khoảng 3 tiếng đồng hồ để nói chuyện về những cơ hội mà công việc này mang lại, về tương lai xán lạn mà cô ấy sẽ chạm đến. Có lần, cả phòng vì chiều ý cô bạn đã ngồi lại cùng nhau đến 3h sáng để nghe cô ấy thuyết giảng, trình chiếu các hình ảnh liên quan đến tập đoàn, lịch sử hình thành của hãng và những viên uống bổ dưỡng mang lại sắc đẹp cho các cô gái. Sau khi thuyết trình xong, cô ấy còn đem so sánh các mặt hàng đang bày bán trên thị trường với mặt hàng mà công ty cô đang bán. Bài thuyết trình này cô ấy đã học thuộc, sau 14 hôm gia nhập hệ thống và bây giờ có thể "replay" bao nhiêu lần cũng được mà không thiếu một từ. Mặt hàng của cô ấy đang bán đa dạng đến mức có cả băng vệ sinh. Và cô ấy chỉ chọn một vài sản phẩm để "demo" thôi vì đó là những sản phẩm "ưu việt nhất" và có sự "khác biệt lớn nhất", so với các sản phẩm cùng loại. Bởi vì theo người bạn này thì sau khi khách hàng đã có lòng tin với các sản phẩm "dẫn kênh", họ sẽ tiếp tục mua thực phẩm chức năng hay các loại mỹ phẩm đắt tiền khác. Không chỉ có khả năng "nói như lên đồng" khi diễn thuyết về công việc mình đang làm, cô bạn của Đinh Thu Hương còn tìm mọi cách để bảo vệ công việc bán hàng đa cấp, nếu như ai đó tỏ ý không thích hoặc thiếu tin tưởng về hình thức kinh doanh này. Khi bị bố mẹ phát hiện ra việc nói dối xin tiền học tiếng Anh nhưng lại đi mua sản phẩm và tham gia làm nhà phân phối, cô bạn này đã bị mắng tơi tả. Bố mẹ càng làm căng thì cô ấy càng quyết liệt bảo vệ. Khi mâu thuẫn lên đến cao trào thì bạn này tuyên bố rằng: Bố mẹ hãy coi như không có con trong vòng 3 năm tới, con sẽ không xin tiền của bố mẹ nữa, khi con thành công con sẽ quay về tạ lỗi sau... Nhưng chỉ sau 2 tháng, cô ấy đã quay về. Với nhiều trường hợp khác, niềm tin vào "tôn giáo đa cấp" sắt đá hơn. Họ dừng học, bảo lưu kết quả, thậm chí bỏ học để đi bán hàng đa cấp vì cho rằng: "Chỉ sau 3 năm, mình có thể có thu nhập 100 triệu đồng/tháng thì đi học xong đại học để ra trường có mức lương 5 triệu đồng/tháng để làm gì?". Chưa có trường đại học nào thống kê hết sinh viên đang tham gia kinh doanh đa cấp và sinh viên nghỉ học để chạy theo kinh doanh đa cấp nhưng con số ấy là không hề nhỏ. Trên không ít diễn đàn xuất hiện topic của các ông chồng (hoặc các bà vợ) xin mọi người lời khuyên để lôi kéo bạn đời của mình ra khỏi mạng lưới đa cấp. Trên 1 diễn đàn về ô tô một anh than vãn rằng: Tôi đã phong tỏa hết tài sản, thông báo cho họ hàng, bạn bè không mua hàng của vợ tôi, không cho vợ tôi vay tiền và thậm chí, tuyên bố sẽ ly hôn, nếu cô ấy tiếp tục lao vào đa cấp nhưng cô ấy vẫn mải miết đi. Nhà phân phối được huấn luyện như thế nào? Giáo trình của các công ty đa cấp có những điểm rất lạ. Người ta dạy các nhà phân phối cách tiếp cận khách hàng: Một ngày, bạn phải gọi ít nhất 10 cuộc điện thoại, gặp mặt thuyết trình cho 3 người và có ít nhất một người đi theo mình. Đó là sơ đồ lý tưởng để bước nhanh đến thành công: 10 - 3 - 1. Nhưng tuyến trên của Anh Huy cũng nhắc nhở kỹ càng rằng: Khi gọi điện thoại, bạn tuyệt đối không nhắc đến công việc kinh doanh đa cấp cũng như tên công ty. Chỉ đến khi gặp mặt rồi mới được nói cụ thể. Vì nhiều người sẽ từ chối thẳng thừng, nếu nhắc đến chuyện kinh doanh đa cấp. Người diễn giả trong buổi hội thảo còn nói, các nhà phân phối hãy học kỹ các bài học để xử lý tình huống khi bị từ chối. Một nhà phân phối "2 sao" của công ty V. còn nói rằng, khoảng 95% dân mình đang dị ứng với bán hàng đa cấp, chỉ khoảng 5% là "welcome", vậy nên, không có gì phải ngạc nhiên hay chùn bước nếu các nhà phân phối bị từ chối hoặc phản bác. Việc của các nhà phân phối cần làm là tiếp tục đeo bám và cố gắng lên. Các nhà phân phối được cấp những "slide" và các cẩm nang kinh doanh, giới thiệu về công ty, về những người đứng đầu và đặc biệt là các mức trả thưởng. Họ cũng được cung cấp thông tin về các sản phẩm. Mọi thứ đều được các nhà phân phối đem về học thuộc lòng rồi lại sao chép y nguyên khi truyền đạt lại với người mới đến. Có những khách hàng, một ngày, được ngồi cafe mấy lượt với những người bạn bán hàng đa cấp, nghe đến mòn tai và phát ngán những câu sao chép trơn tru. Ngày Trần Anh Huy chuẩn bị lên mức 12%, anh tuyến trên của Huy hướng dẫn: Bây giờ, chỉ còn cách là bỏ thêm tiền ra mua hàng để chốt doanh số vào cuối tháng thì em mới đạt được 12%. Sau đó, sẽ tạo áp lực để em xây dựng tốt hệ thống và bán đi số hàng đã mua. Huy nghe lời, bỏ thêm hơn 10 triệu đồng để mua hàng cho đủ điểm. Chỉ có điều, 3 tháng sau, Huy phải rong ruổi khắp nơi để cố gắng bán cho hết số hàng. Huy bảo, công ty không khuyến khích nhà phân phối ôm hàng nhưng nhiều người vì muốn nhanh đến đích gom đến hàng trăm triệu đồng tiền hàng rồi để chất chồng ở nhà mà không tài nào bán đi được. Ở Việt Nam, bán hàng đa cấp được pháp luật thừa nhận trong Luật Cạnh tranh. Nhưng Điều 48, Luật Cạnh tranh cũng ghi rõ: "Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp: Theo SVVN NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |