Đã có đáp án đề thi tốt nghiệp môn địa hệ GDTX năm 2013

Nhanh tay cập nhập đáp án đề thi tốt nghiệp môn địa hệ GDTX năm 2013 ngay dưới đây:

Sáng nay 3/6/2013, các thí sinh đã hoàn thành xong bài thi tốt nghiệp môn địa lý năm 2013. Tham khảo ngay đáp án chi tiết đề thi tốt nghiệp môn địa lý hệ GDTX năm 2013.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013 Môn Địa lý hệ GDTX cụ thể như sau:

 

Da co dap an de thi tot nghiep mon dia he GDTX nam 2013


Đáp án đề thi tốt nghiệp môn địa lý - hệ GDTX của bộ GD năm 2013

Download tại đây: http://tuyensinh247.com/themes/image_tiny/DA-MonDia-GDTX.rar


Đáp án đề thi tốt nghiệp môn địa lý - hệ GDTX của thầy cô năm 2013

Câu 1: 1.Trình bày những biểu hiện, tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta. Nguyên nhân nào làm cho khí hậu nước ta có tính nhiệt đới ? 2. Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét dân số Việt Nam qua các năm.

1.      Trình bày những biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta. Nguyên nhân nào làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới

+ Tính chất nhiệt đới:

Biểu hiện:

- Tổng lượng bức xạ mặt trời lớn, cân bằng bức xạ luôn dương.

- Mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.

- Tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm cao (>200C).

- Tổng giờ nắng: 1.400 – 3.000 giờ/năm.

Nguyên nhân:

- Do VN nằm vùng có vĩ độ thấp ® góc nhập xạ lớn.

- Do nằm vùng nội chí tuyến lớn ® tổng bức xạ lớn.

2.

- Dân số nước ta ngày càng tăng ( Năm 2000: 77631 triệu người đến 2011: 87840 triệu người, tăng 0,13% so với năm 2000).

- Tốc độ gia tăng dân số ngày càng giảm ( Năm 2000 đến năm 2005 tăng 0.06% , nhưng từ năm 2009-2011 chỉ là 0,022% ).

- Cơ cấu phân bố dân số nước ta không đồng đều. Có sự chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Dân cư tập trung nhiều ở khu vực nông thôn ( Năm 2000: Thành thị là 18725 triệu người, nông thôn là 58906 triệu người. Đến năm 2011 : thành thị 27888 triệu người, nông thôn là 59952 triệu người ).

- Ở khu vực thành thị, dân số tập ngày càng tăng cao ( Năm 2000: 18725 triệu người đến năm 2011 là 27888 triệu người , tăng 0,49% so với năm 2000 ).

- Ở khu vực nông thôn, sự tăng giảm dân số không đều  ( Năm 2000: 58906 triệu người đến năm 2005 là 60606 triệu người, tăng 0,029% ; Năm 2005: 60606 triệu người đến năm 2011 : 59952 triệu người lại giảm 0.01% ).

Câu II

1. Trình bày điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội để phát triển ngành thủy sản nước ta. Nêu các ngư trường trọng điểm đã được xác định

Gợi ý giải:

ĐiềU kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội

-  Nhân dân ta có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt cá biển và nuôi trồng thủy sản.

-  Cơ sở vật chất đã được chú trọng và phát triển:

+ Các đội tàu được cơ giới hóa, với các phương tiện đánh bắt hiện đại ( máy định vị, phương tiện thăm dò cá, đánh cá bằng ánh sáng, thiết bị lạnh để đi đánh cá ở vùng biển khơi xa...)

+ Các cảng biển, nhà máy chế biến thủy sản được nâng cấp, xây dựng mới.

-  Về chính sách: Những đổi mới trong chính sách của nhà nước đã có tác dụng tích cực đến sự phát triển của ngành thủy sản (chương trình đánh bắt cá xa bờ và trang bị các tàu thuyền công suất lớn, trang thiết bị hiện đại để nâng cao sản lượng đánh bắt cá biển).

-  Thị trường xuất khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU...)

Các ngư trường trọng điểm đã được xác định?

4 ngư trường trọng điểm: Ngư trường vịnh Bắc bộ, ngư trường miền Trung, ngư trường  Đông Nam bộ và ngư trường Tây Nam bộ.

2. Biểu đồ tham khảo:

Da co dap an de thi tot nghiep mon dia he GDTX nam 2013 

Câu 3:

1. Trình bày điều kiện thuận lợi về kinh tế- xã hội để phát triển ngành thủy sản nước ta. Nêu các ngư trường trọng điểm đã được xác định?

- Diện tích rộng gần 15000 km2 ( chiếm 4,5% diện tích toàn quốc) và dân số đông 18,2 triệu người ( chiếm 21,6% dân số cả nước).

  - Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ( đầu tư), giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (K/sản, thủy nhiệt điện), Bắc Trung Bộ và giáp vịnh bắc bộ ( kinh tế biển).

- Tài nguyên thiên nhiên:

    + Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ chiếm 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

    + Tài nguyên nước: phong phú ( nước mặt, nước dưới đất, nước nóng , nước khoáng)

    + Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thủy hải sản.

    + Khí hậu: Mùa đông lạnh, phát triển cây trồng cận nhiệt.

     + Khoáng sản : đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.

 - Điều kiện kinh tế- xã hội:

     + Dân cư, lao động : nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

     + Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

     + Cơ sở vật chất- kỹ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống. Các thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

     + Thị trường : thu hút vốn.

2. Dựa vào bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ , vùng Tây Nguyên của Atlat địa lý Việt Nam, cho biết các loại cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Nêu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của sản xuất cây công nghiệp của vùng này?

  - Các loại cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên :

       +Cà phê: Là cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đăk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất
       +Chè: Đuợc trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao như Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè nhiều nhất nước.
       +Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, cao su được trồng nhiều ở Gia Lai và Đắk Lắk.
       + Các cây khác: hồ tiêu, điều.

  - Nêu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của sản xuất cây công nghiệp của vùng:

     + Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi.
    + Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên.
    + Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.

     + Đẩy mạnh hợp tác nội vùng và hợp tác liên vùng. Các tỉnh trong vùng cần hợp tác xúc tiến đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường, tránh tình trạng thừa nhà máy nhưng thiếu nguyên liệu như cây bông vải hiện nay.

      + Cán bộ có trình độ khoa học, kỹ thuật cần được thu hút về công tác lâu dài với những chính sách ưu đãi nhằm cải thiện nhanh chóng trình độ nguồn nhân lực.

 

Nhận Đáp án đề thi tốt nghiệp môn Địa lý hệ GDTX năm 2013

Soạn tin: DATB(dấu cách)Dia1 gửi  8712

Đáp án nhanh nhất, chính xác nhất. Gửi trực tiếp về điện thoại của bạn khi có đáp án.


Theo thethaohangngay

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

2 bình luận: Đã có đáp án đề thi tốt nghiệp môn địa hệ GDTX năm 2013

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH