Đại học Ngoại Thương tuyển sinh sau đại học năm 2015

Trường Đại học Ngoại thương thông báo tuyển sinh sau đại học năm 2015 như sau:

I. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo thạc sĩ: Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo. Đồng thời nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá của người học cũng như khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt động kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng và pháp luật, đặc biệt trong phạm vi quốc tế.

Đào tạo tiến sĩ: Đào tạo những người có trình độ chuyên môn cao về học thuật, về kiến thức thực tiễn, có tư duy khoa học cao, có khả năng độc lập và sáng tạo trong nghiên cứu - giảng dạy về lĩnh vực kinh tế và quản lý thuộc chuyên ngành đào tạo.

II. Chuyên ngành tuyển sinh

1. Đào tạo trình độ thạc sĩ các chuyên ngành

-  Kinh tế quốc tế (KTQT), mã số: 60310106

-  Quản trị kinh doanh (QTKD), mã số: 60340102

-  Kinh doanh thương mại (KDTM), mã số: 60340121

-  Tài chính - Ngân hàng (TC-NH), mã số: 60340201

-  Chính sách và Luật thương mại quốc tế (CS&LTMQT)

2. Đào tạo trình độ tiến sĩ các chuyên ngành

-  Kinh tế quốc tế (KTQT), mã số: 62310106

-  Quản trị kinh doanh (QTKD), mã số: 62340102

III. Hình thức và thời gian đào tạo

1. Đào tạo trình độ thạc sĩ

a) Đối với chuyên ngành KTQT, QTKD, KDTM, TC-NH

- Hình thức đào tạo không tập trung: Thời gian đào tạo là 2 năm, học buổi tối.

- Hình thức đào tạo tập trung: Thời gian đào tạo là 1,5 năm, học vào ban ngày. (Lưu ý: Hình thức đào tạo tập trung được tổ chức nếu số lượng học viên trúng tuyển đủ lớp học, trường hợp không đủ lớp học, các học viên trúng tuyển theo hình thức đào tạo tập trung sẽ chuyển sang đào tạo theo hình thức không tập trung).

b) Đối với chuyên ngành CS&LTMQT

Hình thức đào tạo tập trung, thời gian đào tạo là 1,5 năm, học buổi tối kết hợp các ngày thứ bảy và chủ nhật.

2. Đào tạo trình độ tiến sĩ

a) Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục.

b) Trường hợp nghiên cứu sinh không theo học tập trung được thì nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học và nghiên cứu như quy định tại mục 2.a phần III của Thông báo này, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Trường để thực hiện đề tài nghiên cứu.

IV. Hình thức tuyển sinh

1. Đối với đào tạo trình độ thạc sĩ

a) Chuyên ngành KTQT, KDTM, TC-NH

Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ thông qua hình thức thi tuyển, thí sinh sẽ tham gia các môn thi tuyển sinh:

-  Môn ngoại ngữ:   Tiếng Anh

-  Môn cơ bản:        Toán kinh tế (gồm: Xác suất thống kê và Toán cơ sở)

-  Môn cơ sở:           Kinh tế học (gồm: Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô)

b) Chuyên ngành QTKD

Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ thông qua thi tuyển, thí sinh sẽ tham gia các môn thi tuyển sinh:

-  Môn ngoại ngữ:   Tiếng Anh

-  Môn cơ bản:         Toán kinh tế (gồm: Xác suất thống kê và Toán cơ sở)

-  Môn cơ sở:           Quản trị học

c) Chuyên ngành CS & LTMQT

-  Môn ngoại ngữ:   Tiếng Anh

-  Môn cơ bản:          Pháp luật đại cương

-  Môn thi cơ sở:      Kinh tế học (gồm: Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô).

2. Đào tạo tiến sĩ: Tuyển sinh nghiên cứu sinh thông qua hình thức xét tuyển.

V. Điều kiện dự thi, dự tuyển

1. Thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế cần thỏa mãn một trong các điều kiện như sau:

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm chuyên ngành, ngành: Kinh tế đối ngoại và Kinh tế quốc tế;

- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các ngành, nhóm ngành: Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Kinh tế xây dựng, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Kinh tế công nghiệp, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế vận tải, Kinh tế gia đình, Quan hệ quốc tế,... và đã học bổ sung kiến thức các môn học ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương;

- Đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành, nhóm ngành: Luật quốc tế, Luật kinh tế, Toán ứng dụng, và Thống kê, có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các môn học ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương.

2. Thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh cần thỏa mãn một trong các điều kiện như sau:

Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương;

- Đã tốt nghiệp đại học các ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các chuyên ngành, ngành sau: Kinh tế học, Kinh tế Đối ngoại, Kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị-Quản lý, Kinh doanh và Quản lý,...  và đã học bổ sung kiến thức các môn học chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương;

- Đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành, nhóm ngành sau: Ngôn ngữ (kinh tế hoặc thương mại), Quản lý giáo dục, Quan hệ quốc tế, Quản lý văn hoá, Luật, Truyền thông đại chúng, Công nghệ chế biến, Tổ chức quản lý dược, máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Toán và thống kê, Khoa học tự nhiên, Kiến trúc và Xây dựng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Môi trường và bảo vệ môi trường, Thú y, Dịch vụ vận tải,... có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các môn học chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương.

3. Thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh thương mại cần thỏa mãn một trong các điều kiện như sau:

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các chuyên ngành, ngành: Kinh doanh quốc tế, Thương mại, Thương mại quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh thương mại;

- Đã tốt nghiệp đại học các ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các ngành, nhóm ngành sau: Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Marketing, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý nguồn nhân lực, Quan hệ quốc tế,... và đã học bổ sung kiến thức các môn học ngành Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương;

- Đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành, nhóm ngành sau: Ngôn ngữ (kinh tế hoặc thương mại), Máy tính và công nghệ thông tin, Sản xuất và chế biến, Công nghệ kỹ thuật, Toán và thống kê, Khoa học tự nhiên, Kiến trúc và Xây dựng, Nông nghiệp, lâm nghiệp và Thủy sản, Thú y, Môi trường và Bảo vệ môi trường, Dịch vụ vận tải,... có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các môn học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương.

4. Thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng cần thỏa mãn một trong các điều kiện như sau:

Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các chuyên ngành, ngành: Tài chính - Ngân hàng, Ngân hàng, Tài chính, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Phân tích và Đầu tư Tài chính, Đầu tư, Đầu tư quốc tế, Đầu tư chứng khoán, Bảo hiểm, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm...;

- Đã tốt nghiệp đại học các ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các ngành, nhóm ngành sau: Kinh tế học, Kinh tế Đối ngoại, Kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị-Quản lý, Kinh doanh và Quản lý,... đã học bổ sung kiến thức các môn học ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Ngoại thương;

- Đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành, nhóm ngành sau: Ngôn ngữ (kinh tế và thương mại), Khoa học chính trị; Xã hội học và nhân học; Tâm lý học; Luật (luật kinh tế…); Khoa học giáo dục (quản lý giáo dục…); quản lý văn hóa; quản lý thể dục, thể thao…; Quản lý công nghiệp; Quản lý xây dựng; Quản lý bệnh viện; Máy tính và công nghệ thông tin, Sản xuất và chế biến, Công nghệ kỹ thuật, Toán và thống kê, Khoa học tự nhiên, Kiến trúc và Xây dựng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Thú y, Môi trường và Bảo vệ môi trường, Dịch vụ vận tải,... có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các môn học ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Ngoại thương.

5. Điều kiện dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Chính sách và Luật thương mại quốc tế (CS&LTMQT)

a) Điều kiện văn bằng: Thí sinh dự tuyển đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Chính sách và Luật thương mại quốc tế cần có bằng tốt nghiệp đại học thuộc các ngành luật, ngành kinh tế học, nhóm ngành kinh doanh và quản lý, ngoại ngữ kinh tế, thương mại.

b) Điều kiện về ngoại ngữ: Người dự tuyển phải có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể đọc tài liệu học tập và nghe nói trực tiếp trên lớp bằng tiếng Anh.

c) Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh: 40 chỉ tiêu

Lưu ý: Ngôn ngữ giảng dạy, học tập và viết luận văn thạc sĩ của chương trình Chính sách và Luật thương mại quốc tế là tiếng Anh. Giảng viên của chương trình là các giảng viên của WTI (chiếm khoảng 50% thời lượng) và các giảng viên của Trường Đại học Ngoại thương (chiếm khoảng 50% thời lượng) phối hợp thực hiện.

6. Điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế và Quản trị kinh doanh cần thỏa mãn các điều kiện sau:

* Đối với chuyên ngành KTQT

Người dự tuyển cần có một trong các điều kiện về văn bằng như sau:

- Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành Kinh tế quốc tế (bao gồm cả chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Chính sách và Luật thương mại quốc tế); hoặc có bằng thạc sĩ thuộc những ngành sau: Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị- Quản lý. Đối với các trường hợp có bằng thạc sĩ chuyên ngành tương tự ở nước ngoài nhưng không được quy định trong danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điều kiện hợp lệ về văn bằng của người dự tuyển sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định.

- Trong trường hợp bằng thạc sĩ thuộc các ngành sau: Khoa học chính trị, xã hội học và nhân học, Luật (chuyên ngành Luật kinh tế, Luật quốc tế) thì học viên phải học chuyển đổi các môn học của chương trình thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế.

- Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên ngành Kinh tế học, Kinh tế quốc tế. Trong trường hợp này, người dự tuyển phải có 2 công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành (thuộc danh mục mà Hội đồng chức danh giáo sư ngành Kinh tế hoặc ngành có liên quan công bố cùng thời điểm) hoặc kỷ yếu hội thảo cấp trường trở lên (được xuất bản và lưu chiểu) có nội dung cập nhật liên quan và phù hợp với mục tiêu của đề tài luận án tiến sĩ. Khi trúng tuyển, NCS sẽ phải hoàn thành các học phần của bậc học thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế.

Lưu ý: Căn cứ vào Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12/10/2012, các ứng viên xét tuyển chương trình tiến sĩ vào chuyên ngành Kinh tế quốc tế được xét tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ theo Đề án 911 tại Trường Đại học Ngoại thương.

* Đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh

a) Người dự tuyển cần có một trong các điều kiện về văn bằng như sau:

-  Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành Quản trị kinh doanh; hoặc có bằng thạc sĩ ngành Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị - Quản lý. Đối với các trường hợp có bằng thạc sĩ chuyên ngành tương tự ở nước ngoài nhưng không được quy định trong danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điều kiện hợp lệ về văn bằng của người dự tuyển sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định.

-   Trong trường hợp bằng thạc sĩ thuộc ngành Kinh tế học, Luật ( Luật Kinh tế) thì học viên phải học chuyển đổi các môn học của chương trình thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

-   Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên thuộc ngành Kinh doanh. Trong trường hợp này, người dự tuyển phải có 2 công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành (thuộc danh mục mà Hội đồng chức danh giáo sư Ngành Kinh tế hoặc ngành có liên quan công bố cùng thời điểm) hoặc kỷ yếu hội thảo cấp trường trở lên (được xuất bản và lưu chiểu) có nội dung cập nhật liên quan và phù hợp với mục tiêu của đề tài luận án tiến sĩ. Khi trúng tuyển, NCS sẽ phải hoàn thành các học phần của bậc học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

-  Điều kiện thâm niên công tác: người dự tuyển cần có ít nhất một năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng kí dự tuyển (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày xét hồ sơ).

b) Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.

c) Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh.

Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển.

d) Về trình độ ngoại ngữ: người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây:

- Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1;

Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 khung Châu Âu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Tiếng Anh

Cấp độ (CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

BEC

BULATS

B1

4.5

450   ITP 133   CBT   45   iBT

450

Preliminary PET

Business Preliminary

40

(Chứng chỉ Tiếng Anh IELTS do Bristish Council, IDP Australia và University of Cambrige cấp; Chứng chỉ Tiếng Anh TOEFL ITP, TOEFL CBT, TOEFL iBT, chứng chỉ Tiếng anh TOEIC do các trung tâm IIG, IIE hoặc các trung tâm do ETS ủy quyền; các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được).

Một số tiếng khác

Cấp độ (CEFR)

tiếng Nga

tiếng Pháp

tiếng Đức

tiếng Trung

tiếng Nhật

B1

TRKI 1

DELF B1

TCF niveau 3

B1

ZD

HSK        cấp độ 3

JLPT

N4

- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài;

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.

e) Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường nơi sinh viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

f) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).

Lưu ý về văn bằng của các thí sinh dự thi cao học, dự tuyển nghiên cứu sinh:

Đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ do trường đại học nước ngoài cấp, bằng tốt nghiệp đại học các chương trình liên kết của trường đại học Việt Nam với nước ngoài phải có văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng trước khi dự thi sau đại học theo quy định tại Thông tư số 77-2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của cơ sở Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và Công văn số 191/BGDĐT- GDĐH ngày 8/1/2013 về việc xác nhận văn bằng tốt nghiệp ở nước ngoài.

VI. Điều kiện miễn thi ngoại ngữ đối với thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ

1. Thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Tài chính – Ngân hàng, thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ sau, trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.

Tiếng Anh

Cấp độ (CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

BEC

BULATS

Khung Châu Âu

3/6 (Khung VN)

4.5

450   PBT 133   CBT   45   iBT

450

Preliminary PET

Business Preliminary

40

B1

(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được)

Một số tiếng khác

Cấp độ (CEFR)

tiếng Nga

tiếng Pháp

tiếng Đức

tiếng Trung

tiếng  Nhật

3/6 (Khung VN)

TRKI 1

DELF B1

TCF niveau 3

B1

ZD

HSK        cấp độ 3

JLPT  N4

2. Thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Chính sách và Luật thương mại quốc tế được miễn thi môn ngoại ngữ nếu thuộc một trong các trường hợp được qui định tại Mục 1 nêu trên sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh.

VII. Đối tượng và chính sách ưu tiên tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ

1. Đối tượng ưu tiên

a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc  điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;

c) Con liệt sĩ;

d) Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;

đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a, Khoản này;

e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

2. Mức ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Khoản 1 Điều này (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Quy chế này và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn Toán kinh tế đối với chuyên ngành KTQT, QTKD, TCNH, KDTM và môn Kinh tế học đối với chuyên ngành CS&LTMQT.

VIII. Đề cương hướng dẫn ôn tập (Xem đề cương đính kèm).

IX. Hồ sơ tuyển sinh cao học và dự tuyển NCS

Thí sinh tự tải hồ sơ trên trang điện tử của Trường (Mẫu 1: Dành cho thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ, Mẫu 2: Dành cho thí sinh dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ).

X. Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến): Tổng chỉ tiêu cao học: 350, Cơ sở Hà Nội: 300 (thi tháng 5/2015), Cơ sở TP.HCM: 50 (dự kiến thi tháng 8/2015); Chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại cơ sở Hà Nội dự kiến như sau:

Chuyên ngành/Trình độ đào tạo

Thạc sĩ

Tiến sĩ

KTQT

50

13

QTKD

80

12

TCNH

80

0

KDTM

40

0

CS&LTMQT

40

0

XI. Thời gian nhận hồ sơ và thi tuyển sinh

1. Thời gian nhận hồ sơ:

Từ ngày 04/03/2015 đến hết ngày 26/03/2015, sáng từ 8h00 -11h00, chiều từ 13h30 – 16h00 (trừ các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần và các ngày nghỉ Lễ, Tết).

2. Thời gian làm thủ tục dự thi, thi tuyển sinh:

- Thời gian dự kiến làm thủ tục dự thi cao học và NCS: 14h00, thứ sáu ngày 15 tháng 05 năm 2015.

- Thời gian dự kiến thi cao học: Ngày 16 và 17 tháng 05 năm 2015.

- Thời gian dự kiến xét tuyển NCS: Ngày 18 tháng 05 năm 2015.

XII. Thời gian công bố kết quả, khai giảng khóa học

- Kết quả thi tuyển sẽ được công bố sau 60 ngày, tính từ ngày thi môn cuối

- Thời gian khai giảng khóa học: dự kiến tháng 8 năm 2015

XIII. Liên hệ

-  Khoa Sau đại học, Trường Đại học Ngoại thương, Tầng 9 nhà A – Số 91 - Phố Chùa Láng – Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội.

-  Điện thoại: Dai hoc Ngoai Thuong tuyen sinh sau dai hoc nam 201504 32595158 số máy lẻ liên quan đến thông tin dự thi cao học (215, 217, 219), liên quan đến thông tin xét tuyển NCS (216).

-  Website (Trường Đại học Ngoại thương): http://www.ftu.edu.vn, hoặc Website (Khoa Sau đại học): http://sdh.ftu.edu.vn ./.

Theo thethaohangngay

Viết bình luận: Đại học Ngoại Thương tuyển sinh sau đại học năm 2015

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247