Học viện ngân hàng tuyển sinh thạc sĩ đợt 1 năm 2015

Học viện ngân hàng thông báo tuyển sinh cao học năm 2015 đợt 1 cho 2 chuyên ngành tài chính ngân hàng, kế toán cụ thể như sau:

I. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

1. Mục tiêu đào tạo: Giúp học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành đào tạo.

2. Chuyên ngành đào tạo

2.1. Chuyên ngành: Tài chính- ngân hàng; Mã số: 60340201

2.2. Chuyên ngành: Kế toán; Mã số: 60340301

3. Hình thức và thời gian đào tạo: Đào tạo không tập trung; Thời gian đào tạo 2 năm. Tổ chức lớp học trong giờ và lớp thứ 7, chủ nhật.

4. Điều kiện dự thi: Người dự thi phải có các điều kiện sau đây:

4.1. Điều kiện văn bằng

a. Đã tốt nghiệp đại học đúng ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi.

b. Người có bằng tốt nghiệp đại học gần với ngành, chuyên ngành dự thi phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi (Có Danh mục ngành đúng, ngành gần, ngành khác được dự thi theo từng ngành, chuyên ngành đào tạo kèm theo).

c. Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

4.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn

Đối tượng tuyển sinh có bằng đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành dự thi được thi ngay sau khi tốt nghiệp.

Đối tượng có bằng đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành dự thi phải tích lũy kinh nghiệm thực tiễn tối thiểu 01 năm trước khi đăng ký dự thi.

4.3. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

4.4. Có đủ sức khoẻ để học tập.

4.5. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện Ngân hàng.

5. Nội dung thi tuyển: 3 môn

5.1. Môn thi chung

- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh (Dạng thức tương đương cấp độ B1 của khung châu Âu, bỏ phần thi nghe và nói);

- Môn cơ bản: Toán kinh tế;

5.2. Môn thi theo chuyên ngành đào tạo (môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo)

- Môn kiến thức chung về Tài chính- Ngân hàng (Đối với thí sinh dự thi đào tạo chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng);

- Môn kiến thức chung về Kế toán (Đối với thí sinh dự thi đào tạo chuyên ngành Kế toán).

6. Miễn thi môn Anh văn

Thí sinh được miễn thi môn Anh văn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a. Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

b. Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

d. Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT- BGDĐT ngày 15/5/2014  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.

7. Đối tượng và chính sách ưu tiên

7.1. Đối tượng

a. Người có thời gian công tác 2 năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;

b. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

c. Con liệt sĩ;

d. Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

đ. Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a, Khoản này.

e. Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

Các đối tượng ưu tiên theo Điểm a phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

7.2. Chính sách ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định trên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định tại mục 6 thông báo này và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn Toán kinh tế.

8. Thời gian công bố kết quả tuyển sinh, khai giảng khóa học và thời gian đào tạo

- Thời gian công bố kết quả tuyển sinh: Trước 30/07/2015;

- Khai giảng khóa học: Trước 30/8/2015;

II. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

1. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo trình độ tiến sĩ là đào tạo những nhà khoa học, có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

2. Chuyên ngành đào tạo: Tài chính- ngân hàng; Mã số: 62.34.02.01

3. Hình thức và thời gian đào tạo

Hình thức đào tạo tập trung: Thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm; đối với người có bằng đại học là 4 năm.

Hình thức đào tạo không tập trung: Thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 4 năm, đối với người có bằng đại học là 5 năm. Trong đó, có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Học viện Ngân hàng để thực hiện đề tài nghiên cứu.

4. Điều kiện dự tuyển: Người dự tuyển phải có các điều kiện sau đây:

4.1. Điều kiện văn bằng 

a. Có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành và đã có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học trong nước trước khi nộp hồ sơ dự thi.

b. Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đúng hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi phải có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

c. Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đúng ngành loại khá trở lên phải dự thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ của Học viện Ngân hàng và đạt điểm trúng tuyển, có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

Nội dung bài báo phải phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự thi.

4.2. Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.

4.3. Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh. Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:

a. Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;

b. Năng lực hoạt động chuyên môn;

c. Phương pháp làm việc;

d. Khả năng nghiên cứu;

đ. Khả năng làm việc theo nhóm;

e. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;

g. Triển vọng phát triển về chuyên môn;

h. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

4.4. Điều kiện về ngoại ngữ: Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây:

a. Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ (phụ lục III), trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1 quy định tại Phụ lục IIIa, với dạng thức và yêu cầu đề kiểm tra ngoại ngữ quy định tại Phụ lục IIIb.

Phụ lục III, Phụ lục IIIa, Phụ lục IIIb theo Thông tư số 05/2012/TT- BGD ĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo;

b. Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài;

c. Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.

4.5. Về kinh nghiệm công tác

a. Đối với người có bằng Thạc sĩ: Được đăng ký dự tuyển ngay sau khi có quyết định công nhận tốt nghiệp nếu có kết quả bảo vệ luận văn đạt loại giỏi trở lên; Phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự tuyển (tính từ khi có quyết định công nhận tốt nghiệp) nếu có kết quả bảo vệ luận văn đạt loại trung bình hoặc loại khá;

b. Đối với người chưa có bằng Thạc sĩ: Có bằng đại học loại giỏi đúng chuyên ngành được tham dự tuyển ngay sau khi có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học; Trường hợp còn lại phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự tuyển, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học;

4.6. Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường nơi sinh viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

4.7.Camkết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).

4.8. Có đủ sức khoẻ để học tập.

4.9.  Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện Ngân hàng.

5. Cách thức xét tuyển

Đánh giá thí sinh dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ theo thang điểm 100 với 3 nội dung như sau:

- Đánh giá bài luận: Điểm tối đa 20 điểm;

- Đánh giá đề cương và các bài báo khoa học: Điểm tối đa 60 điểm;

- Đánh giá các tiêu chí khác (Tính nghiêm túc, khả năng trí tuệ, tính sáng tạo…): Điểm tối đa 20 điểm.

III. CÁC THÔNG TIN KHÁC

1. Chỉ tiêu tuyển sinh: Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng: 150; Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán: 50; Tiến sĩ: 15

2. Hồ sơ dự thi

2.1. Thời gian, địa điểm phát hành hồ sơ: Từ 05/02/2015 đến 03/4/2015 tại văn phòng khoa Sau đại học- Phòng 307- Tầng 3- Trụ sở Học viện Ngân hàng.

2.2. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính từ 10/4/2015 đến 24/4/2015. Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng F104- Học viện Ngân hàng. Không trả lại hồ sơ khi đã nộp.

2.3. Thí sinh dự tuyển NCS nộp 2 bộ hồ sơ; Thí sinh thi Cao học nộp1 bộ hồ sơ.  

2.4. Danh mục giấy tờ cần nộp trong hồ sơ ghi trên bìa túi hồ sơ.

3. Hệ thống ôn tập

- Thời gian: Từ ngày 31/1/2015 đến ngày 31/5/2015.

- Đơn vị tổ chức: Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng- Học viện Ngân hàng; Địa chỉ liên hệ: Phòng 101- Nhà ngân hàng thực hành– Trụ sở chính Học viện Ngân hàng; Điện thoại: (04)35726385; hoặc (04)35725645.

4. Thời gian tuyển sinh: Ngày 05, 06, 07 tháng 6 năm 2015 tại Học viện Ngân hàng- 12 Chùa Bộc- Đống Đa- Hà Nội.

5. Lệ phí đăng ký dự thi

Lệ phí đăng ký dự thi, lệ phí thi, lệ phí ôn tập và kinh phí đào tạo theo qui định của cơ sở đào tạo.

6. Thí sinh cần hỏi thêm thông tin xin liên hệ: Khoa Sau đại học - Phòng 307-Tầng 3- Nhà hiệu bộ- Học viện Ngân hàng, số 12 Đường Chùa Bộc - Đống Đa- Hà Nội. Điện thoại: (04)3.8529698.

Theo thethaohangngay

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Học viện ngân hàng tuyển sinh thạc sĩ đợt 1 năm 2015

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247